#Luật Đấu giá tài sản
Bộ Tư pháp sẽ xây dựng chế tài xử lý đối với từng loại hành vi bị cấm, theo trách nhiệm hình sự nếu tổ chức đấu giá tài sản kê khai không trung thực, giả mạo hồ sơ. Ảnh minh họa: NC st

Gian lận năng lực, tổ chức đấu giá có thể bị xử lý hình sự

(BĐT) - Luật Đấu giá tài sản (ĐGTS) năm 2016, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP được áp dụng thời gian qua không có quy định về hình thức xử lý đối với hành vi cung cấp thông tin không chính xác trong hồ sơ đăng ký lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản (TCĐGTS). Khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ĐGTS có hiệu lực, các nghị định, thông tư hướng dẫn được sửa đổi, ban hành, sẽ có chế tài xử lý hành vi nêu trên.
Quốc hội thông qua 4 dự án luật và thảo luận 2 dự án luật

Ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thông qua 4 dự án luật và thảo luận 2 dự án luật

(BĐT) - Ngày 27/6/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Quốc hội biểu quyết thông qua 4 dự án luật: Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Đấu giá tài sản; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Trong ngày 27/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua 4 dự án Luật

Ngày 27/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua 4 dự án luật

(BĐT) - Quốc hội sẽ họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản và Luật Công nghiệp quốc phòng và động viên công nghiệp.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản bổ sung nhiều quy định nhằm ngăn chặn tình trạng thông đồng, móc nối, tiêu cực trong đấu giá. Ảnh: NC st

Mở rộng hành vi bị nghiêm cấm trong đấu giá tài sản

(BĐT) - Chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản (ĐGTS). Đại biểu Quốc hội đã dành sự quan tâm, cho ý kiến đối với việc sửa đổi, bổ sung nhiều hành vi bị nghiêm cấm được đưa ra trong Dự thảo Luật. Bên cạnh đó, việc bổ sung quy định về những người không được đăng ký tham gia đấu giá cùng một tài sản cũng được đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ, cân nhắc kỹ.
Nhiều người có tài sản đã sử dụng tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá để đưa ra các yêu cầu không liên quan đến năng lực, kinh nghiệm của tổ chức đấu giá tài sản. Ảnh minh họa: Nhã Chi

Có xóa được nạn “sân sau” trong đấu giá tài sản?

(BĐT) - Sau 2 năm thực hiện Thông tư số 02/2022/TT-BTP hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản (TCĐGTS), bên cạnh những tác động tích cực là tạo cơ sở pháp lý cho người có tài sản (NCTS) thực hiện đánh giá, chấm điểm lựa chọn, thông báo kết quả lựa chọn TCĐGTS theo quy định của Luật Đấu giá tài sản (ĐTGS), Bộ Tư pháp cho rằng, thông tư này đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế.
Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Ảnh: Nghĩa Đức

Cần tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

(BĐT) - Ngày 27/3, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Các đại biểu đều cho rằng, Dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh sửa hoàn thiện hơn so với Dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.
Giá đất trúng đấu giá là một trong những thông tin đầu vào quan trọng để xác định giá đất theo các phương pháp định giá đất. Ảnh: Lê Tiên

Khoảng tối trong công khai thông tin đấu giá tài sản

(BĐT) - Luật Đấu giá tài sản đang trong quá trình được Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung một số điều nhằm hạn chế tối đa tình trạng thông đồng, dìm giá, tiêu cực, thất thoát tài sản nhà nước trong hoạt động đấu giá tài sản.
Ảnh minh họa: Internet

Xử lý việc trúng đấu giá rồi “bỏ cọc”: Đề xuất cấm tham gia đấu giá, bổ sung cả chế tài hình sự

(BĐT) - Sáng 14/3, tại Phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Theo đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo Dự thảo Luật bổ sung chế tài xử lý vi phạm đối với người trúng đấu giá không nộp tiền trúng đấu giá trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo quy định tại Điều 87 của Luật Đấu thầu năm 2023.
Xác định năng lực tài chính của người tham gia đấu giá là vấn đề được đặt ra trong thực tiễn đấu giá tài sản nói chung và đấu giá quyền sử dụng đất nói riêng. Ảnh: Lê Tiên

Đổi mới tư duy chính sách để đấu giá thực chất

(BĐT) - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản (ĐGTS) nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận sau hàng loạt vụ việc trúng đấu giá cao bất thường rồi “bỏ cọc” gây xôn xao dư luận. Nhiều quan điểm, góc nhìn về các quy định còn hạn chế của pháp luật nói chung và pháp luật về ĐGTS nói riêng để kiểm soát hoạt động này đã được chỉ ra và đề xuất sửa đổi với kỳ vọng Dự thảo Luật sẽ có nhiều nội dung mới, tiếp tục thúc đẩy cạnh tranh, minh bạch trong lĩnh vực này.
Nâng tỷ lệ tiền đặt trước sẽ có lợi cho người có nhu cầu thực sự tham gia cuộc đấu giá. Ảnh: Tường Lâm

Giải pháp nào hạn chế bỏ cọc trong đấu giá tài sản?

(BĐT) - Tình trạng trúng đấu giá rồi bỏ cọc đang là vấn đề nóng, gây bức xúc dư luận ở nhiều nơi, cần được soi chiếu để làm mới nền tảng chính sách. Góp ý cho Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất bổ sung thêm chế tài xử phạt vi phạm hành chính, tăng tiền đặt cọc, rút ngắn thời gian nộp tiền trúng đấu giá…
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản bổ sung thẩm quyền của người có tài sản trong việc xét duyệt điều kiện của người tham gia đấu giá. Ảnh minh họa: Lê Tiên

Đấu giá tài sản: Ngăn “bỏ cọc” bằng giải pháp “trao quyền”

(BĐT) - Thời gian qua, hoạt động đấu giá tài sản liên tiếp ghi nhận tình trạng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường rồi không nộp tiền trúng đấu giá, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này. Luật sư, Đấu giá viên Quản Văn Minh, Chủ tịch Hội Đấu giá viên TP. Hà Nội kỳ vọng, tình trạng này sẽ giảm bớt khi Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản bổ sung thẩm quyền của người có tài sản đấu giá.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản: Nhiều đề xuất hạn chế tiêu cực trong hoạt động đấu giá tài sản

(BĐT) - Chiều 8/11, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu quốc hội khi thảo luận là các nội dung quy định pháp lý nào để hạn chế tiêu cực từ hoạt động đấu giá; việc quản lý Cổng thông tin đấu giá tài sản quốc gia, cũng như cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động đấu giá…
Ảnh minh họa: Internet

Nhiều ý kiến khác nhau về mức tiền đặt trước trong đấu giá quyền sử dụng đất

(BĐT) - Sáng 26/9, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội họp Phiên toàn thể lần thứ 13 thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Dự thảo Luật lần này bổ sung quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đấu giá viên, quyền, nghĩa vụ và việc thay đổi đăng ký hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản; trình tự, thủ tục đấu giá tài sản, trong đó có tính đến một số loại tài sản đặc thù là đấu giá quyền sử dụng đất, được nhiều đại biểu quốc hội tham gia ý kiến...
Việc doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm với giá cao rồi bỏ cọc đặt ra vấn đề phải sửa đổi các quy định liên quan đến đấu giá tài sản. Ảnh: Lê Tiên

Khắc phục tồn tại, hạn chế trong đấu giá: Sửa Luật Đấu giá tài sản là chưa đủ

(BĐT) - Câu chuyện đấu giá đất ở Thủ Thiêm một lần nữa được đưa ra bàn thảo tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) như là ví dụ điển hình về những bất cập, vướng mắc trong hoạt động đấu giá tài sản (ĐGTS). Theo nhiều đại biểu Quốc hội, việc sửa Luật ĐGTS ở thời điểm này là cần thiết để ngăn chặn những tiêu cực trong hoạt động đấu giá, nhưng để xử lý hiệu quả hơn thì phải có quy định đồng bộ của nhiều luật chuyên ngành.
Bộ Tài chính đề nghị bỏ quy định bán hồ sơ cho người tham gia đấu giá, tiến tới đăng tải công khai hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản. Ảnh: Nhã Chi

Sửa Luật Đấu giá tài sản: Gỡ vướng mắc, tăng minh bạch trong thực thi

(BĐT) - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung những vấn đề bất cập, vướng mắc trong quá trình thực thi quy định của pháp luật về đấu giá tài sản trong thời gian qua. Một số ý kiến cho rằng, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động đấu giá theo lộ trình phù hợp, đồng thời, quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản phải bảo đảm tính khả thi và phù hợp với thực tiễn.
Một số bên có tài sản yêu cầu tổ chức đấu giá tài sản cung cấp bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp đồng dịch vụ đấu giá cùng loại với tài sản dự kiến đưa ra đấu giá. Ảnh minh họa: Nhã Chi

Yêu cầu “cung cấp bản gốc hợp đồng”: Doanh nghiệp đấu giá phản ứng

(BĐT) - Theo quy định về lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản (TCĐGTS), người có tài sản (NCTS) không được yêu cầu TCĐGTS nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp đồng dịch vụ đấu giá cùng loại với tài sản dự kiến đưa ra đấu giá. Tuy nhiên trên thực tế, NCTS đấu giá vẫn yêu cầu các tài liệu này, gây khó cho TCĐGTS, dẫn tới việc lựa chọn TCĐGTS thiếu công bằng, cạnh tranh, minh bạch.
Chính phủ yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi.

Sửa Luật Đấu giá để ngăn ngừa thông đồng, tiêu cực

(BĐT) -  Sửa đổi, bổ sung các quy định về pháp luật đấu giá tài sản phải có tính khả thi, khắc phục được các khó khăn, vướng mắc, bất cập, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm ngăn ngừa việc lợi dụng chính sách đấu giá để thông đồng … Đây là yêu cầu được Chính phủ đưa ra sau phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 2/2023.