(BĐT) - Luật Đất đai 2024 cùng các văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2024 đã đưa ra các chính sách mới về đất đai để giải quyết những vướng mắc trong thời gian qua. Theo bà Phan Vân Hà, Viện trưởng Viện Thẩm định tài chính thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, qua thời gian đầu thực hiện phát sinh một số bất cập liên quan tới định giá đất.
(BĐT) - Việc chi tiết hóa các quy định về nghiệp vụ định giá đất (ĐGĐ) trong các quy định pháp lý mới về đất đai đã tránh được việc “đùn đẩy” trách nhiệm giữa các bộ, ngành, địa phương.
(BĐT) - Nhiều địa phương đang lúng túng trong việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất. Trong nhiều trường hợp, khi đấu thầu vẫn chưa xác định được giá đất. Khi được chấp thuận đầu tư, thậm chí là khi giải phóng mặt bằng được một phần, thì giá đất mới được xác định. Tình trạng này khiến giá đất tăng lên quá cao, nhà đầu tư không thể thực hiện được, phải bỏ cuộc hoặc tìm cách dìm giá.
(BĐT) - Tại cuộc họp về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về giá đất diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu, cần thống nhất về cách thức lựa chọn, áp dụng phương pháp định giá đất kết hợp với kiểm chứng phù hợp, bảo đảm trung thực, khách quan; sát, đúng, phù hợp với giá trị thị trường, ít phụ thuộc vào ý chí chủ quan, được cơ quan quản lý, đơn vị tư vấn, định giá đất, cơ quan thực thi pháp luật tin tưởng.
(BĐT) - Định giá đất hiện là "nút thắt" lớn đối với tiến độ triển khai các dự án đầu tư, trong đó có các dự án bất động sản. Khi chưa có phương pháp định giá đất tối ưu, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải giữ lại phương pháp thặng dư thay vì loại bỏ phương pháp này như các dự thảo quy định pháp luật về đất đai đề xuất. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, phương pháp thặng dư hiện chưa phù hợp với Việt Nam nên đề nghị trước mắt chưa áp dụng.
(BĐT) - Nhiều bản thảo sửa đổi quy định pháp lý liên quan tới lĩnh vực đất đai có đề xuất bỏ phương pháp thặng dư khi định giá đất. Đề xuất này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, đơn vị thẩm định giá và doanh nghiệp. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu, cần nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, toàn diện các ảnh hưởng, tác động khi đề xuất bỏ phương pháp thặng dư, không tạo ra khoảng trống, thiếu cơ sở triển khai trong thực tiễn dẫn đến ách tắc trong thực thi.
(BĐT) - Chưa bao giờ các dự án triển khai tại Đồng Nai gặp nhiều khó khăn ngay từ khâu lập phương án đền bù, xác định giá đất như hiện nay. Dù liên tục công bố mời thầu, gửi thư mời các đơn vị tư vấn thẩm định giá đất quan tâm, tham gia, nhưng tình trạng không lựa chọn được nhà thầu vẫn rất phổ biến.
(BĐT) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định việc định giá đất “theo nguyên tắc thị trường” đã thay thế cho kiểu “tư duy định tính” trước đây, nhưng Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, cần phải được “luật hóa” chính xác.
(BĐT) - Để thẩm tra Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), ngày 23/3/2023, tại TP.HCM, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về chính sách tài chính đất đai và giá đất trong Dự thảo Luật.
(BĐT) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi. Trong đó, định giá đất là nội dung có nhiều quan điểm khác nhau bởi phải phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm ở mức hợp lý để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng. Mặt khác, vai trò của Nhà nước trong định giá đất cũng là điều cần cân nhắc thấu đáo.
(BĐT) - Được xem là nguồn lực to lớn của đất nước, nhưng đến nay, đất đai vẫn chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhiều vụ việc tiêu cực trong đấu giá quyền sử dụng đất (ĐGQSDĐ) đã xảy ra. Một trong những nguyên nhân là còn nhiều bất cập trong việc định giá đất, xác định giá khởi điểm trong đấu giá đất.
(BĐT) - Cùng một mặt bằng pháp luật như nhau, nhưng các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương vẫn giải quyết thông suốt việc cấp “sổ hồng” các dự án nhà ở thương mại, chỉ riêng tại TP.HCM luôn bị “vướng”, khiến khách hàng và doanh nghiệp bất bình.
(BĐT) - Toàn bộ quy trình định giá đất đều do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện; mặc dù Luật Đất đai 2013 có nói đến tư vấn giá đất nhưng cũng chưa có quy định bảo đảm cho tổ chức tư vấn giá đất thực sự có vị trí độc lập...
(BĐT) - Đây là một trong những giải pháp được đưa ra để khắc phục tình trạng định giá đất chưa sát với thực tế. Bất cập trong định giá đất nếu không được hóa giải sẽ là rào cản chuyển dịch đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Việt Nam.
(BĐT) - Nghị định 69/2019/NĐ-CP quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao đã có những quy định chặt chẽ, đặc biệt là yêu cầu đấu thầu rộng rãi dự án BT. Tuy nhiên, nghị định vẫn chỉ là giải pháp tình thế, về lâu dài cần nhanh chóng hoàn thiện ban hành Luật PPP.
(BĐT) - Nguồn thu từ đất là một nguồn thu ngân sách rất lớn phục vụ đầu tư phát triển. Tuy nhiên, các quy định và cơ chế xác định giá đất, thẩm định giá đất chưa thực sự bảo đảm nguyên tắc giá đất phù hợp với giá phổ biến trên thị trường, có thể gây thất thu không nhỏ.
(BĐT) - Xử lý đất đai và xác định giá trị quyền sử dụng đất trong giá trị doanh nghiệp nhà nước (DNNN) khi cổ phần hóa (CPH) đang gặp không ít vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ sắp xếp, đổi mới DNNN.
(BĐT) - Một trong những vấn đề “nóng” được các đại biểu Quốc hội thảo luận sôi nổi trong phiên thảo luận tại hội trường ngày 28/5 về sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp (DN) và cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011 - 2016 là vấn đề định giá đất.
(BĐT) - Tiến độ cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chậm được cho là có nguyên nhân từ những khó khăn trong xác định giá trị quyền sử dụng đất. Tâm lý lo ngại thất thoát tài sản nhà nước, trong đó có tài sản đất đai, cũng khiến nhiều lãnh đạo DNNN băn khoăn.