#Mục tiêu tăng trưởng
Bản tin thời sự sáng 2/2

Bản tin thời sự sáng 2/2

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là đưa vụ án tại Bộ Công Thương vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi; giá vàng miếng vượt 78 triệu đồng; giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh, phá mốc 24.000 đồng/lít; giá USD tự do giảm mạnh, mất mốc 25.000 đồng…
Thúc đẩy đầu tư công là giải pháp quan trọng góp phần đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024. Ảnh: Huyền Trang

Kỳ vọng và thách thức từ mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5%

(BĐT) - Các động lực tăng trưởng chủ chốt đã có một số tín hiệu phục hồi tích cực, kỳ vọng tạo lực đẩy tốt cho tăng trưởng kinh tế năm 2024. Tuy nhiên, khi còn nhiều rủi ro từ môi trường bên ngoài và thách thức từ nội tại nền kinh tế, cần quyết liệt thúc đẩy đầu tư công và thực hiện các giải pháp hỗ trợ kinh tế hiệu quả hơn để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 - 6,5% mà Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đặt ra.
GDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,72%, khá thấp so với GDP cùng kỳ giai đoạn 2011 - 2023. Ảnh: Lê Tiên

Gia tăng áp lực mục tiêu tăng trưởng 2023

(BĐT) - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,72%, khá thấp so với GDP cùng kỳ giai đoạn 2011 - 2023. Trong bối cảnh này, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023 là rất thách thức. Song, với sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ, kinh tế Việt Nam vẫn có động lực để có thể đạt được mức tăng trưởng cao nhất trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu.
Khu vực công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng tới 30% GDP nhưng gần như không tăng trưởng trong 4 tháng đầu năm. Ảnh: Tường Lâm

Chưa điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng, nỗ lực phấn đấu

(BĐT) - Quý 1 năm 2023, tốc độ tăng trưởng đạt được tuy thấp hơn kế hoạch nhưng cũng khá tích cực trong bối cảnh khó khăn chung của thế giới. Thách thức tăng trưởng các quý tới rất lớn, nhưng báo cáo tại Kỳ họp thứ 5, Chính phủ chưa đề xuất điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng năm 2023, nỗ lực phấn đấu tối đa. Theo nhiều đại biểu Quốc hội, để đạt được mục tiêu, trong bối cảnh yếu tố bên ngoài chưa thuận lợi, cần thêm giải pháp hỗ trợ DN, phát huy tối đa nội lực, nguồn lực đang tồn đọng…
Trong quý I, khu vực công nghiệp và xây dựng, một trong những động lực chính của nền kinh tế, suy giảm 0,4%, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng GDP. Ảnh: Lê Tiên

Gia tăng sức ép hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

(BĐT) - Quý I/2023, tổng sản phẩm trong nước (GDP) chỉ tăng 3,32%, là mức thấp thứ 2 trong giai đoạn 2011 - 2023. Kết quả này gây áp lực cho khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm 2023. Mặc dù vậy, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, vẫn có 3 động lực nổi bật giúp nền kinh tế đạt được mục tiêu tăng trưởng như Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.
Mục tiêu tăng trưởng 6%: Khó nhưng không phải bất khả thi

Mục tiêu tăng trưởng 6%: Khó nhưng không phải bất khả thi

(BĐT) - Trong bối cảnh chịu nhiều tác động tiêu cực từ diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều địa phương vẫn đạt kết quả phát triển kinh tế tích cực, đồng thời đang nỗ lực đạt các mục tiêu đã đặt ra cho năm 2021. Quyết tâm của địa phương củng cố thêm động lực, niềm tin để phấn đấu thực hiện cao nhất mục tiêu tăng trưởng năm 2021 của cả nước được Quốc hội thông qua, dù thách thức, khó khăn là rất lớn.
Việt Nam cần tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, thu hút dòng vốn đầu tư dịch chuyển để vượt lên, phát triển mạnh mẽ. Ảnh: Lê Tiên

Năm 2021 - Quyết tâm tăng tốc vì khát vọng phát triển

(BĐT) - Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển KTXH 10 năm 2021 - 2030. Đây cũng là “thời gian vàng” để kinh tế Việt Nam tận dụng những cơ hội mới. Việc đặt mục tiêu tăng trưởng của năm 2021 khoảng 6% chính là động lực để quyết tâm phấn đấu, tạo nền tảng vững chắc cho kinh tế bứt phá những năm sau.

Thị trường nhập khẩu có dấu hiệu phục hồi là cơ sở cho phục
hồi ngành chế biến, chế tạo và xuất khẩu. Ảnh: Lê Tiên

Củng cố nền tảng cho tăng trưởng dài hạn

(BĐT) - Tác động của Covid-19 đối với nền kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ không chỉ dừng lại trong năm 2020 mà có thể kéo dài tới quá nửa giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới.
Năm 2020, Chính phủ đặt quyết tâm ít nhất đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% được Quốc hội thông qua và nỗ lực cao hơn phấn đấu đạt 7%. Ảnh: Lê Tiên

Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2020: Lan tỏa tinh thần trách nhiệm

(BĐT) - Nhận định năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 - 2020, chuẩn bị và tạo đà cho Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược 10 năm 2021 - 2030, Chính phủ đề ra phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, trách nhiệm, hiệu quả” trong Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2020. 
Nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thông thoáng cho sản xuất kinh doanh và đầu tư. Ảnh: Lê Tiên

Quyết tâm vượt khó, đạt mục tiêu tăng trưởng

(BĐT) - Khả năng tăng trưởng quý I năm nay có thể sẽ không đạt mục tiêu tại Nghị quyết 01/NQ-CP. Tuy nhiên, Chính phủ đã thể hiện sự quyết tâm, kiên định, nhất quán phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước năm 2019. Bởi lẽ tăng trưởng không chỉ cho năm 2019, mà còn đảm bảo những mục tiêu trung, dài hạn, để Việt Nam không tụt hậu.
Chính phủ, các bộ, ngành xác định xây dựng thể chế chính sách là ưu tiên hàng đầu để tạo đột phá cho huy động nguồn lực phát triển trong năm 2018. Ảnh: Trần Hải

Kinh tế tháng 1: Khởi đầu tích cực cho năm 2018

(BĐT) - Tháng đầu tiên của năm 2018 kinh tế Việt Nam đã đạt những kết quả khá tích cực trên nhiều mặt. Đây sẽ là những bậc thang vững chắc đầu tiên để phấn đấu đi đến kết quả tăng trưởng như mục tiêu.
Ảnh Internet

Phác họa bức tranh tăng trưởng năm 2018

(BĐT) - Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) dự thảo và báo cáo Chính phủ, với mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm tới là 6,5%. 
Có 91,1% doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ tăng lên. Ảnh: Lê Tiên

Chế biến, chế tạo có nhiều tín hiệu lạc quan

(BĐT) - Kết thúc 9 tháng năm 2017, công nghiệp chế biến, chế tạo đã có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. 
Thủ tướng chỉ đạo phải quyết tâm, nỗ lực, hành động quyết liệt hơn nữa để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng. Ảnh: Quang Hiếu

Nhiều địa phương cam kết hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

(BĐT) - Tại phiên họp trực tuyến Chính phủ thường kỳ tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2017 diễn ra ngày 3/7, hầu hết ý kiến các bộ, ngành và địa phương đánh giá tình hình kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,7% thì 6 tháng còn lại của năm 2017 phải tăng trưởng 7,42%.
Để thúc đẩy tăng trưởng cần tăng tổng cầu của nền kinh tế với giải pháp cụ thể là tăng tín dụng đầu tư và tín dụng cho tiêu dùng. Ảnh: Lê Tiên

Có căn cứ để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%

(BĐT) - Tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội cuối tuần qua, nhiều đại biểu Quốc hội thể hiện sự ủng hộ đối với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm nay của Chính phủ.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, giày dép và thủy sản đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Nhã Chi

Củng cố xuất khẩu để đạt mục tiêu tăng trưởng

(BĐT) - Với kế hoạch cắt giảm lượng dầu thô khai thác, những dấu hiệu kém khả quan về công nghiệp trong quý I/2017 cùng với cầu tiêu dùng trong nước yếu, xuất khẩu được đánh giá là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% trong năm 2017.
Môi trường đầu tư, kinh doanh trong các năm sau sẽ tốt hơn nữa. Ảnh: Đức Thanh

Lường trước các thách thức đối với tăng trưởng 2017

(BĐT) - Mặc dù tăng trưởng kinh tế năm 2016 chỉ đạt 6,21% nhưng nhiều chuyên gia vẫn tin tưởng rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2017 mà Chính phủ đặt ra là khả thi. Việc quyết tâm giữ mục tiêu tăng trưởng không giảm trong 2 năm (2016 - 2017) được đánh giá là bước chuyển trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.