(BĐT) - So với khảo sát tháng 4/2023 của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), tháng 12/2023, các doanh nghiệp (DN) đã đánh giá triển vọng của DN mình tốt hơn. Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Ban IV cho rằng, tín hiệu từ DN cho thấy niềm tin kinh doanh đang dần quay trở lại. Mặc dù vậy, khó khăn vẫn còn rất nhiều, các DN cần chính sách “khoan thư sức dân” để nuôi dưỡng niềm tin và khơi thông động lực tăng trưởng.
(BĐT) - Doanh nghiệp (DN) Việt Nam chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, sức cạnh tranh còn hạn chế. Đặc biệt, suốt hai năm qua, đại dịch Covid-19 hoành hành đã khiến “sức khỏe” nhiều DN bị ảnh hưởng nặng nề. Để tiếp sức cho khu vực tư nhân hồi phục và phát triển, ngay trong những ngày đầu năm mới 2022, hàng loạt giải pháp đã được khởi động.
(BĐT) - Theo báo cáo của Nhóm Ngân hàng Thế giới, khi Việt Nam đang nỗ lực ứng phó với đợt bùng phát Covid-19 diện rộng, việc đẩy nhanh tốc độ cải cách, nâng cao trình độ và kỹ năng của lực lượng lao động, đồng thời cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ giúp củng cố khu vực tư nhân để nền kinh tế sớm phục hồi từ đại dịch và tận dụng tối đa tiềm năng phát triển.
(BĐT) - Được kỳ vọng trở thành động lực mới trong phát triển kinh tế, nhưng hiện tại đa phần doanh nghiệp tư nhân (DNTN) của Việt Nam chỉ có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Hiện tượng “thiếu DN cỡ vừa” cho thấy, dư địa để hình thành đội ngũ DNTN dẫn đầu, thúc đẩy tăng trưởng của toàn bộ một ngành, một chuỗi giá trị hoặc một cụm DN trong trung hạn là không nhiều.
(BĐT) - Một trong những giải pháp trọng tâm sẽ được đẩy mạnh thời gian tới là đổi mới công tác thanh, kiểm tra doanh nghiệp (DN) nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Đây là đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Dự thảo Đề án đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam vừa được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
(BĐT) - Vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân (KTTN) ngày càng được khẳng định, tuy vậy, chất lượng phát triển của khu vực này vẫn còn hạn chế, chưa thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Đâu là điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của khu vực này và hướng tháo gỡ ra sao là vấn đề được đặt ra tại Hội thảo Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước phát triển KTTN ở Việt Nam vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức.
(BĐT) - “Có tới 20% doanh nghiệp (DN) khảo sát gần đây vẫn bị thanh, kiểm tra 2 lần/năm, thậm chí trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 DN cũng bị kiểm tra. Công tác thanh, kiểm tra đang tạo ra nhiều rủi ro cho DN”.
(BĐT) - Công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp (DN). Để phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, công tác thanh tra, kiểm tra DN cần phải được đổi mới.
(BĐT) - Trong giai đoạn 2016 - 2020, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những động lực của tăng trưởng. Để khu vực kinh tế năng động này thực sự phát triển “bừng nở”, các chuyên gia đã đưa ra nhiều khuyến nghị.
(BĐT) - Các doanh nghiệp tư nhân đã và đang phát triển rất năng động, đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, để khu vực doanh nghiệp này phát triển nhanh, bền vững và đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế, các chuyên gia cho rằng, cần thay đổi thực chất hơn nữa về môi trường kinh doanh, đồng thời, quyết liệt cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
(BĐT) - Khu vực tư nhân ngày càng trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Do đó, cần tạo lập một môi trường kinh doanh thực sự bình đẳng, lành mạnh, tháo bỏ các rào cản về thể chế, về tiếp cận nguồn lực… để phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt từ 60 - 65%.
(BĐT) - Với mục tiêu tới năm 2025, Việt Nam có 15 doanh nghiệp (DN) tư nhân đạt vốn hóa trên 1 tỷ USD và con số này sẽ tăng lên 20 DN vào năm 2030, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đề xuất một loạt giải pháp chính sách để nuôi dưỡng, phát triển “sếu đầu đàn”. Mục tiêu này thể hiện tham vọng khẳng định thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế trong bối cảnh mới.
(BĐT) - Khó khăn của doanh nghiệp (DN) đang gia tăng trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần hai. Nếu các DN tạm ngừng kinh doanh không cơ cấu lại được hoạt động và bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài thì số lượng DN chờ giải thể có thể tăng cao.
(BĐT) - Một trong những điểm đáng chú ý của Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là NQ55) vừa được Bộ Chính trị ban hành là chủ trương khuyến khích kinh tế tư nhân (KTTN) tham gia xã hội hoá phát triển năng lượng.
(BĐT) - Năm 2019 đang dần khép lại với kết quả ấn tượng của 12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội dự kiến sẽ đạt và vượt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, một số chỉ báo kinh tế cho thấy, còn nhiều gian nan trong việc duy trì nhịp độ tăng trưởng cao song hành với việc cải thiện chất lượng tăng trưởng.
(BĐT) - Sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) vào thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) ở Việt Nam vẫn ở mức khiêm tốn. Đầu tư của khu vực này chỉ chiếm 12% lượng đầu tư cho kết cấu hạ tầng ở Việt Nam.
(BĐT) - Trong trung và dài hạn, Việt Nam cần tập trung xử lý hai vấn đề cốt lõi đối với phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong nước để khu vực này trở thành động lực, tiến tới là động lực chủ yếu của phát triển kinh tế đất nước. Đó là tình trạng doanh nghiệp tư nhân (DNTN) không muốn “lớn” và nếu muốn lớn thì không lớn được.
(BĐT) - Kinh tế tư nhân (KTTN) ngày càng được khẳng định là có sự đóng góp to lớn và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Nhưng để KTTN tiếp tục lớn lên và trưởng thành hơn theo kỳ vọng mà Đảng và Nhà nước đặt ra, trong thời gian tới, vẫn còn rất nhiều việc phải làm, trong đó có sự đồng hành của báo chí.
(BĐT) - Việt Nam muốn biến khu vực tư nhân thành động lực tăng trưởng quan trọng thì cần phải ưu tiên cải cách môi trường pháp lý cho kinh doanh. Khuyến nghị này được nhóm nghiên cứu thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra tại Tọa đàm “Thay đổi cách thức tiếp cận nhằm nâng cao hiệu quả cải cách môi trường kinh doanh” diễn ra sáng 13/6, tại Hà Nội.