Bản tin thời sự sáng 24/8

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là sáng ngày 24/8, sáng ngày thứ tư liên tiếp không có ca mắc mới Covid-19; ngày 24/8, tổ chức trực tuyến Hội nghị cấp cao Hợp tác sông Mekong - Lan Thương lần thứ 3; Đà Nẵng xin ý kiến Bộ GD&ĐT về ngày thi tốt nghiệp THPT đợt 2...

Sáng ngày 24/8, sáng ngày thứ tư liên tiếp không có ca mắc mới Covid-19

Sáng ngày 24/4, Bộ Y tế cho biết, không ghi nhận ca mắc mới Covid-19. Đây là sáng ngày thứ 4 liên tiếp không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới. Việt Nam vẫn có 1016 bệnh nhân.

Sáng ngày thứ 4 liên tiếp không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới

Sáng ngày thứ 4 liên tiếp không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới

Tính đến 6h ngày 24/8, Việt Nam có tổng cộng 674 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó, số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 534 ca. Tính từ 18h ngày 23/8 đến 6h ngày 24/8, không ghi nhận ca mắc mới.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 70.620 người. Trong đó, 1.992 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 18.776 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 59.852 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Đến thời điểm này có 568/1016 bệnh nhân Covid-19 ở nước ta được công bố khỏi bệnh.

Tính đến sáng ngày 24/8, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 39 ca; số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2 là 49 ca, số ca âm tính lần 3 là 28 ca. Đến nay, VIệt Nam đã có 27 ca tử vong.

Ngày 24/8, tổ chức trực tuyến Hội nghị cấp cao Hợp tác sông Mekong - Lan Thương lần thứ 3

Hội nghị cấp cao Hợp tác sông Mekong - Lan Thương lần thứ 3 sẽ diễn ra vào ngày 24/8/2020. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị.

Hội nghị cấp cao Hợp tác sông Mekong - Lan Thương lần thứ 3 sẽ diễn ra vào ngày 24/8/2020 dưới sự đồng chủ trì của Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Tham gia Hội nghị còn có Lãnh đạo Cấp cao Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Trung Quốc.

Hợp tác Mekong - Lan Thương (MLC) với sự tham gia của sáu nước ven sông gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Trung Quốc là ý tưởng được Thái Lan đề xuất lần đầu tiên vào năm 2012. Tại Hội nghị Cấp cao (HNCC) ASEAN - Trung Quốc tháng 11/2014, Thủ tướng Trung Quốc đã bày tỏ ủng hộ sáng kiến của Thái Lan và sẵn sàng xem xét việc thành lập cơ chế Đối thoại và Hợp tác Lan Thương - Mekong.

Trong năm 2020, Việt Nam cũng đã tham gia tích cực các hoạt động của hợp tác MLC, cụ thể: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Tuần lễ MLC lần thứ ba năm 2020 tại Hà Nội; 4 dự án của Việt Nam đăng ký sử dụng Quỹ đặc biệt MLC năm 2019 đã được chấp nhận; Việt Nam cũng đã đăng ký thêm 5 dự án của các địa phương Việt Nam sử dụng Quỹ đặc biệt MLC năm 2021; Tích cực trao đổi các văn kiện, kế hoạch hành động của các Nhóm công tác MLC về kết nối, hợp tác kinh tế qua biên giới, hợp tác năng lực sản xuất, nguồn nước; tham gia họp Nhóm công tác Ngoại giao, tham gia

Đà Nẵng xin ý kiến Bộ GD&ĐT về ngày thi tốt nghiệp THPT đợt 2

Ngày 23/8, Đà Nẵng vừa có văn bản chính thức xin ý kiến của Bộ Giáo dục - Đào tạo về đề xuất ngày thi tốt nghiệp THPT đợt 2 trong khoảng từ ngày 2 - 5/9.

Cùng với đề xuất ngày thi trong khoảng từ ngày 2 - 5/9, Đà Nẵng thông tin có thể xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ thí sinh trước ngày thi

Cùng với đề xuất ngày thi trong khoảng từ ngày 2 - 5/9, Đà Nẵng thông tin có thể xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ thí sinh trước ngày thi

Cụ thể, văn bản của chính quyền TP. Đà Nẵng gửi Bộ GD&ĐT do ông Lê Trung Chinh - Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng ký có nội dung: tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 1, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, TP Đà Nẵng đã không thể tổ chúc kỳ thi tốt nghiệp THPT cùng với cả nước.

Căn cứ Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và tình hình dịch bệnh Covid-19 tại thành phố Đà Nẵng, UBND TP. Đà Nẵng đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tại TP. Đà Nẵng chung với các tỉnh, thành phố khác có thí sinh chưa tham gia kỳ thi đợt 1 trong khoảng từ ngày 2 - 5/9 tới.

Đồng thời, UBND TP. Đà Nẵng sẽ thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT về công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Được biết, năm nay, tại Đà Nẵng, có gần 11 nghìn thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Theo tính toán, tổng số cán bộ coi thi, thí sinh dự thi... có thể được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 trước ngày thi là khoảng 14 nghìn người.

Hà Nội đề xuất sửa chữa cầu Chương Dương

Nhằm kéo dài thời gian sử dụng cầu và bảo đảm an toàn giao thông, Ban Duy tu thuộc Sở Giao thông vận tải Hà Nội kiến nghị sửa chữa cầu Chương Dương.

Hà Nội đề xuất sửa chữa cầu Chương Dương

Hà Nội đề xuất sửa chữa cầu Chương Dương

Ngày 23/8, theo Ban Duy tu các công trình giao thông (Sở Giao thông vận tải Hà Nội), sau 35 năm đưa vào sử dụng, nhiều bộ phận, kết cấu của cầu Chương Dương đã bị hư hỏng, xuống cấp.

Lớp bê tông nhựa phần mặt cầu chính bị nứt vỡ, tập trung chủ yếu ở các vị trí trên dầm ngang cầu và khe nối của các bản bê tông lắp ghép gây thấm nước; phần kết cấu thép thuộc phần trên của cầu đã xuất hiện dấu hiệu xuống cấp.

Ngoài ra, trên cầu hiện còn một số khe co giãn cũ và lan can cầu có chiều cao thấp (chỉ cao 1,1m tính từ mặt cầu), gờ bê tông nhỏ gây tâm lý không an toàn cho người tham gia giao thông.

Ban Duy tu các công trình giao thông cho rằng, những hư hỏng trên chưa gây ra vấn đề nghiêm trọng về tính ổn định và khả năng chịu lực của cầu, nhưng nếu không có giải pháp cải tạo, sửa chữa, gia cường kịp thời thì trong tương lai gần sẽ đẩy công trình vào giai đoạn xuống cấp nhanh hơn.

Việc cải tạo, sửa chữa kịp thời các hư hỏng của cầu Chương Dương được cho sẽ "giúp cải thiện điều kiện ổn định và chịu lực, giúp kéo dài tuổi thọ cho công trình cũng như bảo đảm an toàn giao thông".

Nếu được UBND TP. Hà Nội chấp thuận, việc sửa chữa cầu Chương Dương sẽ thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2021.

TPHCM: Công nhân Pouyuen nhận 260 tỷ đồng trợ cấp

Gần 2.800 công nhân Công ty Pouyuen đã nhận 260 tỷ đồng trợ cấp nghỉ việc do ảnh hưởng Covid-19 và được giới thiệu việc làm ở Long An, Vũng Tàu.

Công nhân Pouyuen lúc tan ca hồi tháng 4

Công nhân Pouyuen lúc tan ca hồi tháng 4

Ngày 23/8, ông Kim Vĩnh Cường (Phó chủ tịch công đoàn Công ty Pouyuen) cho biết, lao động nhận hỗ trợ cao nhất 320 triệu đồng, thấp nhất là hơn 3 triệu (mới vào làm việc), bình quân mỗi nguời nhận từ 40 - 60 triệu đồng.

Dù được lãnh đạo công ty và UBND quận Bình Tân gửi thư kiến nghị lên Cục thuế TP.HCM nhưng công nhân vẫn bị khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân. Hiện, Công ty tổ chức trả sổ bảo hiểm cho các công nhân này để làm thủ tục đăng ký thất nghiệp.

Để hỗ trợ công nhân có việc làm mới, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM phối hợp với Công ty để giới thiệu họ về làm việc tại Công ty May thêu Thuận Phương (huyện Cần Đước, Long An) và Công ty Nội thất Nitori (thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu). Phía Liên đoàn lao động quận Bình Tân cũng tổ chức tặng mỗi công nhân một phần quà trị giá 300.000 đồng để hỗ trợ lao động vượt qua khó khăn, tìm kiếm việc làm mới.

Công ty Pouyuen thuộc Tập đoàn Pouchen (Đài Loan), hoạt động từ năm 1996 với ngành nghề sản xuất chính là giày thể thao. Hiện, Công ty có khoảng 65.000 lao động và là doanh nghiệp có công nhân đông nhất TP.HCM.

Đồng Tháp: Phà Cao Lãnh ngừng hoạt động

Phà Cao Lãnh kết nối đôi bờ sông Tiền sẽ chấm dứt hoạt động từ 0h ngày 24/8, hoàn thành sứ mệnh gần 100 năm chở khách sang sông.

Hoạt động của phà Cao Lãnh cuối tháng 5/2018

Hoạt động của phà Cao Lãnh cuối tháng 5/2018

Theo ông Võ Trọng Biên, Giám đốc phà Đồng Tháp cho biết, thời gian qua mỗi ngày có khoảng 2.000 lượt xe máy và chưa tới 10 lượt ôtô qua phà Cao Lãnh. Doanh thu từ việc bán vé không đủ bù chi phí hoạt động của bến. Khi phà Cao Lãnh ngừng hoạt động, 3 chiếc phà 40 tấn cùng 24 cán bộ công nhân viên được điều động đến các bến khác ở huyện Hồng Ngự, Lấp Vò.

Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Tháp đang chuẩn bị công tác đấu thầu mở bến đò ngang thay thế phà để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Phà Cao Lãnh hoạt động trên sông Tiền từ khoảng 100 năm trước. Khi cầu Cao Lãnh thông xe (cuối tháng 5/2018), 5 chiếc phà 100 tấn và 2 chiếc 60 tấn cùng khoảng 100 cán bộ công nhân viên phà Cao Lãnh được điều sang các bến khác.

Hơn hai năm qua, bến Cao Lãnh được giữ lại 3 phà để phục vụ đưa người dân, học sinh, sinh viên ở TP. Cao Lãnh và huyện Lấp Vò qua lại sông Tiền hàng ngày, thay vì phải đi vòng lên cầu Cao Lãnh, xa hơn 10 km.

Chuyên đề