Bản tin thời sự sáng 17/8

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là Hà Nội lập 6 tổ liên ngành kiểm soát người ra đường của 12 quận nội thành; TP.HCM chuẩn bị dạy trực tuyến 10 tuần đầu năm học; học sinh Hà Nội trở lại trường sớm nhất ngày 1/9; cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dừng thu phí 2 trạm trên địa bàn giãn cách xã hội; 8,8 tỷ đồng hỗ trợ thử nghiệm vaccine Covivac giai đoạn 1 và 2…

Hà Nội lập 6 tổ liên ngành kiểm soát người ra đường của 12 quận nội thành

Công an TP. Hà Nội lập 6 tổ tuần tra trên các tuyến phố chính của 12 quận nội thành để kiểm tra mục đích ra đường của người dân.

Hà Nội lập 6 tổ liên ngành kiểm soát người ra đường của 12 quận nội thành

Hà Nội lập 6 tổ liên ngành kiểm soát người ra đường của 12 quận nội thành

Đại diện Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP. Hà Nội) cho biết, 6 tổ công tác liên ngành được triển khai từ 15h ngày 16/8. Khung giờ hoạt động mỗi ngày của các tổ sẽ linh hoạt, tùy vào diễn biến giao thông từng tuyến đường.

Tổ tuần tra sẽ xem xét giấy đi đường cấp đúng đối tượng, người ra đường đúng mục đích hay không, qua đó có cơ sở kiến nghị xử lý đơn vị cấp giấy nếu phát hiện vi phạm.

Tổ công tác liên ngành bao gồm cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, công an địa bàn. Hai hình thức hoạt động của các tổ này là cắm chốt và tuần tra lưu động những điểm nóng, đầu mối giao thông, tuyến phố chính tại 12 quận nội thành, gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Long Biên, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Hà Đông.

Hà Nội đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, dự kiến đến 6h ngày 23/8. Chính quyền yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết.

Trước đó, từ ngày 14/7, TP. Hà Nội đã lập 23 chốt kiểm soát tại các cửa ngõ ra vào Thành phố. Nhiều phường, xã cũng đã lập các chốt kiểm dịch để bảo đảm thực hiện giãn cách cũng như giữ vững vùng xanh.

TP.HCM chuẩn bị dạy trực tuyến 10 tuần đầu năm học

Quận, huyện ở TP.HCM đang xây dựng bài học trực tuyến, ghi hình tiết dạy tiểu học trong 10 tuần đầu năm học, chuẩn bị cho tình huống dịch bệnh còn kéo dài.

TP.HCM chuẩn bị dạy trực tuyến 10 tuần đầu năm học

TP.HCM chuẩn bị dạy trực tuyến 10 tuần đầu năm học

Ngày 16/8, các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, TP. Thủ Đức bắt đầu ghi hình tiết học, chuẩn bị cho việc dạy học qua Internet vào giữa tháng 9, theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM. Việc này nhằm xây dựng nguồn tài nguyên dạy học cho giáo viên, hỗ trợ học sinh học và ôn tập trong thời gian nghỉ học phòng, chống Covid-19 và giúp cha mẹ hướng dẫn con học tại nhà.

Mỗi chủ đề, nhóm bài học sẽ được thiết kế dạng một video gồm hình, tiếng, trong đó có bảng biểu, power point, bảng tương tác, tranh ảnh, sơ đồ. Mỗi video dài không quá 15 phút với lớp 1 và 2, không quá 20 phút với lớp 3, 4 và 5.

Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện sẽ chọn giáo viên giỏi, tổ trưởng chuyên môn để xây dựng kế hoạch môn học và ghi hình tiết dạy. Sản phẩm dạy học này sẽ được các trường thông báo cho giáo viên, cha mẹ học sinh biết để sử dụng.

Việc chuẩn bị dạy học trực tuyến áp dụng với tất cả môn học, tập trung cho Toán và Tiếng Việt và khối 1, khối 2. Với môn Tiếng Việt lớp 1, các Phòng Giáo dục và Đào tạo có thể thiết kế thêm một số bài làm quen, môn Tiếng Việt lớp 2 có thêm các bài ôn tập. Ngoài ra, giáo viên lớp 1 được khuyến khích làm các video ngắn hướng dẫn cha mẹ học sinh làm quen, chuẩn bị cho con vào lớp 1.

Năm học 2021 - 2022, TP.HCM dự kiến có 1,71 triệu học sinh. Các quận huyện đang tuyển sinh đầu cấp (lớp 1 và 6). Do Covid-19 phức tạp, TP.HCM đang giãn cách xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố dự kiến khai giảng trực tuyến vào giữa tháng 9, muộn hơn 2 tuần so với kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Học sinh Hà Nội trở lại trường sớm nhất ngày 1/9

Ngày 1/9, học sinh Hà Nội sẽ tựu trường và ngày 5/9 khai giảng năm học 2021 - 2022, theo quyết định của UBND Thành phố chiều 16/8.

Hà Nội quyết định cho học sinh quay lại trường sớm nhất ngày 1/9 và ngày 5/9 khai giảng năm học 2021-2022

Hà Nội quyết định cho học sinh quay lại trường sớm nhất ngày 1/9 và ngày 5/9 khai giảng năm học 2021-2022

Theo khung kế hoạch năm học 2021 - 2022 của UBND TP. Hà Nội, mốc tựu trường, khai giảng trên áp dụng với khoảng 2 triệu học sinh ở cả bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT và giáo dục thường xuyên.

Học kỳ I sẽ kết thúc trước ngày 16/1/2022, kỳ II trước ngày 25/5/2022 và năm học hoàn thành trước ngày 31/5/2022. Trước ngày 30/6/2022, các trường xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS. Với tuyển sinh các lớp đầu cấp, mọi công việc hoàn thành trước ngày 31/7/2022.

Thi tốt nghiệp THPT, thi học sinh giỏi quốc gia và khoa học kỹ thuật cấp quốc gia theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Hà Nội yêu cầu các cấp học, ngành học thực hiện nghiêm túc khung kế hoạch thời gian năm học 2021 - 2022. Trường hợp đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch bệnh hoặc các tình huống bất khả kháng khác, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề xuất để Chủ tịch UBND Thành phố quyết định điều chỉnh khung kế hoạch năm học, thời gian nghỉ học và kéo dài năm học.

UBND TP. Hà Nội chưa quyết định hình thức học tập trong năm học mới, nhưng nhiều khả năng là online do Thành phố vẫn đang giãn cách xã hội đến 6h ngày 23/8.

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dừng thu phí 2 trạm trên địa bàn giãn cách xã hội

Hai trạm thu phí của tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngại tạm dừng thu do thành phố Đà Nẵng và thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) giãn cách xã hội.

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dừng thu phí 2 trạm trên địa bàn giãn cách xã hội

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dừng thu phí 2 trạm trên địa bàn giãn cách xã hội

Trạm thu phí Phong Thử (km13+310) trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi tạm dừng thu phí từ ngày 16/8.

Trước đó, trạm thu phí Túy Loan trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cũng tạm dừng thu phí từ 18h ngày 31/7, khi TP. Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội.

Theo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) - đơn vị quản lý tuyến đường, với các xe từ Đà Nẵng đi Quảng Ngãi trên tuyến cao tốc sẽ không lấy thẻ đầu vào tại các trạm Túy Loan, Phong Thử và Hà Lam. Phí được tính từ trạm Hà Lam đến nút giao xe ra.

Với xe từ Quảng Ngãi đi Đà Nẵng, xe vào các trạm từ Quảng Ngãi đến trạm Tam Kỳ (Quảng Nam) vẫn nhận thẻ kiểm soát và thu phí bình thường.

Xe từ Quảng Ngãi đi Hà Lam, Phong Thử hoặc Túy Loan sẽ được thu phí từ nút giao xe vào đến nút giao Hà Lam. Các xe đi vòng qua trạm Hà Lam để tiếp tục lộ trình đi Phong Thử hoặc Túy Loan.

Tại đầu vào trạm Hà Lam sẽ không phát thẻ, không thu phí đối với các xe có lộ trình đi Phong Thử hoặc Túy Loan.

Các trạm thu phí trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dừng thu phí đến khi địa phương công bố dỡ bỏ giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Doanh nghiệp dự án sẽ thống kê số phương tiện qua lại và tính toán phương án tài chính, kéo dài thêm thời gian thu phí để bù đắp.

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dài 139 km, đi qua Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, là tuyến cao tốc đầu tiên ở miền Trung.

8,8 tỷ đồng hỗ trợ thử nghiệm vaccine Covivac giai đoạn 1 và 2

Thủ tướng quyết định sử dụng 8,8 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Vaccine Covid-19 để hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 vaccine Covivac.

Vaccine Covid-19 do viện IVAC nghiên cứu, phát triển, tháng 1/2021

Vaccine Covid-19 do viện IVAC nghiên cứu, phát triển, tháng 1/2021

Bộ Y tế và Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, thanh quyết toán số kinh phí này. Covivac do Viện Vaccine và sinh phẩm y tế (IVAC), thuộc Bộ Y tế, nghiên cứu, phát triển. Đây là vaccine thứ 2 thử nghiệm trên người tại Việt Nam.

Vaccine trên được bào chế bằng công nghệ nuôi cấy virus trên tế bào phôi gà và chủng virus do Mỹ cung cấp. Ở giai đoạn tiền lâm sàng, Covivac thử nghiệm trên động vật như chuột đất vàng, chuột nhắt, thỏ..., kết quả cho thấy tạo được miễn dịch cao.

Covivac đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng trên người giai đoạn một. Ngày 10/8, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, Bộ Y tế, duyệt kế hoạch thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai, bắt đầu từ 11/8. IVAC dự kiến thử nghiệm giai đoạn ba vào tháng 11; đến đầu năm 2022 có đầy đủ báo cáo giữa kỳ của cả 3 giai đoạn thử nghiệm; sau đó xin cấp phép khẩn cấp, đưa vào sử dụng.

Ngoài Covivac, Việt Nam còn có hai vaccine đang thử nghiệm lâm sàng trên người. Nanocovax do Công ty Nanogen nghiên cứu, phát triển đang thử nghiệm giai đoạn ba trên người. Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học đánh giá vaccine an toàn, có khả năng sinh miễn dịch, chưa đánh giá hiệu lực bảo vệ.

Vaccine ARCT-154, do Tập đoàn Vingroup thông qua thành viên là Công ty CP Công nghệ sinh học VinBioCare, mua của Công ty Arcturus Therapeutics, Inc, Mỹ, phát triển trên công nghệ mRNA (vaccine Pfizer và Moderna dùng công nghệ này). ARCT-154 đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một.

Quỹ Vaccine Covid-19 được Chính phủ thành lập vào cuối tháng 5/2020, để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, vaccine trong và ngoài nước. Đến nay, Quỹ đã nhận được tổng số tiền 8.570 tỷ đồng.

Bình Dương đưa bệnh viện dã chiến quy mô 3.400 giường đi vào hoạt động

Cơ sở điều trị này có tổng quy mô 3.400 giường, được thiết lập tại phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, nhằm thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 tầng 1 và tầng 2.

Bình Dương đưa bệnh viện dã chiến quy mô 3.400 giường đi vào hoạt động. Ảnh minh họa

Bình Dương đưa bệnh viện dã chiến quy mô 3.400 giường đi vào hoạt động. Ảnh minh họa

UBND tỉnh Bình Dương đưa vào hoạt động giai đoạn 2, khu điều trị bệnh nhân Covid-19 Thới Hoà (khu B) vào ngày 16/8.

Cơ sở này được UBND Tỉnh phối hợp với Tổng công ty Becamex IDC xây dựng tại phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, với quy mô 3.400 giường. Việc đưa vào hoạt động khu điều trị này nhằm kịp thời tăng cường năng lực điều trị bệnh nhân Covid-19 (tầng 1 và tầng 2). Ngoài ra, Tỉnh đang gấp rút triển khai hoàn thành khu C và D với khoảng 7.000 giường.

Toàn bộ khu điều trị bệnh nhân Covid-19 Thới Hòa có tổng quy mô khoảng trên 12.000 giường. Khu điều trị A chỉ sau 10 ngày hoạt động, đã tiếp nhận điều trị 2.240 ca F0.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cho biết, địa phương đang tổ chức sàng lọc bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng trên diện rộng để kịp thời điều trị, đây chính là lý do chủ yếu số ca F0 tăng cao trong những ngày qua. Tuy nhiên, ông Lợi khẳng định, dịch vẫn trong tầm kiểm soát.

Theo ông Lợi, hiện tổng số F0 trong toàn Tỉnh trên 40.000 ca nhưng số bệnh nhân xuất viện cũng trên 10.000 ca. Để kịp thời thu dung, điều trị bệnh nhân F0 trong thời gian tới, Tỉnh tiếp tục xây dựng và mở rộng các bệnh viện dã chiến.

Bình Dương là địa phương đứng thứ hai cả nước về số ca mắc Covid-19, chỉ sau TP.HCM. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bình Dương đã quy hoạch, xây dựng và đưa vào hoạt động nhiều khu điều trị bệnh nhân Covid-19.

Các nền tảng đi chợ online mở lại dịch vụ giao hàng liên quận từ 16/8

Grab, Gojek và Now đều xác nhận đã mở lại dịch vụ giao hàng thiết yếu liên quận ở TP.HCM từ 16/8.

Các nền tảng đi chợ online mở lại dịch vụ giao hàng liên quận từ 16/8

Các nền tảng đi chợ online mở lại dịch vụ giao hàng liên quận từ 16/8

Grab cho biết, kể từ 0h ngày 16/8, người dùng có thể đặt GrabMart (dịch vụ đi chợ) và GrabExpress (dịch vụ giao hàng) để giao lương thực và nhu yếu phẩm, đồ dùng thiết kết đến tất cả quận, huyện và thành phố Thủ Đức.

Nền tảng này khuyến nghị người dùng tuân thủ quy tắc 5K, lựa chọn giao hàng không tiếp xúc và thanh toán không tiền mặt để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình giao, nhận hàng hóa. Dịch vụ của Grab cũng vẫn chỉ hoạt động từ 6h - 17h hàng ngày cho đến khi Thành phố có thông báo mới về lệnh giới nghiêm.

Phía Gojek cũng xác nhận đã cho phép tài xế giao hàng liên quận với dịch vụ đặt thực phẩm qua GoFood và dịch vụ vận chuyển hàng hoá thiết yếu GoSend.

Hiện Gojek có gần 8.000 tài xế đã được đăng ký với Sở Công Thương để được cấp phép hoạt động hàng ngày. Khoảng 50% số tài xế đang hoạt động đã được bố trí tiêm vaccine tại địa bàn nơi cư trú.

Now cũng có động thái tương tự, giao liên quận các đơn hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm đến tất cả quận, huyện và thành phố Thủ Đức cho 2 dịch vụ NowFresh và NowShip từ 16/8.

Theo văn bản hôm 15/8, UBND TP.HCM cho phép shipper có quản lý ứng dụng công nghệ được lưu thông, vận chuyển hàng hóa thiết yếu liên quận, huyện, TP. Thủ Đức; người đi giao - nhận hàng hóa của các cơ sở chế biến thực phẩm, cửa hàng bán lẻ lương thực, thực phẩm. Tất cả các đối tượng trên phải có dấu hiệu nhận diện khi lưu thông trên đường theo quy định.

Thành phố Vinh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

Thành phố Vinh áp dụng Chỉ thị 16 từ 0h ngày 17/8, sau khi ghi nhận 6 ca nhiễm Covid-19 trong 3 ngày.

Thành phố Vinh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

Thành phố Vinh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

TP. Vinh với 25 xã phường, diện tích rộng 104 km2, hơn 500.000 người sẽ thực hiện Chỉ thị 16 với nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; người dân được yêu cầu ở nhà, chỉ ra ngoài nếu thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu hoặc làm việc tại công ty, nhà máy, cơ sở sản xuất...

Giám đốc Sở Y tế Nghệ An Dương Đình Chỉnh cho biết, mục đích chính của việc áp dụng Chỉ thị 16 là hạn chế người dân di chuyển, tránh để dịch lây lan ra diện rộng; từ đó thực hiện truy vết, lấy mẫu người dân ở các khu vực nguy cơ.

Theo ông Chỉnh, ổ dịch tại chợ đầu mối Vinh phát hiện 3 ngày trước sẽ rất phức tạp trong những ngày tới do tốc độ lây nhanh, số ca nhiễm còn tăng.

Một ngày sau, thành phố Vinh áp dụng Chỉ thị 15 từ 0h ngày 15/8. Tới nay, ổ dịch chợ đầu mối Vinh đã ghi nhận 9 F0, trong đó 6 ca trú ở thành phố Vinh; hàng trăm F1 được cách ly.

Tròn hai tháng trước, 0h ngày 17/6, Nghệ An quyết định giãn cách toàn thành phố Vinh theo Chỉ thị 15 sau khi ghi nhận 4 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Hai ngày sau, Thành phố chuyển sang áp dụng Chỉ thị 16 trong 14 ngày.

Chuyên đề