#tín dụng
Nhiều ngân hàng đặt mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới 3% trong năm 2024. Ảnh: Lê Tiên

Thúc đẩy tín dụng và bài toán kiểm soát rủi ro nợ xấu

(BĐT) - Nợ xấu có dấu hiệu đi lên và được dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới. Vì thế, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện quy định về gia hạn nợ, giữ nguyên nhóm nợ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, cần có những giải pháp kiểm soát rủi ro liên thông giữa các thị trường ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm để giảm áp lực nợ xấu trong thời gian tới.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP, cần đẩy mạnh đầu tư công, đầu tư tư nhân, xuất khẩu, bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Ảnh: Lê Tiên

Thúc đẩy các động lực cho tăng trưởng

(BĐT) - Trong bối cảnh sức hấp thụ vốn của các doanh nghiệp còn yếu, khả năng tăng trưởng tín dụng dành cho sản xuất kinh doanh hạn hẹp, việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cần thực hiện song song với kiểm soát dòng vốn từ ngân hàng vào các lĩnh vực nhạy cảm. Bên cạnh thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, cần thúc đẩy các động lực khác như xuất khẩu ròng, chi tiêu công và tiêu dùng dân cư.
Tháng 1/2024, tín dụng toàn hệ thống ngân hàng giảm 0,6% so với cuối năm 2023. Ảnh: Lê Tiên

Không để tín dụng thành “cục máu đông”

(BĐT) - Tăng trưởng tín dụng giảm tốc trong tháng đầu năm do nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đã có một số tín hiệu khởi sắc từ các doanh nghiệp với nhiều đơn hàng xuất khẩu mới, một số dự án bất động sản bắt đầu triển khai. Ngành ngân hàng cho biết sẽ tích cực đẩy vốn cho nền kinh tế bằng cách nâng cao trách nhiệm thẩm định để đưa vốn đến các dự án khả thi, giữ mặt bằng lãi suất ở mức thấp và kiến nghị sửa quy định về cơ cấu thời hạn trả nợ.
Tháng 1/2024, tín dụng toàn hệ thống ngân hàng giảm 0,6%

Tháng 1/2024, tín dụng toàn hệ thống ngân hàng giảm 0,6%

(BĐT) - Sáng 20/2/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng năm 2024. Hội nghị được tổ chức nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hiệu quả ngay từ những tháng đầu năm.
Tính đến cuối năm 2023, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 13,5%, thấp hơn mục tiêu 14 - 15%, song vẫn cung ứng khoảng 13,6 triệu tỷ đồng cho nền kinh tế. Ảnh: Song Lê

Quyết liệt đưa nhanh đồng vốn vào nền kinh tế

(BĐT) - Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 15% đã được giao hết cho các ngân hàng thương mại từ đầu năm cho thấy lượng tiền đổ vào nền kinh tế sẽ khá lớn trong năm 2024. Đây là định hướng điều hành khác với mọi năm, nhưng phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế đang khát vốn và các kênh huy động khác vẫn còn khó khăn. Dù vậy, vẫn cần chú trọng kiểm soát để dòng vốn tập trung vào sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế, tạo ra tăng trưởng.
Doanh nghiệp cần đẩy mạnh tái cơ cấu hoạt động, nâng cấp năng lực quản trị, từ đó nâng cao khả năng thích ứng trong bối cảnh mới. Ảnh: Lê Tiên

Tận dụng cơ hội, tạo đà tăng tốc

(BĐT) - Vượt qua năm 2023 với nhiều khó khăn, thử thách, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực, mở ra nhiều cơ hội khả quan trong năm 2024. Báo Đấu thầu trân trọng giới thiệu ý kiến của một số doanh nghiệp (DN), chuyên gia kinh tế về triển vọng phát triển trong năm 2024.
Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) dự kiến giảm tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ ngân hàng để ngăn chặn sở hữu chéo, thao túng trong hệ thống ngân hàng. Ảnh: Nhã Chi

Chặn tín dụng “sân sau”, khó vẫn phải làm

(BĐT) - Để tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, một trong những yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với ngành ngân hàng là xử lý nghiêm các sai phạm về sở hữu chéo, cho vay sân sau, cho vay theo lợi ích nhóm. Nhiều ý kiến cho rằng, để thực hiện được yêu cầu này, giải pháp hiệu quả nhất là đẩy mạnh vai trò thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng và xử lý nghiêm các sai phạm.
Đến ngày 31/10/2023, tín dụng cho vay đối với nền kinh tế đạt hơn 12,8 triệu tỷ đồng, tăng 7,39% so với cuối năm 2022, thấp hơn mức tăng 11,5% của cùng kỳ năm trước. Ảnh: Huyền Trang

Gỡ ách tắc tín dụng bằng khơi thông sức cầu

(BĐT) - Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hiệu quả từ nay đến cuối năm, bên cạnh việc tiếp tục kéo giảm lãi suất, cần đẩy mạnh các giải pháp tăng sức cầu tín dụng của nền kinh tế như quyết liệt thúc đẩy giải ngân đầu tư công, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường.
Cần cơ chế hỗ trợ lãi suất vốn vay cho DN tăng trưởng xuất nhập khẩu

Cần cơ chế hỗ trợ lãi suất vốn vay cho DN tăng trưởng xuất nhập khẩu

(BĐT) - Với lợi thế hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng thông qua các hiệp định thương mại tự do cùng tiến trình chuyển đổi số, bùng nổ thương mại điện tử toàn cầu…, cơ hội cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam tăng trưởng hoạt động xuất nhập khẩu trong những năm tới là rất lớn. Tuy nhiên, còn không ít DN vẫn loay hoay với bài toán tiếp cận vốn để đa dạng hoá thị trường, hướng tới tăng trưởng xanh.
Bản tin thời sự sáng 5/10

Bản tin thời sự sáng 5/10

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là khách du lịch toàn cầu chọn Phú Quốc vào top đảo đẹp nhất châu Á 2023; dùng trí tuệ nhân tạo AI quản lý khai thác khoáng sản ở Bình Định; ngân hàng cho vay gần 120.000 tỷ đồng trong 9 ngày; TP.HCM sẽ sáp nhập 70 phường đến năm 2030; cựu Tổng giám đốc VEAM bị khởi tố…
Đến ngày 15/9/2023, tín dụng toàn nền kinh tế đạt gần 12,6 triệu tỷ đồng, tăng 5,56% so với cuối năm 2022. Ảnh: Lê Tiên

Thách thức bài toán thừa tiền, thiếu vốn

(BĐT) - Lãi suất đã giảm nhưng chi phí vay vốn vẫn cao là một trong những khó khăn làm giảm khả năng tiếp cận tín dụng, tạo nên nghịch lý ngân hàng dư thừa thanh khoản, trong khi doanh nghiệp (DN) rất thiếu vốn. Để cải thiện tình trạng này, cần các giải pháp đồng bộ từ hệ thống kinh tế, ngân hàng và DN, đồng thời, cần kích hoạt các dòng tiền mới để đa dạng hóa nguồn lực tài chính, qua đó tăng sức cạnh tranh và tác động kéo giảm lãi suất cho vay.
Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các NHTM giảm 30 - 40 điểm cơ bản trong tháng 5/2023 (Đơn vị: %). Nguồn: NHTM, VNDIRECT RESEARCH.

Giá vốn tín dụng đã giảm nhưng chưa ở mức hợp lý

(BĐT) - Lãi suất huy động giảm liên tục từ tháng 3 đến nay, tạo đà kéo lãi suất cho vay giảm khoảng 0,9 điểm phần trăm so với cuối năm ngoái, song nhiều doanh nghiệp có muốn vẫn không thể vay. Một số nguyên nhân của tình trạng này là hồ sơ tín dụng không đủ điều kiện, doanh nghiệp chưa có đơn hàng, lãi đã giảm nhưng chưa đủ rẻ.
Hà Nội: Huy động tín dụng đạt gần 5.000 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Huy động tín dụng đạt gần 5.000 nghìn tỷ đồng

(BĐT) - Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, trong tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn Thành phố tính đến cuối tháng 5/2023, tiền gửi đạt 4.556 nghìn tỷ đồng, tăng 0,13% so với tháng trước và tăng 2,36% so với thời điểm kết thúc năm 2022; phát hành giấy tờ có giá đạt 403 nghìn tỷ đồng, tương đương tháng trước và cuối năm trước.
Để vượt qua khó khăn, thách thức, doanh nghiệp cần nhất là được tăng cường năng lực tài chính từ dòng chảy tín dụng hoặc thuận lợi trong gọi vốn trên thị trường chứng khoán. Ảnh: Lê Tiên

Để vốn chảy đến doanh nghiệp: Cần khung chính sách thiết thực hơn

(BĐT) - Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) vừa trình Quốc hội có nội dung giảm mạnh tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và tổng mức dư nợ tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan. Cùng thời điểm, trong 5 giải pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam phát triển bền vững được công bố ngày 5/6/2023 không có giải pháp trực tiếp nào hỗ trợ doanh nghiệp (DN) huy động vốn.
Hà Nội: Vốn tín dụng tiếp tục tăng trưởng

Hà Nội: Vốn tín dụng tiếp tục tăng trưởng

(BĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP. Hà Nội, 4 tháng đầu năm 2023, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố tiếp tục tăng trưởng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng và chấp hành các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn.
Nhiều tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh được cải thiện hơn trong nửa cuối năm 2023. Ảnh: Tiên Giang

Tín dụng tăng thấp, ngân hàng vẫn lãi lớn

(BĐT) - Một số ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý I/2023, với lợi nhuận khả quan dù tăng trưởng tín dụng ở mức thấp. Nhiều ngân hàng vẫn kỳ vọng mức tăng trưởng lợi nhuận tích cực trong cả năm 2023, nhưng cũng có ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận “âm”. Giới phân tích cho rằng, nếu các chính sách khơi thông vốn tín dụng cho doanh nghiệp được triển khai hiệu quả thì triển vọng kinh doanh của ngành ngân hàng có thể tích cực hơn kể từ quý III năm nay.
Đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo

Đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo

(BĐT) - Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của các thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo, đặc biệt trong vụ thu hoạch Đông Xuân năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD), NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thực hiện một số nội dung đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo.
Ảnh minh họa: Internet

Kiểm tra, đẩy nhanh tiến độ thi hành án tín dụng, ngân hàng

(BĐT) - Ông Nguyễn Quang Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) vừa ký ban hành Kế hoạch công tác năm 2023, trong đó sẽ tập trung triển khai kiểm tra một số đơn vị có lượng án tín dụng, ngân hàng có điều kiện thi hành lớn, giá trị phải thi hành cao nhưng quá trình thi hành còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Một số tập đoàn, doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản đang đối diện với rủi ro bị sụt giảm sâu thanh khoản, thậm chí có thể bị mất thanh khoản. Ảnh: Ngô Ngãi

Khó khăn đang bủa vây thị trường bất động sản

(BĐT) - Thị trường bất động sản đang rất khó khăn và đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái. Một số tập đoàn, doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang đối diện với rủi ro bị sụt giảm thanh khoản, thậm chí có thể bị mất thanh khoản.