![]() |
Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thông báo mời thầu đối với 6 gói thầu thuộc Dự toán Cung cấp thuốc lần 2 năm 2025 với tổng dự toán 2.778,353 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Nhã Chi |
Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hải Phòng đang tổ chức đấu thầu qua mạng 3 gói thầu thuộc Dự toán Mua sắm thuốc năm 2025 - 2026 cho các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố với tổng dự toán là 1.159,5 tỷ đồng. Trong đó, Gói số 1 Gói thầu thuốc generic (gồm 1.146 danh mục thuốc) có giá 1.065,09 tỷ đồng sẽ đóng thầu vào ngày 31/3/2025.
Về phía các cơ sở khám chữa bệnh, ngày 24/3/2025, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên phát hành hồ sơ mời thầu (HSMT) Gói thầu Mua thuốc generic (gồm 852 danh mục) với giá 310,908 tỷ đồng, dự kiến đóng thầu ngày 14/4/2025.
Tại TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thông báo mời thầu đối với 6 gói thầu thuộc Dự toán Cung cấp thuốc lần 2 năm 2025 với tổng dự toán 2.778,353 tỷ đồng. Trong đó, Gói số 01 Gói thầu thuốc biệt dược gốc (9 mục) có giá 49,005 tỷ đồng; Gói số 02 Gói thầu thuốc generic (80 mục) có giá 659,277 tỷ đồng; Gói số 03 Gói thầu thuốc biệt dược gốc (239 mục) có giá 926,394 tỷ đồng; Gói số 04 Gói thầu thuốc generic (300 mục) có giá 457,914 tỷ đồng; Gói số 05 Gói thầu thuốc generic (716 mục) có giá 682,717 tỷ đồng; Gói số 06 Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền (4 mục) có giá 3,043 tỷ đồng. Theo kế hoạch, các gói thầu này sẽ đóng thầu vào ngày 8/4/2025.
Tại Hà Nội, Bệnh viện Phổi Trung ương đang triển khai 2 gói thầu thuộc Dự toán Cung cấp thuốc lần 1 năm 2025 bằng nguồn thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của Bệnh viện với tổng dự toán là 921,795 tỷ đồng, dự kiến đóng thầu ngày 11/4/2025. Trong đó, Gói 1 Thuốc generic có giá hơn 639,233 tỷ đồng (chia thành 403 phần); Gói 2 Thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị có giá hơn 282,562 tỷ đồng (chia thành 116 phần).
Theo kế hoạch, quý I/2025, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) sẽ mời thầu Gói thầu số 01 Mua sắm hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm (bao gồm 1.150 phần) có giá 431,149 tỷ đồng thuộc Dự toán Mua sắm hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm năm 2025 - 2026…
Đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế “vào mùa” mở ra cơ hội lớn cho các nhà thầu tham dự. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không ít nhà thầu bỏ lỡ cơ hội vì bất cẩn trong quá trình chuẩn bị HSDT.
Đơn cử, Liên danh 2T - Bắc Việt tham dự 2 phần (lô) của Gói thầu Cung cấp một số vật tư y tế cấp cứu phục vụ nhu cầu chuyên môn của Bệnh viện Bạch Mai (66,009 tỷ đồng), nhưng bị đánh giá không đạt tính hợp lệ do thỏa thuận liên danh không hợp lệ, phân chia công việc không đúng hướng dẫn tại ghi chú số 4 của biểu mẫu.
Cũng tại gói thầu này, Công ty TNHH Thiết bị Anh Phát có bảo lãnh dự thầu không hợp lệ bởi hiệu lực không đáp ứng yêu cầu của HSMT (HSMT yêu cầu 210 ngày kể từ ngày 24/1/2025, nhưng HSDT là 210 ngày kể từ ngày 15/1/2025).
Tại Gói thầu Mua sắm vật tư y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh năm 2025 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái (56,372 tỷ đồng), Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đức An có bảo đảm dự thầu không hợp lệ và bị loại, vì thư bảo lãnh dự thầu của ngân hàng cho nhà thầu không đúng pháp nhân tham dự thầu.
Tại Dự toán Mua sắm thuốc tập trung năm 2025 - 2026 cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Công ty TNHH Thương mại dược phẩm Âu Việt tham dự Gói thầu số 01 Gói thầu thuốc generic hơn 1.438 tỷ đồng nhưng bị loại vì HSDT không hợp lệ. Lý do là bên thụ hưởng trong bảo lãnh dự thầu lại là Bệnh viện Đa khoa huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Công ty CP Dược phẩm công nghệ cao Abipha tham dự 3 lô với giá trị 1,494 tỷ đồng, Công ty CP Thương mại Y dược SKT tham dự 4 lô trị giá 1,095 tỷ đồng thuộc Gói thầu số 02 Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền (93,873 tỷ đồng) nhưng đều không đạt yêu cầu về tính hợp lệ của HSDT do không có bảo đảm dự thầu.
Một trường hợp trớ trêu là Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị y tế Hoàng Đức chào thầu mặt hàng Pariet Tablets 20mg (số đăng ký VN-14560-12) tại Lô Rabeprazole sodium) của Gói thầu 01 Cung cấp thuốc theo tên biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị gồm 133 danh mục (292,287 tỷ đồng) tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nhưng bị đánh giá không đạt vì chào thầu không đúng gói thầu.
Theo chia sẻ của một số nhà thầu, kênh đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước đang chiếm tới 90% thị trường tiêu thụ tại Việt Nam. Cạnh tranh ngày càng gay gắt nên ngoài việc đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa dự thầu, nhà thầu còn phải cẩn trọng trong khâu chuẩn bị HSDT, có chiến lược cạnh tranh về giá phù hợp.
Những bài học trượt thầu đáng tiếc nêu trên cho thấy, nhà thầu phải rà soát kỹ lưỡng trước khi nộp HSDT, nhất là những điều kiện tiên quyết để tham dự thầu như bảo đảm dự thầu (giá trị, hiệu lực…), thỏa thuận liên danh…
Bình luận
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu