(BĐT) - Một số tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã công bố tình hình kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024. Các doanh nghiệp như Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines)… đều ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan.
(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất công khai người bỏ cọc đấu giá đất; 134 doanh nghiệp nhà nước lỗ hơn 115.000 tỷ đồng; giá vàng miếng lên 85 triệu đồng; TP.HCM giữ nguyên hạn mức công nhận đất ở…
(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là khánh thành trùng tu Chùa Cầu; TP.HCM sẽ cổ phần hóa 10 doanh nghiệp nhà nước đến năm 2025; hơn 191.000 người tại Thanh Hóa sẽ bị ảnh hưởng sau sáp nhập xã, phường; Bình Dương có trung tâm phân loại hàng tự động 30 triệu USD…
(BĐT) - Một số tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã công bố sơ bộ về tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024. Các doanh nghiệp như Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2)… đều ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan.
(BĐT) - Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg (Quyết định số 22) về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp (DN) có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021 - 2025 đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) lấy ý kiến góp ý hoàn thiện.
(BĐT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, các doanh nghiệp nhà nước đổi mới mô hình quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế; sắp xếp, tinh gọn bộ máy...
(BĐT) - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam... ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2023. Vững hiệu quả, một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã và đang đẩy mạnh hoàn thiện thủ tục đầu tư, lựa chọn nhà thầu thi công nhiều dự án kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng.
(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là tổng lợi nhuận 19 doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh vì EVN; kiều hối về TP.HCM gấp gần ba lần vốn FDI; đồng loạt tăng giá, xăng RON95-III vượt qua ngưỡng 22.000 đồng mỗi lít; hàng không 2024 có thể giảm mạnh khách nội địa…
(BĐT) - Đến hết năm 2022, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLVNN) trên tổng số 676 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối đạt 1,154 triệu tỷ đồng, tổng tài sản hợp nhất đạt 2,491 triệu tỷ đồng, chiếm 63% tổng vốn chủ sở hữu và 65% tổng tài sản của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Dù nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, công nghệ nhưng nhiều DNNN có hiệu quả hoạt động chưa tương xứng.
(BĐT) - Nắm giữ nguồn lực lớn trong nền kinh tế, nhưng vai trò dẫn dắt, mở đường, tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn mờ nhạt, nhất là trong các lĩnh vực mới.
(BĐT) - Luật Đấu thầu (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 với nhiều điểm sửa đổi, bổ sung quan trọng, trong đó có nội dung liên quan đến phạm vi áp dụng Luật đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và dự án sử dụng vốn nhà nước. Điều chỉnh này được giới chuyên gia đánh giá sẽ mang lại lợi ích kép, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu, vừa tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp.
(BĐT) - Phương án mở rộng đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu bao gồm dự án đầu tư của doanh nghiệp có trên 50% vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội đang nhận được sự quan tâm của dư luận.
(BĐT) - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa có văn bản gửi 19 tập đoàn, tổng công ty cũng như người đại diện vốn tại một số đơn vị trực thuộc yêu cầu nghiêm túc thực hiện công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Nghị định số 47/2021/NĐ-CP.
(BĐT) - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), các công ty con thuộc Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo), các công ty con thuộc Tập đoàn Viễn thông Việt Nam (VNPT) là một vài trong số nhiều doanh nghiệp nhà nước được điểm tên trong báo cáo của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) về tình trạng đầu tư thua lỗ, sử dụng đất không hiệu quả, bị lấn chiếm.
(BĐT) - Cả năm 2021, chỉ có 4 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. Tiến độ cổ phần hóa từ đầu năm đến nay giậm chân tại chỗ. Theo ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là còn tư tưởng không muốn thoái vốn khỏi những ngành, lĩnh vực có tỷ suất sinh lời cao.
(BĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong phát triển kinh tế - xã hội.
(BĐT) - Một trong những khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện nay là DN chưa được chủ động và vận hành như doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Trong bối cảnh toàn nền kinh tế đang huy động nguồn lực cho phục hồi sản xuất kinh doanh sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, nhiều DNNN mong mỏi được chủ động vận hành như một DNTN để không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
(BĐT) - Quy mô tài sản bình quân của 1 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) khoảng 4.100 tỷ đồng, gấp 109 lần doanh nghiệp tư nhân trong nước. Tuy nhiên, đóng góp của khu vực DNNN còn chưa tương xứng với tiềm năng. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng, Chính phủ cần sớm đưa ra những quyết sách quan trọng, căn cơ để có thể “cởi trói” cho DNNN, khơi thông nguồn lực phát triển đất nước trong thời kỳ mới.