#Luật Nhà ở
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi)

Với 85,63% đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi)

(BĐT) - Sáng nay (27/11), tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi). Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 423 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 85,63%). Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi).
Ngày 26/10, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường nghe và thảo luận về Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Ngày 26/10, Quốc hội thảo luận về Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

(BĐT) - Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 26/10, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường nghe và thảo luận Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; thảo luận dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi).
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ nghiên cứu quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư

Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Sẽ nghiên cứu quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư

(BĐT) - Báo cáo, làm rõ thêm vấn đề đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm liên quan đến vấn đề chính sách sở hữu nhà ở tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng nay (19/6) về Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ nghiên cứu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, báo cáo cơ quan có thẩm quyền và xin ý kiến Quốc hội về thời hạn sở hữu nhà chung cư.
Để trụ lại trên thương trường, nhiều doanh nghiệp bất động sản phải tìm cách tái cấu trúc, tái cơ cấu đầu tư, thay đổi phương án kinh doanh, chuyển nhượng bớt dự án… Ảnh: Song Lê

Sóng gió thương trường

(BĐT) - Những tháng đầu năm 2023, thị trường bất động sản vẫn chìm trong khó khăn sau khi đi qua năm 2022, có 1.200 doanh nghiệp trong ngành phải giải thể. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành và doanh nghiệp thông qua các giải pháp về chính sách, tái cấu trúc sản phẩm, kỳ vọng những chủ thể nỗ lực nhất sẽ sớm có kết quả khả quan.
Việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc pháp lý sẽ thúc đẩy tiến độ dự án, tạo nguồn cung mới cho thị trường bất động sản. Ảnh: Lê Tiên

Thị trường bất động sản chờ đợi nền tảng pháp lý mới

(BĐT) - Hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai, đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản (BĐS) vẫn còn một số tồn tại, chồng chéo, xung đột, dẫn đến doanh nghiệp BĐS gặp rất nhiều khó khăn. Với các dự án đang vướng mắc thì nguyên nhân từ pháp lý chiếm tới 70%. Nhiều luật liên quan đến hoạt động kinh doanh BĐS đang được sửa đổi, là cơ hội hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Nhiều doanh nghiệp phản ánh, đầu tư nhà ở xã hội phải chịu thủ tục phức tạp, nhiêu khê hơn cả đầu tư dự án nhà ở thương mại, với nhiều chi phí “không tên”. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Tăng sức hút của dự án nhà ở xã hội

(BĐT) - Phát triển nhà ở xã hội là nhu cầu bức thiết, là chính sách được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Vì thế, cần đa dạng các hình thức, phương thức, có cơ chế ưu đãi phù hợp để tăng hiệu quả thu hút đầu tư các nguồn lực xã hội cho phát triển loại dự án này.
Cần có thêm thời gian để nghiên cứu, thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, hoàn thiện Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: Tiên Giang

Đề nghị lùi thời hạn trình Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sang Kỳ họp thứ 4

(BĐT) - Ngày 24/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Từ ngày 1/3, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và khu đô thị quy mô dân số dưới 50.000 người được phân quyền chấp thuận chủ trương đầu tư cho UBND cấp tỉnh. Ảnh chỉ mang tính minh họa: Internet

Đầu tư dự án nhà ở, khu đô thị: Đẩy mạnh phân cấp cho địa phương

(BĐT) - Nhằm giảm gánh nặng về thủ tục cho nhà đầu tư, từ ngày 1/3/2022, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua) có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và khu đô thị quy mô dân số dưới 50.000 người được phân quyền chấp thuận chủ trương đầu tư cho UBND cấp tỉnh.
Toàn cảnh Quốc hội họp về nội dung biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật với tỷ lệ 87,37%

(BĐT) - 436/466 đại biểu Quốc hội có mặt (chiếm 87,37%) tán thành với việc thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.
Ảnh minh họa

Quảng Nam ban hành quy định về đấu giá quyền sử dụng đất

(BĐT) - UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định số 21/2021/QĐ-UBND về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn Tỉnh. Quyết định có hiệu lực từ ngày 10/10/2021, thay thế cho Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND.
Hiện có nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên cả nước bị ách tắc, không thể triển khai thực hiện. Ảnh: Lê Tiên

Luật Nhà ở: Vướng một điều khoản, nhiều dự án ách tắc

(BĐT) - Theo phản ánh của nhiều địa phương, hiệp hội, hiện có không ít dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên cả nước bị ách tắc, không thể triển khai thực hiện, vì vướng quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) mới đây đã kiến nghị sửa đổi quy định này để gỡ vướng.
Theo ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, xây dựng nhà ở công vụ không thuộc lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP. Ảnh: Tiên Giang

Băn khoăn quy định chọn nhà đầu tư nhà công vụ

(BĐT) - Bộ Xây dựng đang xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan để thống nhất với Nghị định số 30/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 99/2015/NĐ-CP và pháp luật về đầu tư. Trong đó, quy định về lựa chọn nhà đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ vẫn còn ý kiến khác nhau.
Sự chồng chéo, thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn của thị trường bất động sản. Ảnh: Lê Tiên

Gỡ chồng chéo pháp luật về đầu tư, xây dựng, nhà ở

(BĐT) - Liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng hiện có cả chục luật điều chỉnh như Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tư, Luật Đất đai… Trong nhiều trường hợp, cùng một vấn đề nhưng lại có quy định khác biệt giữa các luật, dẫn đến khó khăn trong vận dụng, xử lý, thậm chí khiến nhiều dự án bị đình trệ.
Nội dung "đấu thầu dự án có sử dụng đất" có trong Luật Đất đai 2003, Luật Đấu thầu 2013 và Luật Nhà ở 2014, nhưng không được quy định trong Luật Đất đai 2013. Ảnh: Song Lê

Chưa rõ cơ chế giao đất, nhà đầu tư và Nhà nước cùng thiệt

(BĐT) - Việc chưa rõ ràng về thủ tục giao đất cho nhà đầu tư đã trúng thầu dự án sử dụng đất đang gây khó khăn, thiệt hại không chỉ cho nhà đầu tư mà còn gây thiệt hại trực tiếp cho sự phát triển kinh tế, vốn hóa đất công, ảnh hưởng lớn tới môi trường đầu tư của địa phương và giảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
DN phải qua nhiều cửa, thực hiện nhiều thủ tục để được phép đầu tư xây dựng. Ảnh: Lê Tiên

Thủ tục đầu tư xây dựng: ‘Rừng’ thủ tục, nhiều kẽ hở

(BĐT) - Nói về hệ thống các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, đại diện nhiều doanh nghiệp (DN), hiệp hội cho rằng, “rừng” văn bản pháp luật, quy định, thủ tục hiện nay dày đặc, chồng chéo, nhưng cũng đầy kẽ hở, vừa làm khó DN, vừa tạo ra đất sống cho tiêu cực.