(BĐT) - Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 9 tháng 2024 ước đạt 32,2 tỷ USD, tăng 8,18% so cùng kỳ 2023. Tính riêng trong quý III/2024, con số này đạt 12,6 tỷ USD, cho thấy hoạt động xuất khẩu của ngành được cải thiện tích cực khi tốc độ tăng trưởng ngày càng mở rộng so với những tháng đầu năm. Nhiều doanh nghiệp trong ngành cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.
(BĐT) - Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may quý II/2024 đã tăng trưởng 11,2% so với quý trước đó. Đơn hàng tăng trở lại giúp một số doanh nghiệp dệt may ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc.
(BĐT) - Sau năm 2023 gặp nhiều khó khăn do sức mua giảm, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may như May Sông Hồng, Dệt may Thành Công, May Việt Tiến, Tổng công ty May 10... đã có khởi đầu tích cực trong quý đầu tiên của năm 2024 với kết quả kinh doanh tăng trưởng trở lại nhờ lượng đơn hàng phục hồi.
(BĐT) - Việc các thị trường lớn như Mỹ, EU,… đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế, sức mua sụt giảm đang ảnh hưởng đến triển vọng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trong năm 2023.
(BĐT) - Mặc dù kết quả kinh doanh tăng trưởng cao trong 9 tháng đầu năm 2022, nhưng ngay trong tháng 9, những bất lợi về thị trường đã xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp tới hầu hết các doanh nghiệp dệt may. Vì vậy, sản xuất kinh doanh trong thời gian tới được dự báo rất khó khăn.
(BĐT) - Qua nửa chặng đường năm 2022, kết quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp dệt may tương đối khả quan với mức tăng trưởng cao cả về doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, thời gian còn lại của năm được dự báo gặp nhiều khó khăn, thách thức.
(BĐT) - Nhiều doanh nghiệp dệt may đã công bố kết quả kinh doanh năm 2021 với mức tăng trưởng tích cực, một số doanh nghiệp có nhà máy đặt tại phía Nam - nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 - ghi nhận kết quả kém khả quan hơn. Song hầu hết các doanh nghiệp đều lạc quan về triển vọng kinh doanh năm 2022.
(BĐT) - Trong khi khu vực phía Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự bùng phát dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp dệt may phải đối mặt với gia tăng chi phí, mất đơn hàng, thua lỗ…, thì các doanh nghiệp dệt may phía Bắc vẫn ghi nhận sự tăng trưởng.
(BĐT) - Sau 6 tháng đầu năm kinh doanh khởi sắc, doanh nghiệp ngành dệt may, đặc biệt là doanh nghiệp khu vực phía Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức bởi gián đoạn hoạt động sản xuất, chuỗi cung ứng và thiếu nhân lực do dịch Covid-19.
(BĐT) - Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, ngành dệt may, da giày trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc so với cùng kỳ năm trước khi một số thị trường xuất khẩu chính dần hồi phục và tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã lên kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất trong năm nay.
(BĐT) - Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, trong thách thức, khó khăn, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn kịp thời thích ứng nhằm hạn chế ảnh hưởng, thậm chí tận dụng những cơ hội ít ỏi để vươn lên. Những câu chuyện vượt khó thời Covid-19 là minh chứng cho sự linh hoạt, sáng tạo và sức sống mạnh mẽ của doanh nghiệp Việt.
(BĐT) - Bộ Công Thương cho biết, đến thời điểm này, doanh nghiệp dệt may Việt Nam chỉ nhận đơn hàng theo từng tháng, từng tuần. Thậm chí, các mặt hàng truyền thống, thế mạnh của nhiều doanh nghiệp may Việt Nam là veston, sơ mi cao cấp hầu như chưa có đơn hàng cho quý cuối năm.
(BĐT) - Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thời gian qua, hàng loạt đơn hàng bị hủy, hoãn, giãn tiến độ giao hàng và chậm thanh toán khiến các doanh nghiệp trong ngành dệt may điêu đứng. Dù tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam đã cơ bản được kiểm soát, nhưng nhu cầu thị trường sụt giảm sẽ khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Các doanh nghiệp dệt may tiếp tục bức xúc về những quy định trong Thông tư 37 hiện hành của Bộ Công thương đối với công tác kiểm tra và kiến nghị bỏ một số quy định trong Thông tư này.
(BĐT) - Tình trạng doanh nghiệp (DN) dệt may Việt Nam đang gặp khó trong việc tìm kiếm các đơn hàng mới rất đáng để mổ xẻ, nhất là khi “kiếp” gia công, làm thầu phụ vẫn còn dai dẳng.
(BĐT) - Hôm nay, Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2016. Năm 2016, Vinatex đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng vượt bậc so với kết quả năm 2015.
(BĐT) - Theo Bộ Công Thương, đến nay, nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đủ đơn hàng xuất khẩu đến quý II, thậm chí một số doanh nghiệp đã lên kín lịch sản xuất đến cuối năm.
Việc phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu và những thay đổi trong quan hệ lao động khiến doanh nghiệp dệt may chịu thêm nhiều sức ép khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).