#hỗ trợ doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó, khó nhất là khả năng bán hàng suy yếu do nhu cầu giảm. Ảnh: Lê Tiên

Tiếp tục hỗ trợ thực chất để doanh nghiệp phục hồi

(BĐT) - Tăng trưởng kinh tế quý I có một số dấu hiệu tích cực, song hoạt động của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường ở mức lớn, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) vẫn ở mức thấp. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần kéo dài và bổ sung các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là tháo gỡ những điểm nghẽn trong môi trường kinh doanh, tiếp tục giảm thuế, phí và đẩy mạnh chương trình kích cầu.
Có 36.244 doanh nghiệp thành lập mới trong quý I/2024, chủ yếu trong các lĩnh vực vận tải, kho bãi; khai khoáng; nghệ thuật, vui chơi và giải trí; chế biến, chế tạo; giáo dục và đào tạo… Ảnh: Nhã Chi

Tăng tốc hỗ trợ doanh nghiệp bám trụ thị trường

(BĐT) - Quý I/2024, số lượng doanh nghiệp (DN) gia nhập và tái gia nhập thị trường vẫn tiếp đà tăng, nhưng so với cùng kỳ năm 2023, mức tăng này là không đáng kể. Trong khi đó, số DN rút lui khỏi thị trường tiếp tục tăng mạnh. Thực tế này đòi hỏi phải tăng tốc hỗ trợ bằng những giải pháp thực chất, giúp DN bám trụ thị trường.
Doanh nghiệp mong những giải pháp hỗ trợ tại Nghị quyết 02/NQ-CP nhanh chóng được đưa vào cuộc sống. Ảnh: Tuấn Anh

Tạo lực hút doanh nghiệp gia nhập thị trường

(BĐT) - Với “điểm tựa” vững chắc từ vị thế quốc gia và tăng trưởng kinh tế cùng nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp (DN), tại Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, Chính phủ đặt mục tiêu số DN gia nhập thị trường năm 2024 tăng ít nhất 10% so với năm 2023.
Doanh nghiệp Việt Nam đang chịu nhiều tác động tiêu cực từ sự suy giảm của hoạt động xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng. Ảnh: Tuấn Anh

Gỡ khó, phát huy năng lực nội sinh từ doanh nghiệp

(BĐT) - Doanh nghiệp chính là nguồn sức mạnh nội sinh quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, khu vực doanh nghiệp đang ở trong những “nghịch lý phát triển”, cần có những giải pháp ngắn hạn kịp thời, đột phá để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, song hành với giải pháp trung, dài hạn để củng cố năng lực nội sinh này của nền kinh tế.
Quyết tâm tìm lại nhịp tăng trưởng

Quyết tâm tìm lại nhịp tăng trưởng

(BĐT) - Sau những tháng đầu năm 2023 với tăng trưởng kinh tế ở mức khiêm tốn, Chính phủ tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có nhiều giải pháp kết nối thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam tại cuộc họp của Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp

Bối cảnh đặc biệt cần có các giải pháp đặc biệt

(BĐT) - Bốn tháng sau chỉ đạo của Chính phủ, cùng với các địa phương trên cả nước, các tỉnh, thành miền Trung thành lập các tổ công tác đặc biệt do Chủ tịch UBND cấp tỉnh/thành phố làm tổ trưởng. Bước đầu, những khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, giải quyết mang đến cho doanh nghiệp, nhà đầu tư những hy vọng, tin tưởng vào sự đồng hành, hỗ trợ hiệu quả của Chính phủ và lãnh đạo các địa phương.
Trong 7 tháng năm 2023, cả nước có 113.299 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2022. Ảnh: Tường Lâm

Hỗ trợ doanh nghiệp: Cấp thiết biến giải pháp thành hiện thực

(BĐT) - Trong bối cảnh cầu thị trường nước ngoài chưa cải thiện, sức mua nội địa vẫn yếu, tình hình hoạt động của doanh nghiệp (DN) vẫn vô cùng khó khăn. Ở thời điểm này, các chuyên gia kinh tế khuyến nghị cần tăng tốc thực hiện các giải pháp đã ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn, thách thức để phục hồi, phát triển.
Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp thời gian qua đã được báo chí phản ánh và truyền tải đến các cơ quan chức năng. Ảnh: Lê Tiên

Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó

(BĐT) - Với tiếng nói chân thực, khách quan và có tính xây dựng, báo chí góp phần xây dựng môi trường kinh doanh công bằng để các doanh nghiệp cùng hoạt động, tạo ra giá trị và đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều ý kiến doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng, báo chí càng cần phát huy hơn nữa vai trò cầu nối, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là ở những tờ báo có bản sắc riêng, chuyên nghiệp và chuẩn mực trong tác nghiệp…
Cần thêm giải pháp giúp doanh nghiệp vực dậy tăng trưởng

Cần thêm giải pháp giúp doanh nghiệp vực dậy tăng trưởng

(BĐT) - Sức khỏe kinh doanh của doanh nghiệp (DN) đang cho thấy sự sụt giảm đáng kể, với lợi nhuận sau thuế của 1.114 DN niêm yết trong quý I/2023 giảm tới 27,6%. Trong đó, các DN phi tài chính suy giảm lợi nhuận cao nhất: 44,7% so với cùng kỳ 2022. Đây cũng là mức giảm mạnh nhất của một quý trong 10 năm qua nếu không tính giai đoạn đại dịch Covid-19.
Để vượt qua khó khăn, thách thức, doanh nghiệp cần nhất là được tăng cường năng lực tài chính từ dòng chảy tín dụng hoặc thuận lợi trong gọi vốn trên thị trường chứng khoán. Ảnh: Lê Tiên

Để vốn chảy đến doanh nghiệp: Cần khung chính sách thiết thực hơn

(BĐT) - Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) vừa trình Quốc hội có nội dung giảm mạnh tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và tổng mức dư nợ tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan. Cùng thời điểm, trong 5 giải pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam phát triển bền vững được công bố ngày 5/6/2023 không có giải pháp trực tiếp nào hỗ trợ doanh nghiệp (DN) huy động vốn.
Một số đại biểu Quốc hội đề xuất tăng mức giảm thuế VAT hoặc kéo dài thời gian thực hiện tới giữa năm 2024 để hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh: Huyền Trang

Gấp rút triển khai các giải pháp hỗ trợ DN

(BĐT) - Tại phiên thảo luận ở tổ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận, khó khăn lớn nhất của nền kinh tế là khó khăn của DN. Theo đó, cần quyết liệt hơn nữa trong thực hiện các giải pháp hỗ trợ DN, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế.
Hỗ trợ doanh nghiệp, người dân hơn 500 nghìn tỷ đồng trong 3 năm

Hỗ trợ doanh nghiệp, người dân hơn 500 nghìn tỷ đồng trong 3 năm

(BĐT) - Bộ Tài chính cho biết, tác động của dịch Covid-19 và các vấn đề kinh tế, chính trị quốc tế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân. Để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, hàng loạt giải pháp về gia hạn, miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã được thực hiện.
Một số chương trình tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp đã được xây dựng và thực hiện nhưng hiệu quả rất kém. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Điểm nghẽn nguồn tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp

(BĐT) - Một số chương trình tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp đã được xây dựng và thực hiện nhưng hiệu quả rất kém. Điều này gây lãng phí nguồn lực thực thi và giảm niềm tin vào hiệu quả điều hành kinh tế - xã hội. Vì thế, cần xem xét lại công tác thiết kế chính sách hỗ trợ tín dụng, đồng thời, đánh giá tổng thể về các quỹ bảo lãnh tín dụng để tháo gỡ các vướng mắc và tái cơ cấu hoạt động của các quỹ này trong thời gian tới.
Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã "khát vốn" nhưng không thể tiếp cận gói hỗ trợ. Ảnh: Nguyễn Huế

Gỡ vướng chính sách cho DN phục hồi và phát triển

(BĐT) - Tại Diễn đàn Kinh doanh và pháp luật năm 2022 tổ chức ngày 20/12 vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) phục hồi nhanh và phát triển bền vững sau đại dịch là nhiệm vụ rất quan trọng, được Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ hết sức quan tâm.
Trong bối cảnh khó khăn hiện tại, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của Chính phủ để quay trở lại guồng sản xuất, kinh doanh. Ảnh minh họa: Nguyễn Tùng

Hỗ trợ DN vượt qua thử thách sống còn

(BĐT) - Các chỉ số kinh tế vĩ mô đang ở “mùa hè”, nhưng doanh nghiệp (DN) đang trong “mùa đông giá lạnh”. Đó là cách nói của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) về bức tranh DN hiện nay. Dù tăng trưởng GDP năm 2022 về đích ở mức cao (dự kiến trên 8%), nhưng DN đang gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi những giải pháp tháo gỡ kịp thời để DN có thể đóng góp tích cực cho tăng trưởng năm 2023.
Nhiều doanh nghiệp không thể tiếp cận được nguồn vốn để đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ảnh minh họa: Tiên Giang

Cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó

(BĐT) - Cạn kiệt dòng tiền, thiếu đơn hàng, nhiều doanh nghiệp (DN) rất vất vả để duy trì hoạt động. Các hiệp hội DN kiến nghị Chính phủ cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ về tín dụng, thị trường… và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để tiết giảm chi phí, giúp DN vượt qua khó khăn, thách thức.
Tỷ giá và lãi suất tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu gặp khó khăn. Ảnh: Tường Lâm

Hỗ trợ DN bằng chính sách minh bạch, dễ dự đoán

(BĐT) - Năm 2023, Chính phủ chọn ưu tiên hàng đầu vẫn là kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng nhiều ý kiến mong rằng, liều lượng chính sách cần phù hợp để có thể hỗ trợ doanh nghiệp chèo lái qua những biến động lớn. Đặc biệt, chính sách tiền tệ cần ổn định, dự báo được để doanh nghiệp có thể dự liệu kế hoạch sản xuất và kinh doanh.
Tập trung xây dựng và phát triển nội lực lớn mạnh là yêu cầu đầu tiên để doanh nghiệp bước lên nấc thang mới trong chuỗi giá trị. Ảnh: Đoàn Quý Bắc

Vươn lên nấc thang mới trong chuỗi giá trị toàn cầu

(BĐT) - Trong bối cảnh làn sóng chuyển dịch đầu tư diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam được nhiều tập đoàn lớn trên thế giới xem là điểm đến hấp dẫn và có triển vọng trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2022, Báo Đấu thầu trân trọng giới thiệu ý kiến của một số doanh nhân về giải pháp đưa doanh nghiệp Việt lên nấc thang mới.