(BĐT) - Ngày 18/9, chân đế các giàn của Hợp đồng EPCI#1 và Hợp đồng EPCI#2 của Dự án Lô B - Ô Môn được khởi công, xác nhận Dự án chính thức được triển khai nhằm đón dòng khí đầu tiên vào năm 2027. Siêu dự án với vốn xây dựng cơ bản 12 tỷ USD này được kỳ vọng mở ra cơ hội lớn cho Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) và các doanh nghiệp dầu khí khác.
(BĐT) - Với nỗ lực tìm kiếm động lực và giải pháp kinh doanh mới, nhiều doanh nghiệp (DN) ngành dầu khí duy trì kết quả kinh doanh tích cực trong 8 tháng đầu năm 2024. Nhận định về triển vọng kinh doanh, nhiều DN lạc quan, tin tưởng sẽ tiếp tục gặt hái nhiều kết quả ấn tượng.
(BĐT) - Giá dầu dự báo tiếp tục neo ở mức cao, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm xăng - dầu tăng theo sự tăng trưởng của nền kinh tế cùng tiến triển của đại Dự án Lô B - Ô Môn được kỳ vọng tiếp tục là động lực duy trì tiềm năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp (DN) dầu khí trong nửa cuối năm 2024.
(BĐT) - Giá dầu tăng cao trong nửa đầu năm 2022 giúp các doanh nghiệp dầu khí ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc. Một số doanh nghiệp kỳ vọng lợi nhuận lập đỉnh trong năm 2022.
(BĐT) - Theo số liệu thu, chi ngân sách nhà nước tháng 3 và quý I/2022 do Bộ Tài chính công bố, giá dầu bình quân quý I/2022 đạt khoảng 90 USD/thùng, tăng 30 USD/thùng so với dự toán và tăng 59,5% so với cùng kỳ năm 2021. Giá dầu duy trì ở mức cao giúp nhiều doanh nghiệp trong ngành có quý đầu năm 2022 kinh doanh khởi sắc sau 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.
(BĐT) - Tăng hơn 20% so với thời điểm đầu năm, giá dầu Brent trong phiên giao dịch ngày 24/2 đã vượt 100 USD/thùng, còn giá dầu WTI vượt 96 USD/thùng. Giá dầu tăng cao trong thời gian ngắn được dự báo sẽ tác động tích cực đến các doanh nghiệp dầu khí hoạt động ở trung và hạ nguồn, còn các doanh nghiệp khai thác thượng nguồn sẽ được hưởng lợi dài hạn nếu giá dầu duy trì ở mức cao.
(BĐT) - Trải qua sự sụt giảm mạnh của giá dầu trong quý IV/2018, nhiều doanh nghiệp trong ngành này đã công bố kết quả kinh doanh chững lại, thậm chí còn thua lỗ.
(BĐT) - Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam - PTSC vừa công bố Báo cáo tài chính quý II/2016 với lợi nhuận sau thuế sụt giảm 157 tỷ đồng so với cùng kỳ 2015, đạt 393 tỷ đồng.
Hoàn thành, thậm chí vượt mức kế hoạch sản lượng đề ra cho 6 tháng đầu năm, nhưng các đơn vị trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò khai thác thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đều không hoàn thành kế hoạch tài chính đi kèm.
(BĐT) - Giá dầu là một biến số kinh tế được nhiều ban ngành chức năng lẫn các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm trong thời gian 2 năm trở lại đây. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh liên quan trực tiếp đến lĩnh vực khai thác và chế biến dầu mỏ, giá dầu lại càng là vấn đề sống còn. Năm 2015, các doanh nghiệp này đã ngấm đòn khi giá dầu giảm. Tình hình năm 2016 sẽ ra sao?
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần qua (10/6), hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7 trên sàn Nymex giảm 1,49 USD (tương ứng 3%), xuống còn 49,07 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent giao tháng 8 trên sàn London rớt 1,41 USD (tương ứng 2,7%), xuống 50,54 USD/thùng.
Nhóm cổ phiếu dầu khí có mức giảm giá mạnh nhất thị trường trong giai đoạn giá dầu sụt giảm, lợi nhuận quý I/2016 của các DN cũng ghi nhận sự tụt dốc. Hiện giá dầu đang hồi phục, áp lực của các DN ngành dầu khí vơi dần.
(BĐT) - Hầu hết các doanh nghiệp dầu khí đều đặt kế hoạch kinh doanh 2016 với giả định giá dầu bình quân năm là 60 USD/thùng, trong khi quý I, giá dầu chỉ ở mức 34 USD/thùng.
Riêng quý I/2016, PGD đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế 82 tỷ đồng nhưng kế hoạch lợi nhuận cả năm chỉ đặt mục tiêu gần 110 tỷ đồng, giảm tới 54% so với năm trước đó.
Tại buổi giao lưu trực tuyến do Báo Đầu tư tổ chức cuối tuần qua, nhiều chuyên gia tài chính cho rằng, giá dầu có thể sớm phục hồi, đồng nghĩa với việc sẽ có “làn gió mới” trong nhóm cổ phiếu ngành dầu khí.