Lao động Việt Nam chưa thực sự sẵn sàng cho chuyển đổi số

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Theo Báo cáo Vấn đề lao động trong chuyển đổi số (CĐS): Thách thức và giải pháp được Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố, lao động Việt Nam chưa thực sự sẵn sàng cho CĐS, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ. Đáng lo ngại là lực lượng lao động Việt Nam bị tụt hậu khá xa so với các đối thủ cạnh tranh chính trong khu vực về các kỹ năng số cũng như các kỹ năng mềm khác.
Hội thảo Vấn đề lao động trong chuyển đổi số: Thách thức và giải pháp
Hội thảo Vấn đề lao động trong chuyển đổi số: Thách thức và giải pháp

Báo cáo tập trung vào 3 nội chính. Một là làm rõ một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực trong CĐS. Hai là, phân tích và làm rõ thực trạng vấn đề lao động trong CĐS tại Việt Nam, tập trung vào 4 lĩnh vực gồm: y tế; giáo dục; tài chính - ngân hàng; giao thông vận tải và logistics. Ba là đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề lao động thúc đẩy CĐS tại Việt Nam.

Theo Báo cáo, cùng với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trong những năm gần đây, xu hướng CĐS đang diễn ra mạnh mẽ ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Báo cáo chỉ ra, CĐS vừa làm mất việc làm nhưng cũng tạo ra việc làm mới. Việc làm mất đi tại các ngành mà công nghệ có thể thay thế con người, nhưng lại có những việc làm mới được tạo ra trong những ngành cần sự bổ trợ tương hỗ giữa công nghệ hiện đại và lao động có tay nghề. Điều này tạo ảnh hưởng và làm thay đổi lớn về cơ cấu lao động và thị trường lao động.

Trong quá trình CĐS, các hệ thống tự động hóa sẽ dần thay thế cho lao động thủ công, nhưng việc tiếp cận các việc làm mới được tạo ra nhiều hay ít lại bị hạn chế do lực lượng lao động trong nước không được trang bị đủ kỹ năng cần thiết. Các kỹ năng mới cần có thời gian và nguồn lực để đào tạo nên việc tiếp cận được việc làm mới cần có thời gian, trong khi đó việc làm bị mất đi có thể xảy ra ngay lập tức.

Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu chỉ ra ra rằng, Việt Nam chưa thực sự sẵn sàng cho CĐS. Vì vậy, ông Lưu Đức Khải - Phó trưởng Ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội thuộc CIEM, đại diện nhóm nghiên cứu cho rằng, để CĐS thành công, Việt Nam cần đặc biệt nâng cao kỹ năng này cho lực lượng lao động.

Báo cáo đề xuất 6 định hướng phát triển nguồn nhân lực trong CĐS, trong đó cần hướng tới tạo lập năng lực và kỹ năng toàn diện đạt tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp công nghệ số; tập trung đầu tư cho giáo dục, đào tạo và tạo điều kiện để giải phóng triệt để sức lao động trong CĐS, để người lao động được tự do phát triển, tự do tư duy sáng tạo, phát huy khả năng sáng tạo vô tận và trở thành nguồn vốn to lớn và quý giá nhất đối với CĐS…

Chuyên đề