#nợ xấu
Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ở mức gần 5% vào cuối năm 2023. Ảnh: Tường Lâm

Chặn xu hướng nợ xấu tăng cao, cách nào?

(BĐT) - Nợ xấu tại nhiều nhà băng như Ngân hàng Bảo Việt, Ngân hàng Bản Việt, Ngân hàng Hàng hải Việt Nam ghi nhận mức tăng mạnh, dù quy định về cơ cấu lại thời hạn nợ, giữ nguyên nhóm nợ vẫn còn hiệu lực. Để giảm nợ xấu tích cực, các chuyên gia cho rằng, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản cần được triển khai quyết liệt và liên tục hơn.
Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng có nội dung về quyền thu giữ tài sản đảm bảo đã hết hiệu lực. Ảnh: Lê Tiên

Nhiều yếu tố tác động tới nợ xấu ngân hàng

(BĐT) - Một số ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh năm 2023 với nhiều số liệu khả quan, đặc biệt, nợ xấu được kiểm soát ở mức khá thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu có thể tăng trở lại khi quy định về gia hạn nợ và chưa chuyển nhóm nợ sẽ hết hiệu lực vào giữa năm nay, đồng thời, công tác xử lý tài sản đảm bảo gặp khó khăn do quy định về thu giữ tài sản đảm bảo tại Nghị quyết 42/2017/QH14 hết hiệu lực.
Đến cuối tháng 8/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng là 5,12%. Ảnh: Tường Lâm

Nợ xấu tăng cao, cần các giải pháp nhanh và mạnh

(BĐT) - Nợ xấu toàn hệ thống đã vọt lên mức trên 5% vào cuối tháng 8. Nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, MBBank, Techcombank… tuy có tỷ lệ nợ xấu dưới ngưỡng 3%, nhưng đang tăng tốc từ quý này sang quý khác. Nợ xấu tăng có thể gây căng thẳng thanh khoản và rủi ro tiềm ẩn với hệ thống ngân hàng, nên cần các giải pháp rốt ráo hơn để xử lý nợ xấu, trong đó chú trọng tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém.
Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng có thể cao hơn đáng kể mức công bố, do hiện nay nhiều doanh nghiệp được gia hạn, chưa chuyển nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN Ảnh minh họa: Tiên Giang

Nợ xấu ngân hàng dần bộc lộ

(BĐT) - Một số ngân hàng thương mại công bố báo cáo tài chính quý III/2023 với tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. Trong khi đó, số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của cả hệ thống đang tăng khá mạnh. Một số ý kiến lo ngại nỗ lực giảm nợ xấu đang và sẽ gặp nhiều thách thức do các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với môi trường kinh doanh bất lợi, nhiều rủi ro đến từ biến động địa chính trị thế giới.
VietinBank đang rao bán khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của Descon với giá rao bán giảm 62 tỷ đồng so với lần rao vào tháng 7/2023 Ảnh: Nhã Chi

Ngân hàng chật vật thanh lý tài sản bảo đảm, nợ xấu

(BĐT) - Tài sản bảo đảm của các khoản nợ như nhà đất, ô tô, máy móc, thiết bị đều rất khó bán ở thời điểm hiện nay. Trong đó, nhiều tài sản đã được mời đấu giá đến lần thứ 12 mà vẫn chưa tìm được người mua. Điều này khiến nỗ lực xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng càng thêm áp lực.
Ảnh Internet

Nợ xấu nội bảng lên mức 3,56%

(BĐT) - Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến tháng 7/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 3,56%, cao hơn mức 2% cuối năm 2022 và mức 1,69% cuối năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn của hệ thống các TCTD ở mức 6,16% so với tổng dư nợ.
Từ đầu tháng 9/2023, nhiều ngân hàng tiếp tục giảm thêm lãi suất tiết kiệm. Ảnh: Ngọc Thắng

Lãi suất giảm, hướng vốn vào sản xuất kinh doanh

(BĐT) - Tác động của các đợt giảm lãi suất điều hành cùng với việc dư thừa nguồn vốn tín dụng là những lực đẩy khiến lãi suất cho vay giảm mạnh gần đây. Với việc Thông tư 06/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ 1/9/2023, các doanh nghiệp và người vay vốn có cơ hội vay khoản mới với lãi suất thấp để trả nợ khoản cũ với lãi suất cao, từ đó giảm gánh nặng chi phí vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cuối năm.
Tín dụng nền kinh tế 7 tháng đầu năm đạt khoảng 12,47 triệu tỷ đồng, tăng 4,56% so với cuối năm 2022. Ảnh: Lê Tiên

Tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng: Thế khó của các ngân hàng

(BĐT) - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú chia sẻ, chưa bao giờ điều hành chính sách tiền tệ khó khăn như hiện nay. Nếu không tạo điều kiện cho tín dụng thì sẽ khó có tăng trưởng. Song, nếu “tháo” điều kiện tín dụng thì nợ xấu lại tăng. Các ngân hàng “đứng giữa 2 dòng nước”, vừa phải bảo đảm an toàn nợ xấu, vừa phải chia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó. Giải bài toán thực tiễn như thế nào đang là câu hỏi hóc búa với toàn ngành ngân hàng…
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

DATC công bố hoạt động năm 2022

(BĐT) - Công ty TNHH Mua bán Nợ Việt Nam (DATC) cho biết, năm 2022, DATC đã ký hợp đồng mua và xử lý khoảng 5.023 tỷ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp. Doanh thu từ hoạt động mua bán xử lý nợ và tài sản là 1.743 tỷ đồng, đạt 116% kế hoạch.
Ảnh minh họa: Internet

Lo ngại lãi vay cao và nợ xấu gia tăng

(BĐT) - Tại Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2023 vừa công bố, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu một số vấn đề cần quan tâm, trong đó có tình trạng lãi vay cao và nợ xấu gia tăng.
Ảnh minh họa: Internet

Kiểm tra, đẩy nhanh tiến độ thi hành án tín dụng, ngân hàng

(BĐT) - Ông Nguyễn Quang Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) vừa ký ban hành Kế hoạch công tác năm 2023, trong đó sẽ tập trung triển khai kiểm tra một số đơn vị có lượng án tín dụng, ngân hàng có điều kiện thi hành lớn, giá trị phải thi hành cao nhưng quá trình thi hành còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Ảnh minh họa: Internet

Thị trường mua bán nợ Việt Nam vẫn còn khá sơ khai

(BĐT) - Thị trường mua bán nợ Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Trong đó, những vấn đề đáng chú ý là: khung pháp lý cho hoạt động thị trường mua bán nợ chưa thống nhất, bất cập, thiếu và yếu; thị trường chưa thu hút được đa dạng chủ thể tham gia, dẫn đến số lượng chủ thể còn ít; hàng hóa trên thị trường mua bán nợ chưa đa dạng…
Vietcombank dẫn đầu hệ thống ngân hàng với tỷ lệ trích lập dự phòng bao phủ nợ xấu đạt 506%, tăng mạnh so với con số 424,3% thời điểm đầu năm 2022. Ảnh: Song Lê

Nhà băng cẩn trọng trước rủi ro tăng nợ xấu

(BĐT) - Trong bối cảnh tỷ lệ nợ xấu được dự báo tăng trong nửa cuối năm do các khoản vay tái cơ cấu theo Thông tư 14/2021/TT-NHNN hết thời hạn, nhiều ngân hàng đã chuẩn bị cho tình huống này với bộ đệm rủi ro tín dụng tương đối vững chắc.
Các ngân hàng đã và đang ráo riết rao bán tài sản để xử lý, thu hồi nợ, giải phóng áp lực tăng vọt nợ xấu khi Thông tư 14/2021/TT-NHNN hết hiệu lực. Ảnh: Nhã Chi

Nợ xấu tăng, ngân hàng ráo riết tái cơ cấu nguồn vốn

(BĐT) - Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đang gia tăng do các khó khăn của doanh nghiệp bộc lộ rõ nét hơn, quy định về tái cơ cấu các khoản nợ đã hết hiệu lực. Trong khi đó, kết quả xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế mới bắt đầu phục hồi. Đây có thể là áp lực khiến nhiều nhà băng tìm cách bán tài sản thế chấp của các khoản nợ xấu thời gian gần đây.
Đến ngày 31/12/2021, nợ xấu chưa xử lý theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 vẫn ở mức cao là 412,7 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Tiên Giang

Nguy cơ nợ xấu “phình to”: Để tắc nghẽn sẽ ảnh hưởng tới vĩ mô

(BĐT) - Nợ xấu có thể tiếp tục “phình to” trong thời gian tới trong khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu sắp hết hạn. Do đó, nhiều ý kiến đồng tình với đề xuất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc kéo dài hiệu lực Nghị quyết 42 song cần tiếp tục có các giải pháp giảm tỷ lệ nợ xấu đồng thời với việc xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ, hiệu quả.
Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu: Kéo dài thời hạn nhưng phải nâng cao hiệu quả thực hiện

Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu: Kéo dài thời hạn nhưng phải nâng cao hiệu quả thực hiện

(BĐT) -  Đồng tình với đề xuất của Chính phủ về việc kéo dài thời hạn thực thi Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), song nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế này để việc gia hạn này nâng cao hiệu quả xử lý nợ thay vì chỉ tiếp tục về mặt hình thức.
Một số lĩnh vực như bất động sản, cho vay tiêu dùng… có số nợ xấu chiếm tỷ trọng cao so với nợ xấu của toàn hệ thống. Ảnh: Nhã Chi

Xử lý nghiêm vi phạm cho vay, đầu tư tài sản rủi ro

(BĐT) - Nợ xấu dự báo có xu hướng tăng trong thời gian tới do nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, không trả được nợ. Trước thực trạng nợ xấu tiềm ẩn rủi ro cho nền kinh tế, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị cần có các giải pháp hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng “nóng” tín dụng vào các tài sản tiềm ẩn rủi ro cao, xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong hoạt động cho vay, đầu tư vào các tài sản này.
Đề xuất mở rộng phạm vi áp dụng xử lý các khoản nợ xấu

Đề xuất mở rộng phạm vi áp dụng xử lý các khoản nợ xấu

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Pháp chế) về việc rà soát, đánh giá và đề xuất xây dựng luật về xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng; trong đó có đề xuất việc mở rộng phạm vi áp dụng xử lý các khoản nợ xấu so với quy định hiện hành tại Nghị quyết 42/2017/QH14.