Ba công ty này có tỷ lệ góp vốn là 99,98% + 0,01% + 0,01%. Đây được cho là thông tin đưa ra bởi một luật sư ở hãng luật TP HCM.
Vị luật sư này cũng chỉ ra rằng, mặc dù người đại diện theo pháp luật mới của siêu thị là một người Thái nhưng không có tỷ lệ góp vốn, hay nói cách khác, là một Tổng giám đốc Thái Lan được Trung Quốc thuê. 3 cổ đông còn lại nắm giữ Big C đang sinh sống tại Trung Quốc và cơ quan đăng ký kinh doanh tại Hong Kong (Trung Quốc). Dẫu vậy, Tập đoàn Central Group vẫn lấy danh nghĩa đây là doanh nghiệp từ Thái Lan.
Đáp trả lại thông tin này, Central Group vừa phát đi thông cáo khẳng định họ là tập đoàn 100% sở hữu của gia đình Thái Lan. Và những nội dung đã được chỉnh sửa, đưa trên các trang mạng xã hội là hoàn toàn bịa đặt.
Đơn vị này cũng giải thích thêm, công ty được thành lập vào năm 1947, từ một cửa hàng nhỏ tại Bangkok do gia đình ông Tiang Chirathivat điều hành. Tập đoàn hiện vẫn thuộc sở hữu của gia đình Chirathivat. Central Group bắt đầu đầu tư tại Việt Nam từ năm 2011 từ việc hợp tác với các đối tác nội địa như Nguyễn Kim, Lan Chi Mart, và gần đây nhất là Zalora và Big C. Vào đầu năm 2016, Central Group đã bổ sung thương hiệu Big C vào danh sách các thương hiệu của các công ty thành viên của tập đoàn tại Việt Nam.
Tập đoàn có nhiều đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội, thực hiện các chương trình vì cộng đồng, cam kết hỗ trợ phát triển nguồn cung ứng địa phương, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam. Đầu tháng 7 vừa qua, Central Group đã tổ chức thành công Tuần lễ Quảng bá hàng Việt Nam tại trung tâm mua sắm lớn nhất Bangkok - Central World.