#Luật PPP
Theo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 162 dự án BT chuyển tiếp với tổng mức đầu tư các dự án là 58.616 tỷ đồng, quỹ đất dự kiến thanh toán khoảng 20.673 ha. Ảnh: Tường Lâm

Xử lý dứt điểm vướng mắc dự án BT chuyển tiếp

(BĐT) - Báo Đấu thầu đã nhiều lần phản ánh về sự mòn mỏi, chờ đợi của các nhà đầu tư (NĐT) dự án BT khi công trình BT đã hoàn thành nhiều năm vẫn chưa được thanh toán. Có NĐT chia sẻ phải bán hết tài sản để trả nợ ngân hàng, cũng có NĐT khởi kiện chính quyền địa phương như trường hợp tại Đà Nẵng. Việc tháo gỡ cho các dự án BT gặp vướng mắc sẽ góp phần củng cố niềm tin của NĐT, đồng thời khơi thông nhiều dự án bất động sản thực hiện theo hợp đồng BT.
Việc huy động nguồn vốn tư nhân, nhất là nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho các dự án PPP đang gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Tường Lâm

Gỡ vướng chính sách PPP: Khơi nguồn lực tư nhân vào hạ tầng giao thông

(BĐT) - Theo nhóm Công tác Cơ sở hạ tầng thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), ước tính mỗi năm, Chính phủ Việt Nam chỉ có thể dành 15 - 18 tỷ USD (khoảng 7% GDP) cho hạ tầng, trong khi tổng nhu cầu đầu tư hàng năm từ 25 - 30 tỷ USD, bao gồm cả ngành điện. Mỗi năm, dự kiến Việt Nam thiếu 15 tỷ USD đầu tư cho hạ tầng, do đó, nguồn lực tài chính của khu vực tư nhân sẽ có vai trò thiết yếu, khi mức nợ công của Việt Nam được thiết lập ở mức 60% GDP.
Sắp tới, TP.HCM sẽ triển khai các dự án trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, giáo dục, giao thông theo phương thức PPP và theo chính sách đặc thù tại Nghị quyết số 98/2023/QH15. Ảnh: Tường Lâm

“Cú huých” mới cho đầu tư PPP tại TP.HCM

(BĐT) - Dù là địa phương đầu tiên của cả nước triển khai thành công dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) nhưng hơn 3 năm trở lại đây, TP.HCM chưa có thêm dự án PPP mới. Khi Nghị quyết số 98/2023/QH15 về các chính sách đặc thù cho TP.HCM có hiệu lực, việc cụ thể hóa các dự án PPP trên địa bàn cần sớm được công bố để trở thành kênh dẫn vốn tư nhân hiệu quả.
Nhà đầu tư nhiều dự án BOT ký hợp đồng trong giai đoạn 2011 - 2015 phải đối diện với khó khăn rất lớn, nguy cơ vỡ phương án tài chính, phá sản doanh nghiệp dự án. Ảnh: Tường Lâm

Chênh lệch lãi suất vốn vay dự án BOT: “Chuyền bóng”qua lại, DN è cổ với lãi vay

(BĐT) - Với nhiều dự án BOT ký hợp đồng trong giai đoạn 2011 - 2015, nhà đầu tư phải đối diện với khó khăn rất lớn, nguy cơ vỡ phương án tài chính, phá sản doanh nghiệp dự án nếu phải bù chênh lệch giữa lãi suất vay thực tế với mức lãi suất vốn vay được tính theo quy định làm căn cứ quyết toán. Dù đã kiến nghị nhiều cấp, đến nay, một số nhà đầu tư cho biết, vẫn chưa thấy hướng xử lý.
Việc nhượng quyền khai thác hàng nghìn km đường cao tốc đã và sắp được đưa vào vận hành sẽ giúp Nhà nước có ngay nguồn tiền lớn để đầu tư công trình khác. Ảnh: Tuấn Anh

Khai thác đường cao tốc: Gợi mở giải pháp nhượng quyền qua đấu thầu

(BĐT) - Tại nhiều quốc gia, các dự án đường cao tốc được đầu tư bằng vốn nhà nước đã được nhượng quyền khai thác, vận hành cho khu vực tư nhân thông qua đấu thầu cạnh tranh, minh bạch. Những hợp đồng nhượng quyền này mang lại lợi ích kép, Nhà nước thu được nguồn tài chính lớn để tái đầu tư hạ tầng, đồng thời tận dụng năng lực quản lý, vận hành, quản trị tốt của khu vực tư nhân.
Gần 3 năm kể từ khi Luật PPP có hiệu lực, có 10 dự án mới được phê duyệt chủ trương đầu tư theo Luật PPP; 14 dự án đang triển khai các bước chuẩn bị chủ trương đầu tư. Ảnh: Lê Tiên

Thu hút nguồn lực tư nhân phát triển hạ tầng theo hình thức PPP: Cuộc chơi khó, còn nhiều rào cản

(BĐT) - So với đầu tư công, đầu tư tư nhân thì đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được nhiều chuyên gia nhận định là khó nhất vì phải tìm được điểm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước - nhà đầu tư - người sử dụng dịch vụ công ở những dự án dài hạn, vốn lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Nhà đầu tư mong muốn có các quy định để nguồn vốn nhà nước hỗ trợ hiệu quả hơn trong việc thực hiện dự án PPP. Ảnh: Lê Tiên

Nhà đầu tư mong đợi gì từ sửa quy định liên quan PPP?

(BĐT) - Đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư tư nhân, nhưng các nhà đầu tư vẫn chờ đợi cơ chế chính sách về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) tiếp tục tháo gỡ được những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn. Hai điểm chờ gỡ vướng lớn nhất là quy định về tạm ứng, thanh toán vốn nhà nước trong các dự án và một số thông số đầu vào trong phương án tài chính dự án PPP.
Cơ chế chia sẻ rủi ro doanh thu giảm là cơ chế hấp dẫn, được đánh giá cao nhưng các nhà đầu tư cho rằng trình tự, thủ tục áp dụng còn phức tạp. Ảnh: Lê Tiên

Nhà đầu tư trông chờ “cởi nút thắt” dự án PPP

(BĐT) - Phương án tài chính, cơ chế quản lý tài chính có thể coi là yếu tố quyết định tính hấp dẫn cũng như thành bại của dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì rà soát, sửa đổi Nghị định số 28/2021/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý tài chính dự án PPP đang được nhà đầu tư trông chờ với kỳ vọng vừa tháo gỡ được vướng mắc, vừa tăng tính khả thi, hài hòa lợi ích, rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư.
Nhiều dự án PPP giao thông lớn đang được triển khai với kỳ vọng mở ra những không gian phát triển mới cho địa phương. Ảnh minh họa: Lê Tiên

Dồn dập khởi động nhiều dự án PPP giao thông lớn

(BĐT) - Trong khoảng hơn nửa năm trở lại đây, nhiều dự án lớn áp dụng Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư đã được công bố khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, một số dự án khác đang được rốt ráo hoàn thiện các bước để sớm lựa chọn nhà đầu tư. Đây đều là những dự án lớn, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, quyết tâm triển khai của lãnh đạo địa phương, dồn nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước để tham gia.
Việc điều chỉnh tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP sẽ giúp thu hút thêm nguồn lực tư nhân vào phát triển hạ tầng đường bộ. Ảnh: Lê Tiên

Gỡ khó cơ chế, khơi thông nguồn lực đầu tư đường bộ

(BĐT) - Nhiều dự án PPP cần thiết đầu tư nhưng khó hoàn vốn, dự án cao tốc, quốc lộ hay những dự án liên vùng địa phương muốn chi ngân sách nhà nước (NSNN) để đầu tư nhưng vướng cơ chế… Cơ chế nào để khơi thông, huy động hiệu quả các nguồn lực của NSNN từ trung ương đến địa phương và thu hút được nguồn lực tư nhân đầu tư cho công trình đường bộ trong bối cảnh hiện nay là điều mà nhiều địa phương, nhà đầu tư đang rất trông ngóng.
Tính đến hết năm 2022, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã và đang triển khai thực hiện 9 dự án BT, trong đó có 8 dự án giao thông và 1 dự án xây dựng dân dụng. Ảnh: Giang Sơn Đông

Bắc Giang đưa dự án BT chuyển tiếp vào danh mục dự án trọng điểm

(BĐT) - UBND tỉnh Bắc Giang đã đưa các dự án BT (chuyển tiếp theo Luật PPP) vào danh mục các dự án trọng điểm, được kiểm tra tình hình thực hiện hàng quý. Trên cơ sở đó, hàng quý, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND Tỉnh ban hành các thông báo kết luận để kịp thời chỉ đạo thực hiện dự án bảo đảm yêu cầu tiến độ, chất lượng.
Nhiều nước thành lập một quỹ riêng hoặc có dòng ngân sách lớn để thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước tại các dự án PPP. Ảnh: Lê Tiên

Vướng mắc cơ chế chia sẻ rủi ro giảm doanh thu dự án PPP: Vẫn là câu hỏi tiền đâu?

(BĐT) - Với Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Nhà nước khẳng định sẽ chia sẻ với nhà đầu tư trong trường hợp giảm doanh thu. Cơ chế này được giới đầu tư đánh giá cao, nhưng còn vướng mắc để thực thi hiệu quả. Theo nhà đầu tư, chuyên gia, ngoài vấn đề quy trình phức tạp, nguồn vốn để hiện thực hóa nghĩa vụ của Nhà nước khi phát sinh rủi ro giảm doanh thu lại rất mong manh, khiến nhà đầu tư còn e ngại tham gia.
Từ thời điểm Luật PPP có hiệu lực thi hành (1/1/2021) đến tháng 11/2022, hơn 58.574 tỷ đồng vốn đầu tư tư nhân đã được huy động thông qua các dự án PPP. Ảnh: Lê Tiên

Vì sao nhà đầu tư chưa mặn mà với dự án PPP?

(BĐT) - Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là đột phá quan trọng về mặt pháp lý, nhưng bản thân Luật này sẽ không tự động tạo chuyển biến thành công cho một loạt dự án hạ tầng thu hút đầu tư tư nhân tại Việt Nam.
TP.HCM đang có danh mục nhiều dự án lớn, quan trọng về văn hóa, với vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, nhưng vốn đầu tư công mới bố trí được phần nhỏ. Ảnh: Giang Sơn Đông

Mở cơ chế, tăng cơ hội hút vốn tư nhân

(BĐT) - Không chỉ hạ tầng giao thông, nhiều lĩnh vực khác có nhu cầu đầu tư lớn cần dựa cả vào nguồn lực của Nhà nước và nguồn lực của xã hội. Trong đó, lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao đang được nhiều địa phương đề xuất áp dụng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Dự án PPP hầu hết tập trung trong lĩnh vực giao thông, chưa được triển khai nhiều trong các lĩnh vực khác. Ảnh: Lê Tiên

Tiếp tục gỡ rào cản hút vốn tư nhân đầu tư hạ tầng

(BĐT) - Hai năm thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đã ghi nhận một số kết quả nhất định, nhưng theo nhiều ý kiến, vẫn còn những khó khăn cản bước doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng. Cần sớm gỡ điểm nghẽn và có thêm nhiều giải pháp để hướng tới mục tiêu thu hút hiệu quả dòng vốn tư nhân chung tay đầu tư hạ tầng quốc gia, tránh tình trạng Luật PPP thì mở nhưng chính sách khác vẫn đóng.
Nhiều dự án giao thông lớn đã được phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Ảnh minh họa: Lê Tiên

Gỡ vướng dự án PPP, mở đường hút vốn đầu tư mới

(BĐT) - Nhiều dự án giao thông lớn đã được phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và đang tích cực triển khai các bước tiếp theo với quyết tâm rất lớn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thấy những chuyển động tích cực từ khi Luật PPP có hiệu lực thi hành (ngày 1/1/2021). Dù vậy, việc triển khai các dự án PPP vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc, nếu được tháo gỡ hiệu quả sẽ mở ra nhiều cơ hội thu hút nguồn vốn tư nhân hơn trong thời gian tới.
Tình trạng hụt thu, khó khăn của các dự án PPP đã và đang triển khai để lại hệ lụy là nhiều nhà đầu tư có năng lực không còn hào hứng tham gia. Ảnh: Lê Tiên

Đâu là rào cản dự án PPP?

(BĐT) - Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) không phải là công cụ để biến một dự án tồi thành một dự án tốt. Bên cạnh chính sách, còn nhiều yếu tố quan trọng khác để quyết định thành công một dự án PPP.
Sau khi Luật PPP có hiệu lực, nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn đang được xúc tiến, chuẩn bị đầu tư theo phương thức này. Ảnh: Tường Lâm

Chung tay thúc đẩy dự án PPP giao thông

(BĐT) - Dư địa cho huy động nguồn lực xã hội tham gia vào các dự án đầu tư công cùng Nhà nước còn rất lớn. Theo nhiều ý kiến, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là điều kiện cần nhưng chưa đủ, vẫn còn những vướng mắc cần tháo gỡ đồng bộ, cần sự chung tay của các bộ, ngành liên quan để thúc đẩy dòng vốn tư nhân đầu tư vào hạ tầng giao thông trong thời gian tới.
Nhiều dự án trọng điểm của ngành y tế bị chậm tiến độ giải ngân. Ảnh: Lê Tiên

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực y tế

(BĐT) - Tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2022 diễn ra ngày 20/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế tập trung đầu tư hơn nữa cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, các quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực; có giải pháp hiệu quả hơn thu hút nguồn lực tư nhân, tổ chức thực hiện Luật PPP linh hoạt. Đầu tư nhiều hơn nữa cho khoa học công nghệ, chuyển đổi số.