Tiết kiệm tiền là điều mà bất kỳ ai cũng nên làm nhằm mang đến sự tự do tài chính cũng như dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra trong tương lai như các rủi ro về sức khỏe, tài chính. Nhất là những bài học của 2 năm dịch bệnh Covid-19 vừa qua đã giúp nâng cao kiến thức của người dân đối với việc tiết kiệm so với các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, vàng…vốn bấp bênh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tuy nhiên trên thực tế, nhiều bạn trẻ hiện nay tuy sống trong kỷ nguyên số, có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại và tư duy rộng mở nhưng vẫn duy trì thói quen mua sắm tùy hứng, không có kế hoạch. Chính điều này khiến các bạn thường bị động tài chính cho các mục tiêu lâu dài như mua nhà, mua xe…, thậm chí là những mục tiêu nhỏ hơn như đầu tư, du lịch hay chi tiêu cho dịp lễ, Tết.
“Mỗi tháng nhận lương, em phải chi trả nhiều khoản như tiền nhà, tiền xăng xe, tiền ăn uống, thỉnh thoảng còn mua sắm hay đi cafe với bạn bè. Trừ hết các khoản chi tiêu đó, cũng chẳng còn dư bao nhiêu để có thể gửi ngân hàng. Ngoài ra những thủ tục giao dịch rườm rà cũng khiến em ái ngại.” Nguyễn Hoài Phương (27 tuổi), nhân viên văn phòng một công ty tại Hà Nội chia sẻ khi được hỏi về thói quen chi tiêu và tiết kiệm.
Nhiều bạn trẻ vẫn luôn loay hoay với bài toán tiết kiệm |
Theo một số chuyên gia, vì mức thu nhập và chi tiêu của từng cá nhân là khác nhau nên không thể có công thức tiết kiệm chung. Tuy nhiên, theo một khảo sát xã hội vừa được thực hiện, mỗi người thường cần tối thiểu khoảng 50% thu nhập hàng tháng cho các khoản chi tiêu bắt buộc, khoảng 30% thu nhập khác được dùng để chi tiêu cho các khoản phát sinh ngoài kế hoạch, như vậy, về lý thuyết, mỗi người đều có thể dành ra20% thu nhập còn lại để tiết kiệm. Nếu thực hiện được điều này không chỉ giúp bạn trẻ luôn có sẵn một khoản tiền dự trữ, mà còn thay đổi thói quen chi tiêu và học cách nói “không” với những nhu cầu chưa thực sự cần thiết.
“Trước đây, các bạn trẻ thường ngại tới ngân hàng truyền thống vì tốn thời gian và nghĩ rằng phải đành dụm số tiền đủ lớn mới gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, tích tiểu thành đại, trong thời đại số hiện nay, việc chủ động tích lũy tiền online sẽ giúp các bạn trẻ tiện lợi và hình thành thói quen tiết kiệm”, vị chuyên gia nhận định.
Qua quan sát, trong số những sản phẩm tiết kiệm hiện nay trên thị trường nổi bật nhất là tiết kiệm online Prime Savings của VPBank được thiết kế kiểu “đo ni đóng giày” cho giới trẻ, với 3 ưu điểm vượt trội: Nhân đôi lãi suất ngay trong tháng đầu tiên, giúp tiết kiệm từ những khoản tiền nhỏ nhất và gửi tiền 100% online trên nền tảng ngân hàng số.
Ví dụ, một khách hàng gửi mới từ 10 triệu đồng với kỳ hạn 6 tháng trở lên được hưởng lãi suất tháng đầu ở mức từ 10 - 11,6%/năm, từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6 là 5 - 5,8%/năm. Như vậy, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất trung bình cao hơn mức lãi suất niêm yết đến 0,88%/năm. Mức lãi suất này nằm trong top 3 mức lãi suất cao nhất thị trường ở kỳ hạn 6 và 12 tháng.
Tiết kiệm sinh lời tối đa với Prime Savings của VPBank |
Điểm đáng lưu ý của sản phẩm Prime Savings, khách hàng không cần đợi đến lúc phải có một khoản “ra tấm ra món” thì mới gửi tiết kiệm mà hoàn toàn có thể chủ động tích góp từ những khoản nhỏ nhất với cách thức gửi đơn giản, tiện lợi cùng ưu đãi lãi suất cao.
Hoài Phương cho biết, sau khi được tư vấn cụ thể về sản phẩm mới này, cô đã đăng ký mở sổ tiết kiệm Prime Savings trên ứng dụng VPBank NEO kỳ hạn 12 tháng và được hưởng lãi suất tháng đầu ở mức 10,6%/năm. Theo Phương, mức lãi suất này đủ khiến cô cảm thấy hài lòng và việc tiết kiệm trực tuyến giúp bản thân cô chủ động tài chính cho một số mục tiêu sau Tết Âm lịch.
“Đặc biệt, Prime Savings có một điểm vượt trội so với các sản phẩm khác là ưu đãi khách hàng trong tháng đầu tiên có thể cùng lúc gửi nhiều sổ với các mức tiền khác nhau và sổ nào cũng được nhân đôi lãi suất. Tôi thực sự cảm thấy hào hứng và thậm chí đã bắt tay vào việc lên kế hoạch chi tiêu cho những khoản tích lũy này ngay từ bây giờ.” - Hoài Phương vui vẻ nói.
Theo đại diện VPBank, sau khi phải đối diện với những rủi ro khách quan và khó lường như dịch bệnh, thì việc định hướng các bạn trẻ tập thói quen tiết kiệm từ những khoản thu nhập hàng tháng vừa thiết thực, vừa góp phần tạo ra nhiều cơ hội và lựa chọn cho cuộc sống sau này của các bạn. Nếu thay đổi tư duy trong việc quản lý tài chính, các bạn trẻ sẽ nhận ra những tác động tích cực của nó với bản thân và cuộc sống của chính mình. Hãy bắt đầu thói quen tiết kiệm càng sớm càng tốt, dù chỉ từ một khoản tiền nhỏ, để tự tạo cơ hội lớn hơn cho mình sau này.