#điện gió ngoài khơi
Mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 MW. Ảnh: Phú An

Giao đầu mối phát triển điện gió ngoài khơi

(BĐT) - Với quyết tâm đẩy mạnh phát triển điện gió ngoài khơi (ĐGNK), Chính phủ vừa giao Bộ Công Thương báo cáo về các thủ tục cần thiết để giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thực hiện khảo sát, thí điểm thực hiện dự án ĐGNK. Đây được xem là bước đi quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu 6.000 MW ĐGNK vào năm 2030.
Suất đầu tư cho điện gió ngoài khơi rất lớn, thời gian thực hiện tương đối dài. Ảnh: Nguyễn Cường

Đề xuất “bước đệm” phát triển điện gió ngoài khơi

(BĐT) - Dự thảo Đề án nghiên cứu thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi (ĐGNK) vừa được Bộ Công Thương trình cấp thẩm quyền đề xuất phương án để Việt Nam đạt mục tiêu đề ra tại Quy hoạch điện VIII là có 6.000 MW ĐGNK vào năm 2030, định hướng đến năm 2050 đạt 70.000 đến 91.500 MW. Dự thảo cho thấy động thái tích cực, mạnh mẽ trong việc thực hiện mục tiêu tại Quy hoạch điện VIII.
Bản tin thời sự sáng 23/7

Bản tin thời sự sáng 23/7

(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là Bộ Công Thương đề xuất PVN, EVN thí điểm làm điện gió ngoài khơi; Thủ tướng giục Bộ Tài chính trình giảm phí trước bạ ôtô trong nước; Hà Nội giải ngân đầu tư công gần 21.000 tỷ đồng; Bình Dương dự kiến thu 6.700 tỷ đồng khi đấu giá 8 khu đất…
Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 MW. Ảnh: Quốc Tuấn

Thách thức phát triển điện gió ngoài khơi

(BĐT) - Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi (ĐGNK) phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 MW; quy mô có thể tăng thêm trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Định hướng đến năm 2050 đạt 70.000 - 91.500 MW. Tuy nhiên, mục tiêu này đang đứng trước nhiều thách thức.
Tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi của Việt Nam xếp số 1 Đông Nam Á và thuộc top đầu châu Á. Ảnh: Bùi Thịnh

Phát triển điện gió ngoài khơi: “Cơ hội tuyệt vời” xanh hóa ngành năng lượng

(BĐT) - Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, Việt Nam sẽ có 6 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) vào năm 2030 và quy mô công suất có thể tăng lên 70 GW - 91,5 GW vào năm 2050. Đây là nguồn năng lượng sạch, góp phần quan trọng vào chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. Tuy vậy, việc hiện thực hóa mục tiêu này đang gặp những khó khăn, thách thức cần sớm được tháo gỡ.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Bộ Công Thương: Thiếu khung pháp lý phát triển điện gió ngoài khơi

(BĐT) - Tại Tờ trình đề nghị ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Bộ Công Thương trình cấp thẩm quyền nhấn mạnh, việc xác định cụ thể dự án và doanh nghiệp trong nước triển khai dự án điện gió ngoài khơi (ĐGNK) thí điểm còn gặp khó khăn do chưa có hành lang pháp lý để phát triển.
Ảnh Internet

Đồng bộ các giải pháp hiện thực hóa Quy hoạch điện VIII

(BĐT) - Bộ Công Thương vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), trong đó nhấn mạnh nhu cầu vốn trong giai đoạn này rất lớn, dự kiến lên tới 113,3 - 134,7 tỷ USD. Bộ đề xuất triển khai đồng bộ các giải pháp để huy động nguồn lực đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển đất nước.
Điện gió ngoài khơi là giải pháp quan trọng để Việt Nam bảo đảm nguồn cung về năng lượng khi nhu cầu ngày một gia tăng. Ảnh: Quốc Tuấn

Doanh nghiệp Việt Nam tự tin phát triển điện gió ngoài khơi

(BĐT) - Việt Nam đang lên kế hoạch để có thể đạt mục tiêu 7GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) vào năm 2030. Đây là lĩnh vực đầu tư mới mẻ với không ít rủi ro, thách thức, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam tự tin sẽ làm chủ ngành công nghiệp này nếu Nhà nước sớm có khung khổ chính sách phù hợp.
Nhu cầu đăng ký tham gia phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam là rất lớn. Ảnh: Bùi Văn Thịnh

Phát triển điện gió ngoài khơi: Chọn đấu thầu hay cơ chế thí điểm?

(BĐT) - Theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam chỉ còn khoảng 7 năm để thực hiện mục tiêu có 7 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) vào năm 2030. Việc hiện thực hóa mục tiêu này đang chậm trễ, trong khi các vấn đề liên quan đến đảm bảo an ninh năng lượng ngày càng đặt ra bức thiết. Nhiều ý kiến tại Hội thảo ĐGNK tại Việt Nam tổ chức ngày 16/3, tại Hà Nội đã gợi ý cơ chế, chính sách để sớm hiện thực hóa mục tiêu này.
Nhiều trở ngại với các nhà đầu tư quan tâm tới điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

Nhiều trở ngại với các nhà đầu tư quan tâm tới điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

(BĐT) - Theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu có khoảng 7GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Đây là thách thức lớn khi chúng ta chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện. Trên thực tế, các dự án đầu tư năng lượng tái tạo, nhất là điện gió ngoài khơi thường có vốn đầu tư rất lớn. Để đầu tư sản xuất được 1GW điện gió ngoài khơi thì vốn đầu tư ít nhất là hơn 2,5 tỷ USD.
Dự thảo Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu có 7GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Ảnh: Bùi Văn Thịnh

Đề xuất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư điện gió ngoài khơi

(BĐT) - Dự thảo Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu có 7GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) vào năm 2030, chiếm 4,8% công suất hệ thống điện cả nước. Dưới góc nhìn của nhiều chuyên gia kinh tế cũng như nhà đầu tư lĩnh vực này, việc xem xét áp dụng pháp luật về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư phát triển ĐGNK là cần thiết, bởi đây là cơ chế cạnh tranh, công khai, minh bạch, là cơ sở quan trọng để tăng tính khả thi của dự án.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 31/8/2022, Bộ đã nhận được 55 đề xuất khảo sát điện gió ngoài khơi. (Ảnh minh họa)

Đề xuất tạm dừng thẩm định, chấp thuận khảo sát điện gió ngoài khơi

(BĐT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các đề xuất khảo sát điện gió ngoài khơi và đề xuất tháo gỡ. Trong đó, Bộ đề nghị tạm dừng thẩm định, chấp thuận liên quan đến các đề xuất khảo sát điện gió ngoài khơi.
Còn nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi năng lượng xanh

Còn nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi năng lượng xanh

(BĐT) - Việt Nam là một thị trường rất cởi mở và năng động trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, hiện vẫn chưa có cơ chế, chính sách phù hợp.
Nhà đầu tư tha thiết mỏi mòn chờ cơ chế

Nhà đầu tư tha thiết mỏi mòn chờ cơ chế

(BĐT) - Việt Nam được đánh giá là có nhiều triển vọng phát triển năng lượng tái tạo, nên thời gian qua, có rất nhiều nhà đầu tư tha thiết được đầu tư vào lĩnh vực này. Với tổng công suất gió ước tính đạt khoảng 513.360 MW, Việt Nam trở thành quốc gia có tiềm năng điện gió lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Đấu thầu cạnh tranh tạo cơ hội lựa chọn được nhà đầu tư phát triển điện gió ngoài khơi có năng lực thực sự. Ảnh: Quốc Tuấn

Lộ trình nào cho phát triển điện gió ngoài khơi?

(BĐT) - Theo định hướng phát triển, dự kiến đến năm 2030 Việt Nam sẽ có 7 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK). Để đạt mục tiêu này, một số ý kiến đề xuất xem xét thực hiện giai đoạn chuyển tiếp trước khi thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, nhưng cũng có không ít ý kiến cho rằng nên đi thẳng vào cơ chế đấu thầu cạnh tranh.
Dự thảo Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển 7GW điện gió ngoài khơi. Ảnh: Văn Cường

Phát triển điện gió ngoài khơi: Sớm gỡ rào cản để thu hút nhà đầu tư

(BĐT) - Theo định hướng phát triển điện gió ngoài khơi đến năm 2030 trong Dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch điện VIII) vừa được được Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt Nam sẽ có 7GW điện gió ngoài khơi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để đạt mục tiêu này, vẫn còn một số rào cản cần nhanh chóng tháo gỡ.