#kiểm soát lạm phát
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn của thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường bất động sản. Ảnh: Lê Tiên

Kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

(BĐT) - Ngày 9/5, tại Phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, những khó khăn, thách thức từ năm 2022 đang gây áp lực lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô và khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023.
Standard Chartered dự báo, GDP của Việt Nam tăng trưởng 7,2% năm 2023. Ảnh: Lê Tiên

Gỡ nhanh các điểm nghẽn, lấy hiệu quả làm thước đo

(BĐT) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2023, tình hình phát triển kinh tế - xã hội nước ta đạt nhiều kết quả nổi bật, nhưng thách thức ngày càng lớn do bối cảnh thế giới phức tạp, khó khăn. Sức ép điều hành tăng trưởng kinh tế, bảo đảm ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát đang đòi hỏi các giải pháp điều hành linh hoạt, hiệu quả, tập trung nỗ lực gỡ nhanh các điểm nghẽn…
Bộ Tài chính dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 4,2 - 4,98%. Ảnh: Lê Tiên

Chủ động kiểm soát lạm phát năm 2023

(BĐT) - Diễn biến lạm phát thế giới có tín hiệu tích cực nhờ xu hướng giảm nhiệt tại Mỹ. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, đối với Việt Nam, nỗi lo mặt bằng giá cả hàng hóa tăng cao vẫn là yếu tố cần xem xét thận trọng khi tính toán chính sách điều chỉnh giá cả các mặt hàng do Nhà nước quản lý, cân đối cung cầu thị trường và điều hành chính sách tiền tệ.
Giá xăng dầu đã tăng 3 đợt liên tiếp sau một số đợt giảm giá và có nhiều khả năng tăng tiếp. Ảnh: Tiên Giang

Kiểm soát lạm phát năm 2023: Tạo không gian điều hành phù hợp

(BĐT) - Trao đổi với Báo Đấu thầu, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, có nhiều yếu tố gây áp lực đối với mặt bằng giá cả hàng hóa và dịch vụ trong năm sau. Việc kiểm soát làm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô là một ưu tiên chính sách, song cần cân nhắc từ nhiều góc độ để có không gian điều hành phù hợp chỉ tiêu lạm phát 2023.
Việc FED tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ tư liên tiếp sẽ gây áp lực với công tác điều hành chính sách tiền tệ của các nước, trong đó có Việt Nam. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Chính sách tiền tệ thêm áp lực lớn

(BĐT) - Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ tư liên tiếp sẽ gây áp lực với công tác điều hành chính sách tiền tệ của các nước, trong đó có Việt Nam. Giới chuyên gia dự báo, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ có đợt tăng lãi suất tiếp theo, song mức tăng sẽ không lớn bởi phải cân nhắc nhiều mục tiêu bao gồm việc tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi và ổn định kinh tế vĩ mô.
Năm 2023, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5%, CPI tăng khoảng 4,5%. Ảnh: Lê Tiên

Thách thức mục tiêu tăng trưởng, lạm phát 2023

(BĐT) - Những nét chính về bức tranh kinh tế - xã hội năm 2023 đã được Chính phủ báo cáo Quốc hội trong ngày đầu tiên của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Chính phủ xác định năm 2023 có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Từ đó xác định tinh thần không chủ quan, thỏa mãn với những kết quả đạt được và tiếp tục nỗ lực để đạt kết quả cao nhất trong năm tới.
Đầu tư công là động lực tăng trưởng quan trọng cho các tháng cuối năm và năm 2023. Ảnh: Lê Tiên

Gỡ điểm nghẽn, tạo động lực tăng trưởng dài hạn

(BĐT) - Theo nhiều dự báo, năm nay tăng trưởng trên 7% là “trong tầm tay”. Tuy nhiên, nếu nhìn sang năm 2023 và cả kế hoạch 5 năm, cần nỗ lực rất lớn để duy trì đà tăng trưởng cao khi khó khăn, thách thức đang ngày càng lớn hơn. Nhiều ý kiến cho rằng, giải pháp mà chúng ta có thể chủ động là tháo gỡ nhanh chóng điểm nghẽn để phát huy hơn nữa những động lực tăng trưởng nội tại.
Việt Nam là một trong số ít quốc gia được các tổ chức quốc tế dự báo phục hồi nhanh và tăng trưởng cao trong thời gian tới. Ảnh: Tiến Tân

Ổn định vĩ mô, tạo nền tảng tăng trưởng bền vững

(BĐT) - Việt Nam đang phục hồi tăng trưởng tốt, nhưng không thể chủ quan khi tình hình kinh tế thế giới cũng như phản ứng chính sách của các nước lớn đang rất bất ổn và sẽ tác động nhanh, mạnh đến một nền kinh tế có độ mở lớn như nước ta. Trong bối cảnh này, việc giữ ổn định vĩ mô - vốn được củng cố trong nhiều năm qua, càng cần được chú trọng, tạo nền tảng để bảo đảm tăng trưởng dài hạn.
Ảnh chỉ mang tính minh họa: Internet

Không tăng giá hàng hóa Nhà nước định giá

(BĐT) - Bộ Tài chính cho biết, một trong những giải pháp được thực hiện để kiểm soát lạm phát trong thời gian tới là không điều chỉnh tăng giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; việc điều chỉnh các mặt hàng theo lộ trình phải được đánh giá kỹ những tác động đến CPI của quý II để bảo đảm dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm.
Đà tăng giá xăng dầu là một trong những yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá thời gian tới. Ảnh: Lê Tiên

Ứng phó linh hoạt, kịp thời trong kiểm soát lạm phát

(BĐT) - Chỉ số giá tiêu dùng năm 2022 tiềm ẩn nguy cơ gia tăng do nhu cầu tiêu dùng hồi phục, giá cả nguyên vật liệu hàng hóa tăng, chính sách hỗ trợ kinh tế đang được tích cực triển khai. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng cần các giải pháp đồng bộ trong điều hành giá và hài hòa chính sách tài khóa, tiền tệ để kiểm soát tốt lạm phát trong năm nay.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu linh hoạt, góp phần kiểm soát lạm phát. Ảnh: Lê Tiên

Theo dõi sát giá cả thị trường, kiểm soát lạm phát

(BĐT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá vừa có Văn bản số 882/VPCP-KTTH ngày 10/2/2022 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành, bình ổn giá phù hợp, kiểm soát lạm phát.
Mục tiêu CPI năm 2022 tăng không quá 4% là có thể thực hiện được song không dễ dàng. Ảnh: Tường Lâm

Lên phương án chủ động kiểm soát lạm phát 2022

(BĐT) - Sức ép lạm phát năm 2022 khá lớn từ cả phía cung và cầu. Tuy nhiên, các cơ quan điều hành giá, điều hành chính sách tiền tệ... đã nhận diện và tính toán phương án điều hành để đảm bảo lạm phát trong tầm kiểm soát.
Các nguyên liệu đầu vào thiết yếu như xăng dầu, sắt thép tăng giá là yếu tố lan tỏa mạnh, khiến gia tăng chi phí sản xuất và rủi ro lạm phát. Ảnh: Lê Tiên

Linh hoạt điều chỉnh chính sách trước áp lực lạm phát

(BĐT) - Giá cả hàng hóa tăng cao, các chương trình hỗ trợ kinh tế lớn là rủi ro với lạm phát của các nước trên thế giới và Việt Nam trong năm 2022. Do đó, cần cân nhắc thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ phù hợp để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nếu dịch bệnh ở Việt Nam được kiểm soát vào tháng 10, tăng trưởng kinh tế cả năm có thể đạt 5,9%. Ảnh: Lê Tiên

Cải cách để giữ đà tăng trưởng kinh tế

(BĐT) - Theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm sẽ thụ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát dịch, tiến độ giải ngân đầu tư công, hỗ trợ kinh tế số - chuyển đổi số, khả năng tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA)... Để duy trì đà tăng trưởng, cần thúc đẩy cải cách hướng tới phục hồi bền vững, hỗ trợ kinh doanh, nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo...
Lạm phát được dự báo sẽ tăng nhanh bắt đầu từ tháng 4 do phục hồi kinh tế khiến nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng. Ảnh: Quang Tuấn

Khéo léo trong điều hành lạm phát

(BĐT) - Theo một số chuyên gia, dù lạm phát chưa trở thành một mối đe dọa kinh tế vĩ mô trong năm nay nhưng rủi ro đang tiếp tục tích tụ. Trong bối cảnh hiện nay, cần điều hành lạm phát khéo léo để giữ ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng không kiểm soát thái quá khiến kinh tế không phục hồi được.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2021 tăng 0,06% so với tháng trước, giảm 0,97% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Phú An

Kiểm soát lạm phát trong bối cảnh khó lường

(BĐT) - Diễn biến dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp, các gói hỗ trợ tăng trưởng kinh tế dự kiến tiếp tục được áp dụng là những yếu tố dự báo sẽ gây áp lực với nỗ lực kiểm soát lạm phát trong năm nay. Một số chuyên gia cho rằng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh để tạo cân đối cung cầu hàng hóa và ổn định kinh tế - xã hội là cần thiết, nhưng cần thận trọng và kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các gói hỗ trợ nhằm giảm áp lực cho lạm phát.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau dịch Covid-19, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Ảnh: Lê Tiên

Kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát

(BĐT) - Báo cáo tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, trong nhiệm kỳ 2021 - 2025 và những năm tiếp theo, toàn hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục phát huy các thành quả quan trọng đã đạt được, tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Nếu áp dụng đồng bộ và hiệu quả các giải pháp thì có khả năng kiềm chế giá cả thị trường theo mục tiêu đã đề ra. Ảnh: Hoàng Linh

Thách thức kiểm soát lạm phát

(BĐT) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng mạnh trong tháng đầu năm do giá thịt lợn vẫn ở mức cao, lại thêm những tác động khó lường của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới, gây lo ngại cho mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm nay. Tuy nhiên, nếu áp dụng đồng bộ và hiệu quả các giải pháp thì khả năng kiềm chế giá cả thị trường theo mục tiêu đã đề ra là có thể đạt được.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả để có giải pháp bình ổn phù hợp. Ảnh: Nhã Chi

Dự báo kiểm soát lạm phát bình quân năm 2019 từ 3,3 - 3,5%

(BĐT) - Qua kết quả thực hiện công tác điều hành giá tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2019, Ban Chỉ đạo điều hành giá khẳng định quyết tâm thực hiện điều hành giá theo đúng mục tiêu đã đề ra từ đầu năm và dự báo kiểm soát lạm phát bình quân năm 2019 trong mức từ 3,3 - 3,5%.