#lãi suất huy động
Lãi suất huy động của các nhóm ngân hàng (%/năm)

Ngân hàng cần vốn, lãi suất huy động tăng trở lại

(BĐT) - Từ tháng 4 đến nay, hầu hết ngân hàng thương mại (NHTM) đã tăng lãi suất huy động với mức tăng từ 0,5 - 0,9 điểm % chủ yếu do nhu cầu huy động vốn của ngân hàng lên cao nhờ lực cầu tín dụng phục hồi, thanh khoản có lúc sụt giảm do lực hút mạnh trên thị trường tiền tệ. Giới phân tích dự báo, trong thời gian tới, lãi suất huy động có thể tiếp tục đi lên, song mức biến động không mạnh và tác động không quá lớn đến lãi suất cho vay.
Trong nửa đầu năm 2024, tăng trưởng tín dụng của MBBank đạt 9,1%, nợ xấu giảm còn 1,23%. Ảnh: Minh Dũng

Nhiều ngân hàng sáng cửa tăng trưởng

(BĐT) - Môi trường kinh doanh thuận lợi với nền kinh tế tiếp tục phục hồi đã cải thiện tốc độ tăng trưởng tín dụng, lãi suất huy động có tăng nhưng vẫn ở mức khá thấp… giúp lợi nhuận của đa số ngân hàng được dự báo tăng trưởng dương trong quý II/2024. Tuy nhiên, mức tăng trưởng lợi nhuận dự báo sẽ có sự phân hóa mạnh.
Nguồn: NHNN, Bloomberg, MBS Research

Lãi suất huy động có xu hướng tăng

(BĐT) - Sau nhiều tháng liên tục đi xuống, mặt bằng lãi suất có dấu hiệu nhích tăng tại một số ngân hàng. Giới phân tích dự báo, lãi suất huy động có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới khi áp lực tỷ giá USD/VND tăng, tăng trưởng tín dụng cải thiện do kinh tế hồi phục. Tuy nhiên, việc điều hành thị trường ngoại hối và thị trường mở (OMO) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ góp phần kiểm soát xu hướng lãi suất trong thời gian tới.
Bản tin thời sự sáng 12/10

Bản tin thời sự sáng 12/10

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là giá USD tự do tăng mạnh; hơn 500km đường cao tốc Bắc - Nam đã được đưa vào khai thác trong năm 2023; 4 ngân hàng lớn đưa lãi tiết kiệm xuống thấp kỷ lục; vỡ đập dẫn nước thủy điện ở Gia Lai; trình Quốc hội hai phương án rút bảo hiểm xã hội một lần…
Từ đầu tháng 9/2023, nhiều ngân hàng tiếp tục giảm thêm lãi suất tiết kiệm. Ảnh: Ngọc Thắng

Lãi suất giảm, hướng vốn vào sản xuất kinh doanh

(BĐT) - Tác động của các đợt giảm lãi suất điều hành cùng với việc dư thừa nguồn vốn tín dụng là những lực đẩy khiến lãi suất cho vay giảm mạnh gần đây. Với việc Thông tư 06/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ 1/9/2023, các doanh nghiệp và người vay vốn có cơ hội vay khoản mới với lãi suất thấp để trả nợ khoản cũ với lãi suất cao, từ đó giảm gánh nặng chi phí vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cuối năm.
Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các NHTM giảm 30 - 40 điểm cơ bản trong tháng 5/2023 (Đơn vị: %). Nguồn: NHTM, VNDIRECT RESEARCH.

Giá vốn tín dụng đã giảm nhưng chưa ở mức hợp lý

(BĐT) - Lãi suất huy động giảm liên tục từ tháng 3 đến nay, tạo đà kéo lãi suất cho vay giảm khoảng 0,9 điểm phần trăm so với cuối năm ngoái, song nhiều doanh nghiệp có muốn vẫn không thể vay. Một số nguyên nhân của tình trạng này là hồ sơ tín dụng không đủ điều kiện, doanh nghiệp chưa có đơn hàng, lãi đã giảm nhưng chưa đủ rẻ.
Hà Nội: Huy động tín dụng đạt gần 5.000 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Huy động tín dụng đạt gần 5.000 nghìn tỷ đồng

(BĐT) - Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, trong tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn Thành phố tính đến cuối tháng 5/2023, tiền gửi đạt 4.556 nghìn tỷ đồng, tăng 0,13% so với tháng trước và tăng 2,36% so với thời điểm kết thúc năm 2022; phát hành giấy tờ có giá đạt 403 nghìn tỷ đồng, tương đương tháng trước và cuối năm trước.
Từ tháng 1/2023 đến nay, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng đã giảm khoảng 0,5 điểm %, hiện ở mức 7,1 - 8,4% đối với kỳ hạn 12 tháng. Ảnh: Nhã Chi

Thêm khó khăn với lựa chọn giảm lãi suất

(BĐT) - Dù đã có 2 lần giảm lãi suất điều hành, song mặt bằng lãi suất cho vay vẫn ở mức “khó chịu đựng” đối với nhiều doanh nghiệp. Do đó, nhiều ý kiến đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục giảm lãi suất điều hành để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại (NHTM) giảm lãi suất cho vay.
Lãi suất cho vay trên thị trường cho doanh nghiệp sản xuất thông thường đang dao động ở mức 10 - 10,5%/năm đối với kỳ hạn 6 tháng và 11 - 12%/năm với kỳ hạn 12 tháng. Ảnh: Song Lê

Lãi suất giảm, tín dụng vẫn “xa tầm với”

(BĐT) - Lãi suất huy động và lãi suất cho vay đã giảm khoảng 0,5 - 1,5 điểm % so với cuối năm ngoái. Tuy vậy, lãi suất cho vay ở mức xấp xỉ 10% vẫn được đánh giá cao so với khả năng sinh lời đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng, cần tiếp tục các giải pháp giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi.
Vietcombank cam kết từ 1/1 đến hết 30/4/2023 giảm 0,5%/năm lãi suất cho tất cả khách hàng có dư nợ hiện hữu và phát sinh mới tại ngân hàng. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Giảm lãi suất, hẹn quý II/2023?

(BĐT) - Một số ngân hàng đã giảm nhẹ lãi suất huy động và công bố chương trình giảm lãi suất cho một số lĩnh vực ưu tiên, song mặt bằng lãi suất cho vay vẫn ở mức cao. Giới phân tích chỉ ra, dư địa giảm lãi suất trong thời gian tới vẫn còn và kỳ vọng điều này sẽ thành hiện thực từ quý II/2023.
Bản tin thời sự sáng 25/11

Bản tin thời sự sáng 25/11

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là Vietcombank bất ngờ giảm 1% lãi suất cho vay; Apax Holdings bị cưỡng chế thuế hơn 5,6 tỷ đồng; truy tố Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 35 bị can; đề xuất sân bay Buôn Ma Thuột là cảng quốc tế; thanh tra 10 doanh nghiệp có dự án bất động sản ở Đồng Nai…
Nhiều doanh nghiệp thép phải bán sản phẩm thấp hơn giá vốn 30 - 40% để có dòng tiền hoạt động. Ảnh: Nhã Chi

Lãi suất cao, hạn mức cạn, doanh nghiệp khốn khó

(BĐT) - Cùng với đà tăng của lãi suất huy động, lãi suất cho vay đã tăng cao trong thời gian gần đây, phổ biến ở mức 13 - 14,5% ở nhiều ngân hàng. Dù chấp nhận lãi cao, doanh nghiệp (DN) vẫn không thể tiếp cận nguồn vốn này bởi nhiều ngân hàng đã “hết hạn mức cho vay”.
Từ đầu năm đến nay, mặt bằng lãi suất huy động đã tăng khoảng 0,3 - 0,5 điểm phần trăm so với cuối năm 2021 ở hầu hết các ngân hàng thương mại. Ảnh: Lê Tiên

Lãi suất rục rịch tăng, doanh nghiệp thêm khó

(BĐT) - Từ đầu tháng 5 đến nay, nhiều ngân hàng đã gia nhập cuộc đua tăng lãi suất huy động. Lãi suất cho vay tại một số nhà băng cũng đã xác lập mặt bằng mới. Điều này có thể gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đang trong giai đoạn hồi phục và còn nhiều khó khăn. Do đó, cần có các giải pháp để kiềm chế mức tăng lãi suất và nhanh chóng ban hành chính sách hỗ trợ lãi vay theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Nhiều chuyên gia dự báo, lãi suất cho vay có thể tăng trong thời gian tới, nhưng mức tăng không lớn bởi thanh khoản của các ngân hàng hiện vẫn rất dồi dào. Ảnh: Lê Tiên

Lãi suất dự báo tăng trong năm 2022

(BĐT) - Sau khi một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động, nhiều ý kiến cho rằng, lãi suất huy động có thể tiếp tục xu hướng đi lên trong thời gian tới song mức tăng không lớn bởi thanh khoản của các tổ chức tín dụng vẫn rất dồi dào. Lãi suất cho vay có thể giữ ổn định nhờ các chính sách điều hành và hỗ trợ từ Chính phủ.
Diễn biến lãi suất trong thời gian tới sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng kinh tế và khả năng kiểm soát dịch bệnh. Ảnh: Minh Dũng

Lãi suất huy động khó tăng đột biến

(BĐT) - Một số ngân hàng có xu hướng tăng nhẹ lãi suất huy động trong những ngày gần đây. Giới chuyên gia dự báo, mặt bằng lãi suất có thể tăng nhẹ trong thời gian tới, nhưng khó có thể tăng đột biến do nhiều ngân hàng đã bù đắp thiếu hụt vốn bằng việc phát hành trái phiếu và cơ quan điều hành chú trọng điều tiết cung cầu vốn để bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, qua đó ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhiều ngân hàng công bố kết quả kinh doanh với lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Minh Dũng

Lợi nhuận ngân hàng: Mừng quý I, lo cuối năm

(BĐT) - Lãi suất huy động thấp, thanh khoản ổn định, giãn thời hạn trích lập dự phòng rủi ro là những yếu tố chính giúp lợi nhuận của nhiều ngân hàng tăng vọt trong quý I/2021. Song, nhiều ý kiến cho rằng, cần thận trọng với những con số này.
Lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng có xu hướng tăng trở lại từ đầu tháng 3 với mức tăng từ 0,2 - 0,4 điểm phần trăm ở các kỳ hạn. Ảnh: Lê Tiên

Tạo điều kiện tiếp tục giảm lãi suất

(BĐT) - Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về việc nên đẩy hay hãm mặt bằng lãi suất. Cơ quan điều hành chính sách tiền tệ khẳng định sẽ xem xét các yếu tố cần thiết để có thể tạo điều kiện giảm lãi suất cả huy động và cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh và ổn định kinh tế vĩ mô.
Việc tăng lãi suất chỉ diễn ra ở một số ngân hàng chứ chưa hẳn là xu hướng chung của cả thị trường. Ảnh: Lê Tiên

Lãi suất huy động khó tăng mạnh

(BĐT) - Sau một thời gian duy trì ở mức thấp kỷ lục, lãi suất huy động đã được một số ngân hàng điều chỉnh tăng trở lại từ đầu tháng 3. Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh lãi suất huy động được các ngân hàng tính toán dựa trên bài toán kinh doanh theo từng giai đoạn và khó có thể tăng mạnh.