(BĐT) - Giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nêu tại thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngày 1/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, trong bối cảnh khó khăn và thách thức của kinh tế thế giới và trong nước, kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, đây là kết quả từ sự nỗ lực cao của cả hệ thống chính trị.
(BĐT) - Nguồn nhân lực dồi dào, cần mẫn, giá rẻ là lợi thế của Việt Nam trong thu hút đầu tư nhiều năm qua, nhưng lợi thế này đang dần mất đi trong bối cảnh mới. Làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế của nguồn nhân lực khi thời kỳ dân số vàng còn lại không dài, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế là vấn đề nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đặt ra tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.
(BĐT) - Tháng 4/2023, Việt Nam đạt dấu mốc 100 triệu dân số, trở thành quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và thứ 15 trên thế giới. Bên cạnh niềm hạnh phúc từ sự lớn mạnh về quy mô dân số, nhiều chuyên gia bày tỏ lo lắng về hiện trạng năng suất lao động của Việt Nam chưa cao, thậm chí có nguy cơ tụt hậu sâu so với quốc tế.
(BĐT) - Tại Hội thảo Thúc đẩy năng suất lao động (NSLĐ) cho tăng trưởng bền vững ở Việt Nam được tổ chức ngày 29/11, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian qua, NSLĐ của Việt Nam có sự cải thiện, song vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và chênh lệch có xu hướng gia tăng.
(BĐT) - 65% người lao động Singapore được xếp vào loại tay nghề cao, trong khi ở Việt Nam, tỷ trọng này chỉ có 9%, theo số liệu năm 2021. Một phần tư lực lượng lao động Việt Nam đang làm việc không đòi hỏi tay nghề. Thực trạng này là nguyên nhân căn bản khiến chỉ tiêu tăng năng suất lao động (NSLĐ) năm 2022 của nước ta không đạt và có thể khó đạt mục tiêu tăng 6,5%/năm, nếu không cải thiện từ gốc: chất lượng nguồn nhân lực.
(BĐT) - Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mới. Nếu không có đột phá trong việc đổi mới mô hình tăng trưởng thì năng suất lao động cũng như hiệu quả của nền kinh tế giai đoạn tới sẽ khó đạt kết quả như mong đợi.
(BĐT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo gửi đến các đại biểu Quốc hội về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại các kỳ họp thứ 2, 3, 4, 5, 7 và 8 Quốc hội khóa XIV trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
(BĐT) - Ngay trong ngày đầu tiên của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, những kết quả về phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và kế hoạch năm sau đã được lãnh đạo Chính phủ báo cáo Quốc hội.
(BĐT) - Cuối tuần qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã công bố để lấy ý kiến Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động quốc gia.
(BĐT) - Bài toán làm thế nào để có những bứt phá trong năng suất lao động (NSLĐ) đã nhận được nhiều khuyến nghị, đề xuất từ các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp (DN). Trong đó, việc sớm thành lập Ủy ban Năng suất quốc gia là một giải pháp rất cần thiết, thúc đẩy các động lực tăng năng suất quốc gia.
(BĐT) - Chính thức phát động phong trào “Năng suất lao động quốc gia”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mong muốn cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư và các tầng lớp kề vai sát cánh, chung sức đồng lòng, cùng nhau tạo nên một cuộc bứt phá mới trong năng suất lao động.
(BĐT) - Ngay từ đầu thế kỷ XX, V. I. Lê Nin đã từng nói đại ý rằng, quyết định sự hơn thua chính là năng suất lao động. Rõ ràng, tăng năng suất lao động vừa là nguyên nhân cốt lõi của phát triển kinh tế - xã hội, vừa là kết quả phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Còn ở Việt Nam…?
(BĐT) - Kết thúc 9 tháng đầu năm 2018, kinh tế Việt Nam tiếp tục có những diễn biến tích cực. Một trong những điểm sáng nổi lên đó là tốc độ tăng trưởng năng suất lao động (NSLĐ) vẫn tiếp tục được duy trì, thậm chí còn cao hơn so với so với cùng kỳ năm trước.
(BĐT) - Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sản xuất gắn với chuỗi giá trị toàn cầu, câu chuyện năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam thấp so với nhiều nước trong khu vực lại một lần nữa được đặt ra.
(BĐT) - Cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng thời gian qua đã cho thấy những kết quả khá rõ khi môi trường kinh doanh có nhiều cải thiện, chất lượng tăng trưởng chuyển biến với năng suất lao động ngày càng tăng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nhiệm vụ khó hoàn thành theo kế hoạch đề ra.
(BĐT) - Việc cải cách chính sách tiền lương trong khu vực doanh nghiệp (DN) được đánh giá là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay khi tiền lương trong các loại hình DN chưa tạo được động lực nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.
(BĐT) - Việt Nam có lực lượng lao động đông đảo, song khi đề cập đến chất lượng nguồn lao động thì vẫn còn nhiều đều đáng quan ngại, một yếu tố kéo năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam xuống rất thấp.
(BĐT) - Như cách nói của Thủ tướng, Việt Nam đang trong cuộc chạy maraton đường trường, không phải chỉ là dốc sức cho chạy đua nước rút. Vậy điều gì sẽ củng cố “sức khỏe” cho nền kinh tế để không bị đuối sức, bị tụt lại trong cuộc đua dài này?
(BĐT) - Trong giai đoạn 2000 - 2016, doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể về mặt số lượng, tuy nhiên chất lượng vẫn còn hạn chế, hiệu quả kinh doanh thấp.