#kinh tế vĩ mô
Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài đang là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế 2024. Ảnh: Lê Tiên

Kiến tạo phát triển để GDP tăng trên 7%

(BĐT) - Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 21/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ quan điểm phấn đấu tốc độ tăng GDP cả năm 2024 đạt trên 7%, năm 2025 đạt từ 7 - 7,5%. Về tăng trưởng kinh tế năm 2025, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, cần thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường năng lực nội sinh, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Ảnh minh họa: Internet

Dứt khoát không để tình trạng "vàng hóa" nền kinh tế

(BĐT) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 1426/CĐ-TTg ngày 27/12/2023 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ trưởng các bộ: Công an, Công Thương, Tài chính, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông; Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo về các giải pháp quản lý thị trường vàng.
Thúc đẩy đầu tư công là giải pháp quan trọng góp phần đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024. Ảnh: Huyền Trang

Kỳ vọng và thách thức từ mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5%

(BĐT) - Các động lực tăng trưởng chủ chốt đã có một số tín hiệu phục hồi tích cực, kỳ vọng tạo lực đẩy tốt cho tăng trưởng kinh tế năm 2024. Tuy nhiên, khi còn nhiều rủi ro từ môi trường bên ngoài và thách thức từ nội tại nền kinh tế, cần quyết liệt thúc đẩy đầu tư công và thực hiện các giải pháp hỗ trợ kinh tế hiệu quả hơn để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 - 6,5% mà Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đặt ra.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 8/2023 ước tính tăng 2,9% so với tháng trước cho thấy tín hiệu hồi phục rõ nét hơn. Ảnh: Lê Tiên

Tăng trưởng tín dụng trông vào hồi phục kinh tế

(BĐT) - Giới phân tích cho rằng, các chính sách tài khóa và tiền tệ đang dần giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp hồi phục, thể hiện rõ nét qua các chỉ báo kinh tế vĩ mô 8 tháng đầu năm nay. Cùng với đà khởi sắc của nền kinh tế, tín dụng cuối năm nay được kỳ vọng sẽ trở lại đà tăng tích cực, có thể đạt 12 - 13% cả năm.
Theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu chịu thuế của cả nước trong 6 tháng đầu năm giảm 21%. Ảnh: Lê Tiên

Thu ngân sách nhà nước trông đợi sự hồi phục kinh tế

(BĐT) - Trong nửa đầu năm nay, thu nội địa chật vật do phần lớn các khoản thu, sắc thuế đều giảm so với cùng kỳ, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh. Đà giảm thu ngân sách nhà nước (NSNN) có thể gây căng thẳng cho nỗ lực thực hiện các cân đối kinh tế vĩ mô. Do đó, bên cạnh việc cân đối lại nguồn chi do thu NSNN giảm, cần nỗ lực thực hiện hiệu quả các giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh để tăng thu bền vững trong thời gian tới.
Ảnh: quochoi.vn

Tiếp tục quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

(BĐT) - Chính phủ tiếp tục quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; tận dụng các cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) nhanh, bền vững...
Nền kinh tế đang đối mặt với nhiều lực cản mạnh đến từ cả bên ngoài và bên trong. Ảnh: Nhã Chi

Thận trọng điều hành, kiên định mục tiêu ổn định vĩ mô

(BĐT) - Yêu cầu “giữ ổn định kinh tế vĩ mô trong mọi tình huống” của Quốc hội được cho là phù hợp, có ý nghĩa trong bối cảnh các chính sách tài chính, tiền tệ đang gặp áp lực lớn. Giới chuyên gia cho rằng, đây có thể coi là đòi hỏi về tính “thận trọng và kiên định” trong công tác điều hành, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng ổn định.
Năm 2023, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5%, CPI tăng khoảng 4,5%. Ảnh: Lê Tiên

Thách thức mục tiêu tăng trưởng, lạm phát 2023

(BĐT) - Những nét chính về bức tranh kinh tế - xã hội năm 2023 đã được Chính phủ báo cáo Quốc hội trong ngày đầu tiên của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Chính phủ xác định năm 2023 có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Từ đó xác định tinh thần không chủ quan, thỏa mãn với những kết quả đạt được và tiếp tục nỗ lực để đạt kết quả cao nhất trong năm tới.
Dự báo trong nửa cuối năm 2022, tỷ giá USD/VND vẫn trong tầm kiểm soát với mức tăng cả năm khoảng 2,5%. Ảnh: Lê Tiên

Biến động tỷ giá USD/VND trong tầm kiểm soát

(BĐT) - Nhiều đồng tiền trên thế giới đã và đang mất giá đáng kể so với đồng USD. Trong khi đó, đồng VND chỉ giảm giá khoảng 2% tính từ đầu năm đến nay. Các tổ chức nghiên cứu và giới chuyên gia dự báo VND sẽ không mất giá nhiều trong năm nay nhờ chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt và hợp lý.
Trong 4 tháng đầu năm 2022, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 122,48 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2021. Ảnh: Lê Tiên

Nhiều yếu tố cản đà tăng trưởng xuất khẩu

(BĐT) - Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục xu hướng khởi sắc trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, nhiều tổ chức kinh tế dự báo một số yếu tố bất lợi đối với hoạt động thương mại đang mạnh dần lên, do đó, cần có các giải pháp ứng phó kịp thời để hỗ trợ hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu trong thời gian tới.
Áp lực lạm phát tăng cao khi nhu cầu trong nước phục hồi, cộng với sự gia tăng giá nguyên liệu đầu vào, chi phí logistics, nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Trung Quốc. Ảnh: Nhã Chi

Nhất quán giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

(BĐT) - Kinh tế tháng 4 tiếp tục khởi sắc, nhiều lĩnh vực đạt kết quả tốt hơn cả những năm trước trước đại dịch. Thời gian tới, kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội để phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện một số diễn biến mới so với thời điểm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện những mục tiêu đặt ra, đòi hỏi những đột phá mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
GDP quý I/2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Lê Tiên

Kinh tế quý I: Tăng trưởng khá, đối mặt nhiều thách thức

(BĐT) - Kinh tế quý I đã trở lại đà tăng trưởng tích cực với các động lực hồi phục bền vững. Trong những tháng còn lại của năm, việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp kịp thời và quyết liệt của Chính phủ sẽ giúp nền kinh tế vượt qua các trở ngại từ giá cả hàng hóa leo thang, diễn biến dịch bệnh phức tạp để tiếp đà tăng tốc và hoàn thành mục tiêu cả năm.
Các nguyên liệu đầu vào thiết yếu như xăng dầu, sắt thép tăng giá là yếu tố lan tỏa mạnh, khiến gia tăng chi phí sản xuất và rủi ro lạm phát. Ảnh: Lê Tiên

Linh hoạt điều chỉnh chính sách trước áp lực lạm phát

(BĐT) - Giá cả hàng hóa tăng cao, các chương trình hỗ trợ kinh tế lớn là rủi ro với lạm phát của các nước trên thế giới và Việt Nam trong năm 2022. Do đó, cần cân nhắc thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ phù hợp để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Chính phủ đã thay đổi biện pháp phòng, chống dịch từ phòng ngự sang chủ động tấn công, chống dịch nhưng không đình trệ sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Kiên định mục tiêu kép, linh hoạt giải pháp thực hiện

(BĐT) - Với những giải pháp phòng, chống dịch bệnh linh hoạt, kiên định mục tiêu kép, kinh tế tháng 5 và 5 tháng vẫn duy trì ổn định. Tuy nhiên, nền kinh tế sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới khi một số ngành, lĩnh vực tiếp tục chịu tác động mạnh, nhiều doanh nghiệp “ngấm đòn” do Covid-19. Đặc biệt, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư đã tấn công vào các khu công nghiệp - nơi tạo ra động lực lớn cho tăng trưởng.
Xu hướng tăng giá hàng hóa đầu vào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là giá nguyên vật liệu tăng vọt, sẽ đẩy giá hàng hóa, dịch vụ tăng đáng kể. Ảnh: Quang Tuấn

Áp lực kiểm soát lạm phát 6 tháng cuối năm

(BĐT) - Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ đầu năm đến nay chưa đáng ngại so với con số mục tiêu của cả năm. Tuy nhiên, giá cả nhiều hàng hóa nguyên liệu đầu vào tăng mạnh cùng với kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để đạt mục tiêu cả năm là những yếu tố thách thức nỗ lực kiểm soát lạm phát trong nửa cuối năm nay.
Quá trình phục hồi của nền kinh tế Việt Nam diễn ra mạnh mẽ nhưng chưa đồng đều, khi một số lĩnh vực dịch vụ vẫn bị ảnh hưởng bởi cú sốc Covid-19. Ảnh: Lê Tiên

Nắm cơ hội tạo bước ngoặt phát triển

(BĐT) - Bài toán của năm 2021 với Chính phủ là vô cùng khó, vừa phải xây dựng chính sách để phục hồi nền kinh tế sau tác động của dịch Covid-19, vừa phải đặt ra những giải pháp dài hạn để bứt phá, đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra cho giai đoạn phát triển mới. Theo nhiều chuyên gia, năm 2021 là thời điểm phải có sự thay đổi rõ nét, tạo ra bước ngoặt phát triển.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành, Việt Nam đã trở thành một điểm sáng về tăng trưởng trên bản đồ kinh tế thế giới

Một năm tôi luyện qua lửa thử thách

(BĐT) - “Mức độ thành công được xác định không chỉ bởi những gì chúng ta đã đạt được, mà bởi cả những trở ngại chúng ta đã vượt qua”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhận định như vậy tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.
Đẩy nhanh chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2021. Ảnh: Lê Toàn

Gỡ nút thắt, tạo niềm tin cho doanh nghiệp và người dân

(BĐT) - Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 29/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, lãnh đạo Chính phủ luôn lắng nghe từng hơi thở của các doanh nghiệp trong phát triển đất nước. Thủ tướng yêu cầu từng cấp, từng ngành phải gỡ nút thắt, không được để người dân và doanh nghiệp mất niềm tin vào Chính phủ, vào bộ trưởng, chủ tịch, bí thư các tỉnh, thành phố.