Bản tin thời sự sáng 5/10

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu test nhanh Covid-19, vật tư chống dịch; TP.HCM và nhiều tỉnh đồng ý mở lại đường bay nội địa; dự kiến từ 7/10, đường sắt mở lại các tuyến tàu khách; trạm thu phí cao tốc TP.HCM - Long Thành hoạt động trở lại từ 0h ngày 5/10…

Thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu test nhanh Covid-19, vật tư chống dịch

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các tỉnh thành giao thanh tra thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, thanh kiểm tra đột xuất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu test nhanh Covid-19, vật tư chống dịch, sinh phẩm, test PCR...

Thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu test nhanh Covid-19, vật tư chống dịch

Thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu test nhanh Covid-19, vật tư chống dịch

Liên quan đến vấn đề giá test nhanh, PCR, vật tư xét nghiệm, chống dịch, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã có văn bản gửi các bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh thành, đề nghị các tỉnh thành giao thanh tra thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, thanh kiểm tra đột xuất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu test nhanh Covid-19, vật tư chống dịch, sinh phẩm, test PCR...

Bộ Y tế cũng đề nghị các tỉnh thành rà soát quy trình, thủ tục mua sắm, chất lượng, giá, tư cách pháp nhân... theo đúng quy định của pháp luật, tập trung vào giá xét nghiệm, giá dịch vụ xét nghiệm đang thực hiện tại các công ty, doanh nghiệp, bao gồm cả test xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm sinh học phân tử RT-PCR.

Theo Bộ Y tế, qua phản ánh của phương tiện truyền thông và phản ánh của người dân về giá mua bán các loại test nhanh xét nghiệm, test PCR và giá dịch vụ xét nghiệm không thống nhất, nhiều nơi thu rất cao.

Trong thời gian chống dịch vừa qua, chưa có thống kê về số lượng test các loại sử dụng, nhưng ước tính có thể lên tới hàng trăm triệu test.

Bộ Y tế cho biết hiện đã cấp phép cho 97 loại test Covid-19 các loại, trong đó riêng test nhanh giá công bố từ 78.000 - 200.000 đồng/test, giá trúng thầu hay gặp tại các bệnh viện, tỉnh thành là 135.000 đồng/test, giá dịch vụ xét nghiệm dao động nhiều mức, cao nhất lên tới 200.000 - 400.000 đồng/test nhanh.

TP.HCM và nhiều tỉnh đồng ý mở lại đường bay nội địa

TP.HCM, Khánh Hòa, Bình Định, Điện Biên và Phú Yên đồng tình mở lại đường bay nội địa đến các địa phương khác.

TP.HCM và nhiều tỉnh đồng ý mở lại đường bay nội địa

TP.HCM và nhiều tỉnh đồng ý mở lại đường bay nội địa

Cục Hàng không Việt Nam đã nhận được văn bản của lãnh đạo các tỉnh, thành nêu trên về kế hoạch khai thác chuyến bay nội địa đi và đến sân bay trên địa bàn.

Theo đó, lãnh đạo TP.HCM đồng tình với phương án tần suất khai thác bay của Bộ Giao thông vận tải để đảm bảo phòng chống dịch. Ngoài ra, Thành phố cũng ủng hộ việc mở đường bay TP.HCM - Hà Nội để giải quyết một phần nhu cầu đi lại cấp thiết của người dân giữa hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc.

Theo kế hoạch của Cục Hàng không Việt Nam, mỗi ngày, TP.HCM có 132 chuyến khứ hồi trên 18 đường bay đến các địa phương khác; Khánh Hòa 20 chuyến; Điện Biên 2 chuyến; Phú Yên 7 chuyến; Bình Định 11 chuyến.

Tuần trước, Cục Hàng không Việt Nam gửi văn bản lấy ý kiến lãnh đạo các địa phương về kế hoạch khai thác bay trước khi mở lại đường bay nội địa.

Cục đề xuất mở lại các đường bay đi và đến các địa phương gồm: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Nghệ An, Điện Biên, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Đăk Lăk, Gia Lai, Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Kiên Giang, Cà Mau. Tổng số các đường bay nội địa dự kiến khôi phục lại là 385 chuyến bay khứ hồi mỗi ngày.

Dự kiến từ 7/10, đường sắt mở lại các tuyến tàu khách

Cục Đường sắt Việt Nam vừa có văn bản xin ý kiến các địa phương để thống nhất kế hoạch chạy tàu khách trên các tuyến từ ngày 7/10, chuyến đầu tiên dự kiến khai thác là Hà Nội - TP.HCM, đôi tàu SE7/SE8.

Cục Đường sắt Việt Nam đang xin ý kiến các địa phương chạy lại tàu khách từ 7/10

Cục Đường sắt Việt Nam đang xin ý kiến các địa phương chạy lại tàu khách từ 7/10

Theo Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Vũ Quang Khôi, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 nên từ ngày 25/8 ngành đường sắt dừng tổ chức chạy tàu khách thường xuyên trên tuyến Bắc - Nam, chỉ tổ chức chạy các đoàn tàu hàng. Ngành đường sắt chỉ tổ chức chạy tàu khách chuyên biệt theo yêu cầu của các địa phương và khi được các cơ quan chức năng cho phép.

Để từng bước khởi động lại việc tổ chức chạy tàu khách trên các tuyến và thực hiện nghiêm quy định về hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng đường sắt, Cục Đường sắt Việt Nam phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xây dựng kế hoạch tổ chức chạy tàu.

Dự thảo kế hoạch nêu rõ số đôi tàu trên các tuyến từ 7/10, chạy lại tàu khách trên các tuyến Bắc - Nam và các tuyến tàu địa phương. Cụ thể:

Trên tuyến Hà Nội - TP.HCM, giai đoạn một (ngày 7 - 17/10), dự kiến tổ chức chạy lại đôi tàu SE7/SE8 từ ngày 7/10; đôi tàu SE5/SE6 từ ngày 8/10. Giai đoạn hai (ngày 18 - 27/10), dự kiến tổ chức chạy lại đôi tàu SE3/SE4 từ ngày 18/10.

Tuyến Hà Nội - Vinh, từ ngày 8/10, dự kiến tổ chức chạy lại đôi tàu NA1/2.

Tuyến Hà Nội - Hải Phòng, giai đoạn một (ngày 7 - 17/10) dự kiến tổ chức chạy lại đôi tàu LP5/6 từ ngày 8/10. Giai đoạn hai dự kiến tổ chức chạy lại đôi tàu LP3/8 bắt đầu từ 18/10 và tổ chức chạy lại đôi tàu HP2/LP7 vào các ngày cuối tuần.

Dự kiến tổ chức chạy lại đôi tàu SE21/SE22 từ ngày 15/10. Từ ngày 1/11, dự kiến chạy lại đôi tàu SNTT/2 tuyến Nha Trang - Sài Gòn và đôi tàu SPT1/2 tuyến Phan Thiết - Sài Gòn.

4 tuyến xe buýt đầu tiên hoạt động trở lại ở TP.HCM từ ngày 5/10

Tuyến buýt 77, 90, 127 và 128 hoạt động trở lại ở huyện Cần Giờ từ ngày 5/10, tần suất 60 - 90 chuyến mỗi ngày, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, du khách.

4 tuyến xe buýt đầu tiên hoạt động trở lại ở TP.HCM từ ngày 5/10

4 tuyến xe buýt đầu tiên hoạt động trở lại ở TP.HCM từ ngày 5/10

Phó giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM) Lê Hoàn cho biết, các tuyến buýt này chạy trở lại sau khi đơn vị làm việc và được thống nhất từ huyện Cần Giờ. 4 tuyến xe khi hoạt động phải đảm bảo theo các tiêu chí an phòng chống Covid-19 trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn Thành phố.

Trong các tuyến nêu trên, buýt số 90 (phà Bình Khánh - Cần Thạnh), chạy nhiều nhất với 90 chuyến mỗi ngày. Kế đến, tuyến số 127 (An Thới Đông - Ngã ba Bà Xán) và 128 (Tân Điền - An Nghĩa), có 70 chuyến hoạt động. Tuyến buýt số 77 mỗi ngày có 60 chuyến chở khách. Ngoài 4 tuyến này, Trung tâm sẽ căn cứ tình hình phòng chống dịch, nhu cầu đi lại lên kế hoạch cho các tuyến khác.

Cùng với Quận 7 và huyện Củ Chi, Cần Giờ là địa phương kiểm soát được dịch sớm nhất. Nơi này đã triển khai nới lỏng biện pháp phòng chống Covid-19 và cho hoạt động một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, du lịch từ ngày 16/9. Theo Phó chủ tịch UBND huyện Cần Giờ Trương Tiến Triển, các tuyến buýt chạy trở lại góp phần phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn.

TP.HCM hiện có 128 tuyến xe buýt, gồm 91 tuyến trợ giá và 37 tuyến không trợ giá.

Hải Phòng chưa muốn khai thác chuyến bay nội địa

Sau Hà Nội, Hải Phòng là địa phương tiếp theo kiến nghị chưa khai thác đường bay nội địa đến địa phương mình.

Hải Phòng chưa muốn khai thác chuyến bay nội địa

Hải Phòng chưa muốn khai thác chuyến bay nội địa

UBND TP. Hải Phòng có văn bản phản hồi kế hoạch tổ chức khai thác các đường bay nội địa của Cục Hàng không Việt Nam.

Văn bản do Phó chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Lê Khắc Nam ký đề nghị Cục Hàng không tạm thời chưa khai thác các đường bay chở hành khách đi/đến Hải Phòng.

Như vậy, sau Hà Nội, Hải Phòng là địa phương tiếp theo kiến nghị chưa khai thác đường bay nội địa đến địa phương mình. Mặc dù chưa sẵn sàng kết nối với các tỉnh bằng đường hàng không, Hải Phòng đang lên kế hoạch tái khởi động du lịch, trong đó có phương án giảm 50% giá vé tham quan danh lam thắng cảnh và trao đổi khách với Quảng Ninh.

Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản xin ý kiến các địa phương về kế hoạch khai thác các đường bay nội địa thường lệ, dự kiến áp dụng từ 5/10. Cục Hàng không đã lên danh sách tần suất cụ thể cho 20 sân bay tại 19 địa phương (riêng Kiên Giang có 2 sân bay).

Theo nội dung đề xuất, Hải Phòng sẽ khôi phục lại 11 chặng bay đến 11 tỉnh thành với tần suất 20 chuyến khứ hồi mỗi ngày. Trong đó, chặng Hải Phòng - TP.HCM đã chiếm 7 chuyến.

Cục Hàng không cho biết, ý kiến của các tỉnh thành sẽ là cơ sở để Cục quyết định việc cấp phép khai thác các đường bay. Do đó, Cục mong sớm nhận được ý kiến phản hồi từ các địa phương.

Trạm thu phí cao tốc TP.HCM - Long Thành hoạt động trở lại từ 0h ngày 5/10

Sau trạm Long Phước, điểm thu phí trên Quốc lộ 51 của cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hoạt động trở lại từ 0h ngày 5/10, sau khi địa phương nới lỏng giãn cách.

Trạm thu phí cao tốc TP.HCM - Long Thành hoạt động trở lại từ 0h ngày 5/10

Trạm thu phí cao tốc TP.HCM - Long Thành hoạt động trở lại từ 0h ngày 5/10

Thông tin được Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VECE) - đơn vị quản lý cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây cho biết. Trạm thu phí Quốc lộ 51 của cao tốc đặt tại huyện Long Thành (Đồng Nai) là một trong ba điểm thu phí của cao tốc được vận hành trở lại sau hơn 2 tháng tạm dừng để phòng chống Covid-19.

Trước đó, trạm thu phí Long Phước ở TP. Thủ Đức hoạt động lại ngày 1/10, khi TP.HCM bắt đầu nới lỏng giãn cách. Riêng trạm Dầu Giây ở xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, Đồng Nai thu phí trở lại từ ngày 20/9 đến ngày 2/10 tiếp tục tạm ngưng theo yêu cầu phòng chống dịch tại địa phương. Hiện, các trạm thu phí được hoạt động vẫn duy trì đội kiểm tra liên ngành để kiểm soát Covid-19.

Từ ngày 20/7, khi TP.HCM, Đồng Nai và 17 tỉnh thành phía Nam giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây tạm dừng toàn bộ việc thu phí để hỗ trợ công tác phòng chống dịch.

Chuyên đề