Nhà đầu tư BOT phải chấp nhận lời ăn lỗ chịu

(BĐT) - TS. Nguyễn Hữu Hiểu, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, khẳng định như vậy tại Hội thảo Những vấn đề đặt ra đối với dự án BOT và vai trò của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) diễn ra ngày 15/9/2016.
Dự án Mở rộng QL1 đoạn qua tỉnh Quảng Bình đến Trạm thu phí Hầm Đèo Ngang có khoảng cách các trạm thu phí quá gần nhau. Ảnh: Nguyễn Ngọc
Dự án Mở rộng QL1 đoạn qua tỉnh Quảng Bình đến Trạm thu phí Hầm Đèo Ngang có khoảng cách các trạm thu phí quá gần nhau. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Theo ông Nguyễn Hữu Hiểu, nguyên tắc thị trường chưa được tôn trọng khi thực hiện hợp đồng BOT. Khi đã thỏa thuận thì cả hai bên Nhà nước và nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro và đây là nguyên tắc cần tuân thủ nghiêm ngặt. Trường hợp mức tăng trưởng cao hơn dự báo, nhà đầu tư sẽ có lãi lớn hơn dự kiến, ngược lại khi đã chấp nhận ký hợp đồng, nhà đầu tư cũng phải chấp nhận lỗ nếu như trong thời kỳ kinh doanh có biến động bất lợi cho nhà đầu tư.

Số liệu từ Hội thảo cho thấy, tính đến tháng 7/2016, riêng Bộ GTVT đã huy động được 212.386 tỷ đồng cho 79 dự án BOT, chủ yếu là nằm trên QL1 và đường Hồ Chí Minh.

Từ các kết quả kiểm toán, KTNN chỉ ra hàng loạt sai phạm trong thực hiện các dự án BOT, như một số trạm thu phí đặt quá gần nhau, không đảm bảo khoảng cách tối thiểu 70km, có trường hợp chỉ là 10km như Dự án Mở rộng QL1 đoạn Km 597+549 - Km605+000 và đoạn Km617+000 - Km641+000 tỉnh Quảng Bình đến Trạm thu phí Hầm Đèo Ngang. Tổng hợp 12 dự án BOT, BT do KTNN chuyên ngành IV thực hiện điều chỉnh giảm tổng mức đầu tư lên đến 213,8 tỷ đồng; thiết kế chưa đúng làm tăng chi phí đầu tư lên tới 682 tỷ đồng... Hầu hết các dự án BOT được kiểm toán đều phải điều chỉnh giảm thời gian thu phí hoàn vốn trung bình 2 năm, thậm chí có dự án giảm 5,5 năm trên tổng số 20 năm vòng đời của dự án theo phương án tài chính được duyệt;…

Chuyên đề