#tăng trưởng kinh tế
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2021 tăng 0,06% so với tháng trước, giảm 0,97% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Phú An

Kiểm soát lạm phát trong bối cảnh khó lường

(BĐT) - Diễn biến dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp, các gói hỗ trợ tăng trưởng kinh tế dự kiến tiếp tục được áp dụng là những yếu tố dự báo sẽ gây áp lực với nỗ lực kiểm soát lạm phát trong năm nay. Một số chuyên gia cho rằng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh để tạo cân đối cung cầu hàng hóa và ổn định kinh tế - xã hội là cần thiết, nhưng cần thận trọng và kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các gói hỗ trợ nhằm giảm áp lực cho lạm phát.
Lĩnh vực sản xuất sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính

Standard Chartered: Năm 2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt 7,8%

(BĐT) - Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, đạt 7,8% so với mức 2,9% trong năm 2020. Lĩnh vực sản xuất sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính, giúp Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng vượt trội hơn so với các nền kinh tế khác tại châu Á.
Sự phục hồi nhu cầu tiêu dùng trong nước, làn sóng đầu tư FDI, lực lượng lao động trẻ sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam vào năm 2021. Ảnh: Tường Lâm

Tìm kiếm, phát huy những động lực tăng trưởng mới

(BĐT) - Đến thời điểm này, hầu hết các dự báo đều cho rằng năm 2021, nền kinh tế Việt Nam sẽ có khả năng phục hồi khá mạnh. Chính phủ cũng thể hiện quyết tâm cao đạt mức tăng trưởng 6 - 6,5% để tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển mới. Vậy đâu sẽ là những động lực quan trọng để đạt được mục tiêu của năm 2021 và duy trì bền vững trong dài hạn?
Doanh nghiệp Việt cần tận dụng triệt để cơ hội từ các FTA để duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu và xuất siêu bền vững. Ảnh: Lê Tiên

Vẫn nhiều nỗi lo với xuất khẩu

(BĐT) - Xuất khẩu đã và sẽ tiếp tục là một động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay và những năm sau. Tuy nhiên, sự thiếu đa dạng về thị trường, doanh nghiệp nội chậm cải thiện về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu là một số điểm hạn chế đáng chú ý trong thực trạng hoạt động kinh tế đối ngoại hiện nay.
Trong bối cảnh Covid-19 làm xáo trộn và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy sức mua nội địa là yếu tố mấu chốt để hồi phục và tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Kinh tế Việt Nam 2021: Cơ hội và rủi ro

(BĐT) - Đã có nhiều dự báo và kỳ vọng lạc quan về đà hồi phục của kinh tế Việt Nam trong năm 2021, trong khi đó, vẫn còn nhiều rủi ro và thách thức nội tại cũng như tác động không thuận từ thị trường bên ngoài. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, ổn định kinh tế vĩ mô, chú trọng thị trường nội địa, phát huy nội lực là những điểm mấu chốt giúp nền kinh tế Việt Nam có thể hồi phục và tăng trưởng tích cực trong năm 2021 và những năm sau.
Tháng 11/2020, số vốn đăng ký mới trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 28.805 tỷ đồng. Ảnh: Lê Tiên

Doanh nghiệp tự tin đổ tiền vào sản xuất, kinh doanh

(BĐT) - Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song những dự báo tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam gần đây đang mang lại niềm tin về triển vọng phục hồi kinh tế và sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp (DN). Chỉ báo rõ nhất là số vốn đăng ký bình quân trên một DN thành lập mới bật tăng ấn tượng trong tháng 11/2020.

Chế biến, chế tạo là nhóm ngành luôn có năng suất lao động cao hơn các nhóm ngành khác nhờ tác động của công nghệ số. Ảnh: Lê Tiên

Kinh tế số - động lực mới phát triển nhanh, bền vững

(BĐT) - Trong thập kỷ tới, kinh tế số được xem là động lực, là nền tảng để thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh đánh giá này tại Diễn đàn Cải cách kinh tế hướng tới tăng trưởng bền vững và có tính chống chịu cao sau Covid-19: “Từ thích ứng tới quản trị bất định” diễn ra ngày 10/11/2020.

Cân nhắc một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Cân nhắc một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội

(BĐT) - Ngày 4/11/2020, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công. Hầu hết đại biểu Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong điều hành, sự đồng lòng của các cấp, các ngành trong bối cảnh nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế đạt trên 2% trong khi hầu hết các nước trong khu vực và thế giới tăng trưởng âm.
Hoạt động xây dựng dự kiến sẽ hồi phục trong Quý 4 nhờ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng được thúc đẩy. Ảnh: Lê Tiên

Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 3% năm 2020

(BĐT) - Theo dự báo của Ngân hàng Standard Chartered, kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 3% trong năm 2020 và vượt lên 7,8% vào năm 2021. Hoạt động tiêu dùng gia tăng nhờ yếu tố tâm lý thị trường được cải thiện và lĩnh vực sản xuất tăng tốc sẽ là động lực tăng trưởng chính trong quý IV năm nay.
 GDP của Việt Nam năm 2021 sẽ hồi phục trở lại. Ảnh: Lê Tiên

NHNN ước tính tăng trưởng GDP cả năm từ 2,5 - 3%

(BĐT) -  Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Kế hoạch số 09/KH-NHNN góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Cơ quan này ước ước tính tăng trưởng GDP cả năm 2020 của Việt Nam từ 2,5 - 3%, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 sẽ hồi phục trở lại.
Nỗ lực thúc đẩy giải ngân đầu tư công là một trong những động lực quan trọng bù đắp cho tăng trưởng trong bối cảnh các động lực khác sụt giảm. Ảnh: Lê Tiên

Giữ vững thành tựu và duy trì động lực tăng trưởng kinh tế

(BĐT) - Trong bối cảnh chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam vẫn giữ được đà tăng trưởng 2,62% trong quý III. Thành tựu này đạt được do sự nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế.
Chính sách hồi phục kinh tế cần tính cả ngắn và dài hạn

Chính sách hồi phục kinh tế cần tính cả ngắn và dài hạn

(BĐT) - Triển vọng kinh tế của Việt Nam trong trung và dài hạn theo nhiều dự báo vẫn tích cực. Dù vậy, trong bối cảnh còn rất nhiều khó khăn, thách thức khó ước đoán, nhiều chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần có các bước đi, chính sách kịp thời, hiệu quả, ngoài hỗ trợ ngắn hạn, cần xem xét các vấn đề phát triển dài hạn và tận dụng cơ hội kinh doanh mới.
Ước tính tăng trưởng kinh tế năm 2020 có thể đạt khoảng 2,12%, nếu điều kiện cho phép phấn đấu đạt khoảng 2,5%. Ảnh: Lê Tiên

Kinh tế cần thêm các giải pháp mạnh, đúng, trúng, đủ liều

(BĐT) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh yêu cầu phải phấn đấu để tăng trưởng kinh tế năm 2020 không chỉ dương, mà đạt được con số cần thiết để giữ được các cân đối lớn, giữ ổn định đời sống nhân dân.
Các chuyên gia cảnh báo, kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức để duy trì tốc độ tăng trưởng cao đã đạt được trong 2 năm qua. Ảnh: Nhã Chi

Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2020

(BĐT) - Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đưa ra 2 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế năm 2020 với xu hướng nghiêng nhiều về tích cực, với mức tăng trưởng 7,01%. Các chuyên gia cũng cảnh báo, kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức để duy trì tốc độ tăng trưởng cao đã đạt được trong 2 năm qua.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp thường kỳ quý IV/2019 của Hội đồng tư vấn chính sách, tài chính, tiền tệ quốc gia. Ảnh: Bích Thảo

Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế với 3 trọng tâm

(BĐT) - Cuối tuần qua, tại Trụ sở Bộ Tài chính, Hội đồng tư vấn chính sách, tài chính, tiền tệ quốc gia đã họp thường kỳ quý IV/2019 với sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.
Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc dự báo còn nhiều khó khăn do kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, nhu cầu giảm. Ảnh: Lê Tiên

Nhiều yếu tố cản trở đà tăng trưởng xuất khẩu

(BĐT) - Với mức xuất siêu cao kỷ lục 9,12 tỷ USD trong 11 tháng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (XK) 7,8% so với 11 tháng năm 2018, dự kiến năm 2019 sẽ là năm xuất siêu thứ 4 liên tiếp của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh tín hiệu tích cực này, Bộ Công Thương cũng cảnh báo, nhiều yếu tố có thể cản trở đà tăng trưởng XK của Việt Nam trong thời gian tới.
Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng tăng 7,4%

Nếu điều kiện thuận lợi, tăng trưởng kinh tế dự báo cao hơn 6,8%

(BĐT) - Kết quả phát triển kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2019 là nền tảng rất quan trọng để chúng ta có năng lực sản xuất mới cho tăng trưởng bền vững. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra chiều 5/11.
Các doanh nghiệp công nghệ, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam hoàn toàn có thực lực và sức mạnh để cạnh tranh trong nền kinh tế mới. Ảnh: Lê Tiên

Đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng

(BĐT) - Chính phủ ý thức được rằng cần có thêm các giải pháp căn cơ hơn cả trong ngắn hạn và dài hạn để nền kinh tế vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục tăng trưởng nhanh, bền vững. Trong đó, Chính phủ khẳng định, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao tiếp tục là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế.
Trong 10 tháng năm 2019, cả nước có 114,4 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn 1.434,4 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Thạch Lựu

Đầu tư tư nhân thêm sức sống

(BĐT) - Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 có thể đạt 7,02%. Mức tăng trưởng có thể cao hơn trong năm 2020 cũng như những năm tiếp theo. Một trong những động lực đóng góp vào tăng trưởng phải kể đến là khu vực tư nhân đang thêm sức sống. Trong 10 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh kinh tế còn không ít khó khăn, thách thức nhưng khu vực tư nhân vẫn hứng khởi kinh doanh.