#Dự án PPP
Sơ bộ tổng nhu cầu vốn đầu tư tối thiểu giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải khoảng 358 nghìn tỷ đồng, lớn hơn rất nhiều so với khả năng cân đối nguồn lực. Ảnh: Lê Tiên

Đa dạng loại hợp đồng để tăng sức hút cho PPP giao thông

(BĐT) - Thời gian qua, đa phần các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực hạ tầng giao thông thực hiện theo loại hợp đồng BOT, BT. Trong bối cảnh nguồn lực ngân sách nhà nước hạn hẹp, muốn đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng, phương thức PPP tiếp tục được xem là giải pháp quan trọng.
Lựa chọn được dự án PPP tốt sẽ giúp thu hút các tổ chức tín dụng cho vay, các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, vào lĩnh vực phát triển hạ tầng. Ảnh: Lê Tiên

Thay đổi tư duy trong lựa chọn dự án PPP

(BĐT) - Từ việc xác định rõ nhu cầu đầu tư, cần lựa chọn được dự án mới để đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) một cách bài bản. Việc thực hiện lựa chọn dự án PPP cần phải thay đổi tư duy từ cơ chế “xin cho” sang cơ chế “phục vụ”. Lựa chọn được dự án PPP tốt sẽ giúp thu hút được nhà đầu tư, tổ chức tín dụng cho vay, đặc biệt là thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Việc xây dựng Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật PPP khẳng định cam kết của Chính phủ trong việc khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Ảnh: Tiên Giang

Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư PPP

(BĐT) - Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (gọi tắt là Luật PPP) đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) trình Thủ tướng Chính phủ.
Từ ngày 5/11/2020, nhà đầu tư có thể nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Ảnh: Lê Tiên

Minh bạch thông tin dự án PPP, dự án sử dụng đất

(BĐT) - Lộ trình ứng dụng đấu thầu qua mạng đối với lựa chọn nhà thầu của nước ta tính đến nay đã có những bước tiến rất lớn, mang lại một hệ thống thông tin công khai, minh bạch, hạn chế được rất nhiều hành vi tiêu cực trong đấu thầu cũng như góp phần nâng cao tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu. Bắt kịp xu hướng này, nhiều bước trong quy trình lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP, dự án sử dụng đất cũng phải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Nguồn để Nhà nước thực hiện chia sẻ phần giảm doanh thu của dự án PPP là dự phòng ngân sách trung ương hoặc dự phòng ngân sách địa phương. Ảnh: Lê Tiên

Minh bạch cơ chế quản lý tài chính dự án PPP

(BĐT) - Dự thảo Nghị định quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư - nghị định thứ ba hướng dẫn Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) - vừa được Bộ Tài chính công bố lấy ý kiến. Đây là dự thảo nghị định hướng dẫn nội dung rất quan trọng đối với dự án PPP, được cộng đồng nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, trông chờ.
Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực, là lĩnh vực được đầu tư theo phương thức PPP. Ảnh: Nguyễn Thế Anh

Phát triển hạ tầng năng lượng: Rộng cửa cho tư nhân

(BĐT) - Cánh cửa cho khu vực kinh tế tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng đang được mở rộng với nhiều cơ chế, chính sách được ban hành trong thời gian qua. Đặc biệt, với Luật Đầu tư theo phương thức đối tác tư (PPP), có hiệu lực vào đầu năm 2021, nhà đầu tư tư nhân sẽ vững tậm hơn về hành lang pháp lý khi tham gia vào lĩnh vực này .
Dự thảo Nghị định hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia và dự án do Quốc hội quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư có nhiều nội dung liên quan đến dự án PPP. Ảnh: Lê Tiên

Thống nhất khung khổ pháp lý cho dự án đầu tư lớn

(BĐT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang gấp rút hoàn thiện để trình Chính phủ Dự thảo Nghị định hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia và dự án do Quốc hội quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư. Sau khi được ban hành, Nghị định sẽ tạo khung khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ và cập nhật cho các dự án đầu tư quy mô lớn.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Đắk Lắk mời thầu Dự án PPP Đường giao thông Quốc lộ 26

(BĐT) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (bên mời thầu) vừa thông báo, từ ngày 27/10 - 28/12/2020 sẽ phát hành hồ sơ mời thầu Dự án Đường giao thông Quốc lộ 26 (Km145+800) - Quốc lộ 14 - Tỉnh lộ 8, TP. Buôn Ma Thuột theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BT với tổng mức đầu tư dự kiến 842,4 tỷ đồng, Nhà nước không tham gia góp vốn đầu tư.
Ảnh minh họa - Lê Tiên

2 dự án PPP cao tốc phải gia hạn đóng thầu vì không có nhà đầu tư tham gia

(BĐT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, ngày 2/10 và 5/10 vừa qua, các ban quản lý dự án chuyên ngành thuộc Bộ đã tiến hành đóng/mở thầu lựa chọn nhà đầu tư của 5 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam theo hình thức đối tác công - tư (PPP), gồm: Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm và Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phát triển hệ thống cảng cạn, trong đó ưu tiên đầu tư các cảng cạn kết nối với đường thủy nội địa. Ảnh: Lê Tiên

Cơ hội lớn cho các dự án PPP đường thủy

(BĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 37/CT-TTg về thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa. Theo đó, các dự án PPP trong lĩnh vực này sẽ được ưu tiên đầu tư, doanh nghiệp (DN) được tạo điều kiện tối đa về thủ tục, quỹ đất để triển khai dự án.
Luật PPP và các văn bản hướng dẫn được ban hành sẽ tháo gỡ rào cản, thu hút được khu vực tư nhân trong và ngoài nước đầu tư vào kết cấu hạ tầng. Ảnh: Lê Tiên

Luật PPP - cơ hội mới cho nhà đầu tư

(BĐT) - Luật PPP được ban hành và có hiệu lực trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam, ở thời điểm chuẩn bị xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn mới. Do đó, trong thời gian tới, việc triển khai PPP sẽ có những thuận lợi cũng như thách thức đan xen.
Vướng mắc của dự án BOT đã, đang thực hiện là nguyên nhân quan trọng khiến ngân hàng e dè cho vay mới, thậm chí nói không với BOT. Ảnh Báo Khánh Hòa

Cấp thiết giải quyết vướng mắc của dự án BOT

(BĐT) - Một kỳ đầu tư trung hạn mới sắp đến, với bài toán lớn về cân đối nguồn lực đáp ứng nhu cầu đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 của các bộ, ngành, địa phương lên tới 3,5 triệu tỷ đồng. Ngân sách nhà nước (NSNN) chắc chắn không đáp ứng được, nhưng muốn khơi thông dòng vốn mới của khu vực tư nhân thì điều rất quan trọng là cần tháo gỡ được những ách tắc, vướng mắc hiện tại.
Quy định về cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu tại Luật PPP là nội dung được các nhà đầu tư dự án đặc biệt quan tâm. Ảnh: Lê Tiên

Đã ký hợp đồng, nhà đầu tư vẫn muốn áp dụng Luật PPP

(BĐT) - Những điểm mới của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được cộng đồng nhà đầu tư đánh giá cao và rất trông chờ. Có lẽ vì thế mà nhiều nhà đầu tư kỳ vọng các dự án đang thực hiện được áp dụng quy định mới của Luật để tháo gỡ vướng mắc hiện tại hoặc để tránh rủi ro, đổ vỡ về sau. Tuy nhiên, việc chuyển tiếp cần đảm bảo đúng quy định tại Luật PPP.
Luật PPP có nhiều điểm mới thể hiện rõ bản chất đối tác công - tư và thể hiện sự cam kết của Chính phủ đồng hành với nhà đầu tư. Ảnh: Lê Tiên

Sớm hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ về PPP

(BĐT) - Luật PPP có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 được dư luận đánh giá cao, tạo cú hích cho thu hút tư nhân đầu tư vào hạ tầng trong thời gian tới, đặc biệt là các dự án hạ tầng quy mô lớn, có tác động lan tỏa, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội. Công tác xây dựng các nghị định hướng dẫn Luật PPP đang được các cơ quan liên quan dồn sức thực hiện để phát huy cao nhất hiệu quả của Luật.
Đầu tư PPP là phương thức phù hợp, hiệu quả để xây dựng kết cấu hạ tầng trong thời điểm hiện nay. Ảnh: Lê Tiên

Nhu cầu đầu tư lớn, huy động tối đa các nguồn lực

(BĐT) - Kế hoạch đầu tư công năm 2021, trung hạn 2021 - 2025 đang được các bộ, cơ quan trung ương, địa phương xây dựng. Sự giằng co khó tránh khỏi ở mỗi kỳ lập kế hoạch là nhu cầu đầu tư rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước các cấp có hạn, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động lớn đến nguồn thu ngân sách và toàn nền kinh tế. Việc huy động tối đa các nguồn lực là giải pháp cần thiết, vì không thể và không nên cái gì cũng trông chờ ngân sách nhà nước.
So với năm 2018, số lượng dự án PPP triển khai trong năm
2019 giảm 61 dự án, số đơn vị triển khai dự án PPP giảm từ 24 đơn vị (năm 2018)
xuống còn 14 đơn vị năm 2019. Ảnh: Lê Tiên

Thấy gì từ các dự án PPP năm 2019?

(BĐT) - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), năm 2019 cả nước đã huy động được khoảng 7.834 tỷ đồng tổng mức đầu tư thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho 29 dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), trong đó có 11 dự án BT (xây dựng - chuyển giao).