#Quy hoạch điện VIII
Ảnh minh họa: Internet

Nông nghiệp Việt Nam: Chỉ dấu tăng trưởng

(BĐT) - Do tác động của những bất lợi kinh tế, năm 2023 là một năm đầy thách thức đối với thương mại toàn cầu. Việt Nam cũng bị cuốn vào vòng xoáy đó với hệ quả là sản lượng xuất khẩu sụt giảm đáng kể. Quý I/2024 tiếp tục chứng kiến suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng, bất ổn địa chính trị và gián đoạn thương mại. Nhưng bất chấp những thách thức này, có một lĩnh vực rõ ràng vẫn luôn nổi trội hơn tất thảy - đó chính là nông nghiệp.
Bản tin thời sự sáng 2/3

Bản tin thời sự sáng 2/3

(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là hai dự án cao tốc Bắc Nam sẽ thông xe cuối tháng 4; Chính phủ giục Bộ Công Thương trình kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII; TP.HCM "tồn" 59.000 căn hộ chưa cấp sổ hồng; Đồng Nai chuyển đổi rừng sản xuất để xây Khu tái định cư Long Phước…
Đến năm 2030, Việt Nam sẽ xây mới 13 nhà máy điện khí LNG. Ảnh minh họa: An Hạ

Gỡ rào cản để phát triển điện khí

(BĐT) - Theo Quy hoạch điện VIII, cơ cấu nguồn nhiệt điện khí (tự nhiên và LNG) đến năm 2030 sẽ đạt 37.330 MW, tương ứng 24,8% tổng công suất nguồn điện, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện. Đây cũng coi là nguồn điện sạch, góp phần thúc đẩy chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh... Tuy nhiên, việc phát triển điện khí ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều rào cản cần sớm được tháo gỡ.
Năng lượng xanh cho phát triển bền vững

Năng lượng xanh cho phát triển bền vững

(BĐT) - Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) đã thể hiện rõ định hướng ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Với tỷ lệ năng lượng tái tạo đến năm 2050 đạt hơn 70%, đây thực sự được coi là bản quy hoạch "xanh" của ngành năng lượng hướng tới mục tiêu đến 2050, Việt Nam đạt phát thải ròng bằng 0.
Tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi của Việt Nam xếp số 1 Đông Nam Á và thuộc top đầu châu Á. Ảnh: Bùi Thịnh

Phát triển điện gió ngoài khơi: “Cơ hội tuyệt vời” xanh hóa ngành năng lượng

(BĐT) - Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, Việt Nam sẽ có 6 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) vào năm 2030 và quy mô công suất có thể tăng lên 70 GW - 91,5 GW vào năm 2050. Đây là nguồn năng lượng sạch, góp phần quan trọng vào chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. Tuy vậy, việc hiện thực hóa mục tiêu này đang gặp những khó khăn, thách thức cần sớm được tháo gỡ.
Việt Nam đang ở tình trạng thâm dụng năng lượng so với nhiều nền kinh tế khác, có thể ảnh hưởng về hiệu quả tăng trưởng trong dài hạn. Ảnh: Tiên Giang

Đột phá chính sách, khơi nguồn năng lượng xanh

(BĐT) - Nhiều chỉ đạo, định hướng của Đảng, Nhà nước thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế sang sử dụng năng lượng xanh nhằm thực hiện mục tiêu đến 2050, Việt Nam đạt phát thải ròng bằng 0 như cam kết với quốc tế. Tuy nhiên, lộ trình hiện thực hóa mục tiêu chiến lược đang đặt ra nhiều bài toán thách thức, đòi hỏi cơ chế chính sách đột phá để thành công.
Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, tổng công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt 6.000 MW

Tăng tốc hiện thực hóa khát vọng năng lượng xanh

(BĐT) - Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của con người. Hóa giải thách thức này, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) đã ưu tiên phát triển mạnh nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) trong giai đoạn tới, góp phần giúp Việt Nam đạt được “mục tiêu kép”, vừa đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển, vừa thúc đẩy chuyển dịch ngành năng lượng theo hướng bền vững.
Ảnh minh họa: Internet

“Chương mới” trong phát triển năng lượng tái tạo

(BĐT) - Sau giai đoạn bùng nổ về số lượng nhà máy và công suất, ngành năng lượng tái tạo (NLTT) rơi vào hoàn cảnh éo le, hàng chục tỷ USD đầu tư vào các dự án “mốc meo” sương gió nhiều năm. Nguồn lực đầu tư bị lãng phí, trong khi điện vẫn thiếu và ngày càng thiếu trầm trọng hơn.
Bản đồ Quy hoạch thành phố Đà Nẵng

7 nhóm vấn đề cần lưu ý khi triển khai lập, hoàn thiện quy hoạch tỉnh

(BĐT) -  Văn phòng Chính phủ vừa thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về Cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra ngày 21/10/2023. Trong đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh tới 7 nhóm vấn đề hiện nay mà đa số các địa phương còn vướng mắc khi triển khai lập, hoàn thiện quy hoạch tỉnh.
Bản tin thời sự sáng 16/9

Bản tin thời sự sáng 16/9

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là khơi đào 7 cù lao trên sông Phan chống ngập cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết; thông xe cầu gần 350 tỷ đồng ở huyện đảo Cần Giờ; EVN kiểm điểm nhiều tập thể, cá nhân để thiếu điện; Sacombank muốn đầu tư vào Bamboo Airways…
Theo Quy hoạch điện VIII, bình quân mỗi năm Việt Nam cần trên 10 tỷ USD để phát triển các dự án điện. Ảnh: Minh Lương

Hiện thực hóa Quy hoạch điện VIII: Giải bài toán huy động vốn, cách nào?

(BĐT) - Bộ Công Thương vừa báo cáo Chính phủ về tình hình cung ứng điện năm 2024, trong đó nêu rõ nguy cơ miền Bắc có thể thiếu điện. Trước đó, các chuyên gia đã cảnh báo việc cung ứng điện năm 2024 - 2025 sẽ gặp nhiều khó khăn do công suất dự phòng thấp, trong khi nhu cầu điện cho miền Bắc tăng trưởng 10%/năm. Việc triển khai Quy hoạch điện VIII được kỳ vọng sẽ giải tỏa nỗi lo thiếu điện, nhưng trước mắt cần phải giải được bài toán huy động vốn để hiện thực hóa Quy hoạch.
Nhà đầu tư lĩnh vực năng lượng, trong đó có năng lượng tái tạo đang chờ đợi những chính sách cụ thể trong Kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII, nhất là vấn đề giá điện. Ảnh: Lê Tiên

Tăng tốc triển khai Quy hoạch điện VIII

(BĐT) - Quy hoạch điện VIII được nhiều nhà đầu tư đánh giá “rất đẹp”, bởi có sự cân đối, hài hòa giữa cơ cấu nguồn và lưới giữa các vùng miền. Từ định hướng lớn này, nhiều nhà đầu tư mong đợi những chính sách, giải pháp cụ thể, hợp lý, có lợi cho các bên sẽ được đề cập rõ ràng trong Kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII.
Theo Quy hoạch điện VIII, mục tiêu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà. Ảnh: KTG

Cơ chế nào để khuyến khích đầu tư điện “tự sản, tự tiêu”?

(BĐT) - Bộ Công Thương đang lấy ý kiến hoàn thiện đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) lắp đặt tại nhà ở, công sở, doanh nghiệp (DN) theo hình thức “tự sản, tự tiêu”. Trong các góp ý đối với Dự thảo Quyết định về cơ chế trên, nhiều ý kiến nhấn mạnh, để phát huy tối đa nguồn lực xã hội đầu tư vào ĐMTMN, các cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách hợp lý, hấp dẫn, rõ ràng hơn.
Ảnh Internet

Đồng bộ các giải pháp hiện thực hóa Quy hoạch điện VIII

(BĐT) - Bộ Công Thương vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), trong đó nhấn mạnh nhu cầu vốn trong giai đoạn này rất lớn, dự kiến lên tới 113,3 - 134,7 tỷ USD. Bộ đề xuất triển khai đồng bộ các giải pháp để huy động nguồn lực đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển đất nước.
Theo Quy hoạch điện VIII, giai đoạn 2021 - 2030, ước tính tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải của Việt Nam là 134,7 tỷ USD. Ảnh: Nhã Chi

Quy hoạch điện VIII: Giải bài toán huy động hàng trăm tỷ USD

(BĐT) - Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt Nam cần một nguồn vốn rất lớn để hiện thực hóa Quy hoạch. Để huy động được nguồn vốn này, một số ý kiến cho rằng, trước hết phải tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn.
Ảnh minh họa: Internet

Cần sớm hướng dẫn và đồng bộ quy trình, thủ tục phát triển năng lượng tái tạo

(BĐT) - Dù Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được phê duyệt, nhưng theo TS. Phan Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, các cơ quan quản lý nhà nước cần hướng dẫn ngay việc thực hiện Quy hoạch điện VIII, để các doanh nghiệp (DN) trong nước không bỏ lỡ cơ hội cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực.
Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Ảnh minh họa: Internet

Việt Nam cần nguồn vốn “khủng” hiện thực hóa Quy hoạch điện VIII

(BĐT) - Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 15/5/2023. Theo đó, từ nay đến năm 2050, Việt Nam sẽ cần một nguồn vốn “khủng” để hiện thực hóa mục tiêu trong Quy hoạch.
Nhiều nhà đầu tư bày tỏ quan ngại về những bất cập trong chính sách hiện hành về giá điện cho dự án điện tái tạo. Ảnh: Văn Cường

Thu hút đầu tư vào ngành điện: Nhiều “điểm nghẽn” cần được khai thông

(BĐT) - Dự báo về khí tượng thủy văn đưa ra gần đây cho thấy, 2023 có thể là năm nắng nóng nhất trong lịch sử, vì thế nhu cầu điện năng sẽ tăng vọt. Không chỉ vậy, nhu cầu về điện năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới sẽ ngày càng lớn. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư vào ngành đang gặp những “điểm nghẽn” cần sớm được tháo gỡ.