#chính sách tiền tệ
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể duy trì lãi suất cao ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu

Chính sách tiền tệ tiếp tục “giằng co” giữa lạm phát và lãi suất

(BĐT) - Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang khiến các thành viên thị trường lo ngại rằng Fed có thể chưa hạ lãi suất trong năm 2024 khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, tiến trình giảm lạm phát về mục tiêu 2% đang “thiếu bước tiến”. Tác động từ động thái giữ lãi suất ở mức cao của Fed lan tỏa ra thị trường toàn cầu, khiến các ngân hàng trung ương trên thế giới phải vật lộn để “đối phó”.
Thường trực Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo việc làm, sinh kế cho người dân. Ảnh: Trần Việt

Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô

(BĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa phát đi thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2024; tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia; các báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.
Khảo sát 9.556 DN của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cho biết, 59,2% DN gặp khó về đơn hàng; trên 51% DN gặp khó trong tiếp cận vốn vay, trong đó khó nhất là các DN ngành xây dựng, DN nhỏ và siêu nhỏ… Ảnh: Lê Tiên

Kỳ vọng dòng tiền tìm đến sản xuất, kinh doanh

(BĐT) - Khối ngân hàng thương mại bắt đầu công bố giảm lãi suất huy động và cho vay, với mức giảm 0,2-0,6 điểm % sau quyết định giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực từ 25/5/2023. Trong khi chính sách tiền tệ chuyển động tích cực thì chính sách tài khóa, trước mắt là giảm thuế giá trị gia tăng 2%, sẽ được Quốc hội xem xét, thảo luận vào ngày 01/6/2023.
Từ tháng 1/2023 đến nay, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng đã giảm khoảng 0,5 điểm %, hiện ở mức 7,1 - 8,4% đối với kỳ hạn 12 tháng. Ảnh: Nhã Chi

Thêm khó khăn với lựa chọn giảm lãi suất

(BĐT) - Dù đã có 2 lần giảm lãi suất điều hành, song mặt bằng lãi suất cho vay vẫn ở mức “khó chịu đựng” đối với nhiều doanh nghiệp. Do đó, nhiều ý kiến đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục giảm lãi suất điều hành để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại (NHTM) giảm lãi suất cho vay.
Đầu tư công là động lực quan trọng để tạo đột phá, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Kinh tế Việt Nam năm 2023: Ba đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5%

(BĐT) - Kinh tế Việt Nam đang ngấm sâu những ảnh hưởng do suy thoái kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt và tác động lan tỏa từ căng thẳng địa chính trị toàn cầu. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ tăng trưởng thông qua việc nới lỏng tiền tệ và khối lượng lớn vốn đầu tư công kỳ vọng được giải ngân năm 2023, cùng với việc mở cửa trở lại của Trung Quốc, sẽ giúp Việt Nam đương đầu với những bất lợi này để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5%.
Tính đến ngày 28/3/2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 2,06% so với cuối năm 2022, tăng 11,17% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Nhã Chi

Điều hành chính sách tiền tệ: Nhiều giải pháp “hồi sức” doanh nghiệp

(BĐT) - Để hỗ trợ cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho nền kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang nghiên cứu cách thức giãn, hoãn, cơ cấu nợ cho một số doanh nghiệp. Đồng thời, trong điều kiện lạm phát giảm áp lực, có thể sẽ tính đến việc giảm lãi suất điều hành để tạo thuận lợi hạ mặt bằng lãi suất chung của nền kinh tế.
Ảnh minh họa: Internet

ADB: Bất ổn ngân hàng toàn cầu gây u ám cho thị trường tài chính Đông Á

(BĐT) - Theo ấn bản mới nhất của Báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á vừa được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố, các điều kiện tài chính ở Đông Á mới nổi được cải thiện nhẹ từ cuối tháng 11/2022 tới đầu tháng 3/2023, trong bối cảnh rủi ro suy thoái và áp lực lạm phát giảm bớt. Tuy nhiên, những điều kiện này đã suy yếu do sự không chắc chắn đối với chính sách tiền tệ của Mỹ và những bất ổn trong hệ thống ngân hàng toàn cầu gần đây.
Chính sách tiền tệ tránh tạo ra rạn nứt hệ thống gây tổn thương nền kinh tế

Chính sách tiền tệ tránh tạo ra rạn nứt hệ thống gây tổn thương nền kinh tế

(BĐT) - Thiết thực và hiệu quả là những yếu tố được ông Nguyễn Minh Cường, Kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với Báo Đấu thầu về giải pháp ứng phó với các bất ổn trên thị trường tài chính. Đó cũng là những tiêu chí cần có trong xây dựng và thực hiện chính sách để tránh những rạn nứt ngầm có thể gây tổn thương nền kinh tế và để lại hệ lụy kéo dài.
Lãi suất cao sẽ chồng thêm khó khăn cho nền kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Biến số mới với điều hành chính sách tiền tệ

(BĐT) - Lãi suất điều hành của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể lên mức 5,75% thay vì dừng ở mức 5,1% như các dự báo trước đó. Điều này chắc chắn có tác động đến diễn biến tài chính, kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Giới phân tích cho rằng, Việt Nam cần chủ động các chính sách ứng phó, cân đối giữa chính sách lãi suất và tỷ giá để kiên định mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn…
Các bộ, ngành, địa phương phải tập trung nguồn lực cho 3 động lực tăng trưởng là tiêu dùng - đầu tư - xuất khẩu. Ảnh: Lê Tiên

Tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng

(BĐT) - Tháng đầu tiên của năm 2023 nền kinh tế có những kết quả mừng - lo đan xen. Trước những thách thức lớn hơn trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, điều hành không giật cục, tập trung thúc đẩy mạnh mẽ 3 động lực cho tăng trưởng năm nay là tiêu dùng - đầu tư - xuất khẩu.
Với diễn biến trên thế giới và kinh tế trong nước, việc bảo đảm ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Ảnh: Tiên Giang

Áp lực điều hành chính sách tiền tệ

(BĐT) - Áp lực tỷ giá, lãi suất, lạm phát, nhu cầu vốn của nền kinh tế khiến chính sách tiền tệ có sự giằng co rõ nét trong năm 2022. Dự báo áp lực tỷ giá, lãi suất năm 2023 sẽ giảm nhiệt song vẫn còn quan ngại về rủi ro từ kinh tế thế giới, đòi hỏi công tác điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục linh hoạt, hiệu quả, lựa chọn mục tiêu ưu tiên trong sự cân bằng chung giữa các yêu cầu vĩ mô.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11 giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 8,4%. Ảnh: Lê Tiên

Chủ động vượt khó, giữ vững động lực tăng trưởng

(BĐT) - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), khó khăn, thách thức đang ngày càng gia tăng, nhất là áp lực từ bên ngoài làm bộc lộ rõ nét hơn những vấn đề nội tại, tích tụ lâu năm của nền kinh tế. Bối cảnh này yêu cầu các giải pháp điều hành phải chủ động, quyết liệt, hiệu quả hơn để xử lý ngay, không làm tăng thêm những khó khăn, thách thức hiện thời, hạn chế tác động dây chuyền đến các ngành, lĩnh vực, động lực tăng trưởng của nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng còn hạn mức tín dụng chủ động cân đối, điều hòa nguồn vốn, tích cực giải ngân tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Lê Tiên

Áp lực nhiều bề với hạn mức tín dụng

(BĐT) - Sự thận trọng trong điều hành hạn mức tín dụng ở thời điểm này được cho là phù hợp với bối cảnh chính sách tiền tệ chịu nhiều áp lực, đặc biệt là rủi ro lạm phát cao quay trở lại. Mặc dù việc nới nguồn vốn tín dụng là bài toán không dễ dàng thực hiện, nhưng tình trạng doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn sản xuất, kinh doanh cũng là một thực tế cần giải quyết.
Việc FED tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ tư liên tiếp sẽ gây áp lực với công tác điều hành chính sách tiền tệ của các nước, trong đó có Việt Nam. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Chính sách tiền tệ thêm áp lực lớn

(BĐT) - Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ tư liên tiếp sẽ gây áp lực với công tác điều hành chính sách tiền tệ của các nước, trong đó có Việt Nam. Giới chuyên gia dự báo, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ có đợt tăng lãi suất tiếp theo, song mức tăng sẽ không lớn bởi phải cân nhắc nhiều mục tiêu bao gồm việc tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi và ổn định kinh tế vĩ mô.
Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn do nhiều ngân hàng đã hết hạn mức tín dụng. Ảnh: Lê Tiên

Cấp thiết giảm áp lực lãi suất với doanh nghiệp

(BĐT) - Đã có ngân hàng tăng lãi suất huy động lên mức 9,5%/năm, lãi suất cho vay cũng đã vượt qua ngưỡng 11%. Nhiều doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tìm nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng. Khi không còn nhiều “dư địa” giữ mặt bằng lãi suất ở mức thấp, nhiều ý kiến mong rằng, các chính sách hỗ trợ khác sẽ được Chính phủ và các bộ, ngành đẩy mạnh hơn nữa để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Một loạt ngân hàng thương mại đã quyết định tăng lãi suất huy động từ ngày 23/9 với mức tăng từ 0,3 đến 1 điểm % tùy theo các kỳ hạn và phương thức gửi tiền. Ảnh: Lê Tiên

Thách thức ngày càng lớn với điều hành chính sách tiền tệ

(BĐT) - Trước bài toán bất khả thi về tỷ giá và lãi suất trong bối cảnh biến động nhanh, khó lường của thị trường tài chính toàn cầu, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lựa chọn tăng lãi suất điều hành để ổn định tỷ giá. Động thái này hóa giải được áp lực giảm giá đồng nội tệ, giảm rủi ro nhập khẩu lạm phát.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Đâu là thời điểm bỏ hạn mức tín dụng?

(BĐT) - Cơ quan điều hành chính sách tiền tệ, các ngân hàng thương mại và giới chuyên gia đều cho rằng, trong vài năm tới, việc áp hạn mức để phân bổ tín dụng cho từng tổ chức tín dụng và kiểm soát dòng tiền từ hệ thống ngân hàng vào nền kinh tế vẫn là giải pháp phù hợp với Việt Nam.
Việc dừng chính sách giữ nguyên nhóm nợ sẽ khiến một số doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn tín dụng để khôi phục sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Lê Tiên

Chính sách giữ nguyên nhóm nợ: Đã đến thời điểm dừng?

(BĐT) - Nhóm công tác của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khuyến nghị Việt Nam nên dừng chính sách giữ nguyên nhóm nợ vào tháng 6 tới đây do nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục và nhằm hạn chế rủi ro. Trong khi đó, có ý kiến cho rằng, cần thận trọng xem xét việc này, bởi nền kinh tế đang phục hồi song nhiều doanh nghiệp và một số lĩnh vực còn rất khó khăn, cần được giữ nguyên nhóm nợ để có thể tiếp cận vốn tín dụng, tạo nguồn lực khôi phục sản xuất, kinh doanh.