#cơ chế đặc thù
Bản tin thời sự sáng 13/8

Bản tin thời sự sáng 13/8

(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là Hà Nội dự kiến có thêm 4 quận mới vào năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế đặc thù áp dụng chung toàn tuyến Vành đai 4; sửa mặt đường đèo Prenn cửa ngõ Đà Lạt trong 21 ngày; Đồng Nai kiến nghị đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng làm 2 nút giao trên Quốc lộ 51…
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại buổi làm việc

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù với TP.HCM đã phát huy hiệu quả

(BĐT) - Sáng 10/8/2024, tại TP.HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo 850 và đoàn công tác làm việc với lãnh đạo Thành phố về kết quả phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố (Nghị quyết số 98).
Dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đã và đang mang lại đời sống mới cho hàng triệu người dân TP.HCM. Ảnh: Anh Tú

Cải tạo hạ tầng đô thị để TP.HCM bứt phá

(BĐT) - Sau giai đoạn dài gần như “ngưng trệ” đầu tư cải tạo hạ tầng đô thị do vướng mắc cơ chế, TP.HCM đang có bước chạy đà ngoạn mục khi đã và đang triển khai loạt dự án trọng điểm. Nhờ chính sách đặc thù tại Nghị quyết số 98/2023/QH15, bộ mặt đô thị của Thành phố sẽ được chỉnh trang hiện đại, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường sống cho người dân.
Nhiều cơ chế, chính sách được đề xuất nhằm bổ sung nguồn lực cho tỉnh Nghệ An đầu tư hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Lê Thắng

Đề xuất nhiều cơ chế đặc thù giúp Nghệ An phát triển

(BĐT) - Nghệ An được đề xuất cho áp dụng hình thức hợp đồng BT đối với các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị, hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí; bãi đỗ xe, thoát nước và xử lý nước thải; xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP. Vinh.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội và Chính phủ. Ảnh: Thanh Hải

Đánh giá kỹ việc thực hiện cơ chế đặc thù tại Nghị quyết 43/2022/QH15

(BĐT) - Ngày 22/3, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội làm việc với Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.
Ảnh Internet

Tận dụng cơ chế đặc thù, TP.HCM muốn đẩy mạnh loạt dự án đầu tư công

(BĐT) - Kỳ họp chuyên đề của HĐND TP.HCM khai mạc ngày 19/9/2023 được đánh giá có số lượng dự án cần xem xét thông qua chủ trương đầu tư rất lớn. Các dự án ở nhiều lĩnh vực như giao thông, hạ tầng đô thị, giáo dục, y tế… đang được Thành phố chuẩn bị tốt nhất từ các lợi thế của Nghị quyết về chính sách đặc thù.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương chủ trì Hội nghị thẩm định Dự thảo Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Đức Trung

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương: Nghiên cứu kỹ cơ chế đặc thù cho Phú Quốc và định hướng lấn biển

(BĐT) - Với địa hình tự nhiên có đường bờ biển dài, vùng biển rộng và nhiều đảo, trong đó đảo lớn nhất là Phú Quốc - thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam, Kiên Giang đã lựa chọn các kịch bản, định hướng phát triển, cũng như quy hoạch tầm nhìn nhằm phát huy tối đa lợi thế tự nhiên này, hướng tới trở thành một trung tâm kinh tế biển của quốc gia, phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM ngày 27/2. Ảnh: VGP.

Gấp rút hoàn thiện dự thảo Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM

(BĐT) -  Dự kiến trình Quốc hội theo trình tự, thủ tục rút gọn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV (tháng 5/2023), dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách (CCCS) đặc thù phát triển TP.HCM đang tiếp tục được Bộ Kế hoạch và Đầu tư gấp rút phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và UBND TP.HCM lấy ý kiến, tổng hợp và hoàn thiện.
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Lê Tiên

Kiến tạo chính sách, cơ chế đặc thù cho TP. HCM bứt phá

(BĐT) - “TP.HCM là một cực tăng trưởng trong vùng kinh tế động lực, được ví như đầu tàu kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, thời gian qua, đầu tàu ấy đang chậm lại, tạo điểm nghẽn cho sự phát triển. Do đó, cần kiến tạo chính sách, cơ chế đặc thù giúp khai thác được hết tiềm năng lợi thế, tạo sự bứt phá mạnh mẽ, ổn định, lâu dài cho Thành phố”.
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Đề nghị ban hành NQ thí điểm cơ chế đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Đề nghị ban hành NQ thí điểm cơ chế đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa

(BĐT) - Theo chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, tiếp tục ngày làm việc thứ hai (24/5), Quốc hội đã nghe Tờ trình về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.
Cuộc đua xin được chỉ định thầu xây lắp các dự án cao tốc đã “nóng” với sự xuất hiện của hàng loạt tên tuổi lớn trong ngành. Ảnh minh họa: Lê Tiên

Hào hứng với cơ chế đặc thù

(BĐT) - Áp dụng cơ chế đặc thù, chỉ định thầu xây lắp đối với 12 dự án thành phần (DATP) thuộc Dự án Xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là DACT Bắc - Nam) và một số dự án cao tốc trọng điểm khác nhằm hồi phục nền kinh tế đã mang luồng gió mới đến với giới nhà thầu xây lắp giao thông. Cũng bởi thế, cuộc đua dành một suất tổng thầu trở nên hào hứng và nhiều hấp dẫn.
TP.HCM ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông để xóa bỏ các điểm nghẽn cản trở tăng trưởng. Ảnh: Lê Tiên

Tạo lực đẩy cho “đầu tàu” TP.HCM

(BĐT) - Hơn 46 năm sau giải phóng, TP.HCM đã trở thành trung tâm kinh tế - chính trị lớn của cả nước. Diện mạo Thành phố thay đổi từng ngày, hạ tầng ngày càng phát triển và kết nối chặt chẽ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. Cơ chế đặc thù dành cho TP.HCM cũng đã đi được chặng đường hơn 4 năm với nhiều thành quả, góp phần tăng tiềm lực kinh tế cho không chỉ Thành phố mà còn các tỉnh phía Nam.
Chính phủ đề xuất dành 113,85 nghìn tỷ đồng để phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Ảnh: Tường Lâm

Nguồn lực lớn, thủ tục thoáng để thúc đẩy đầu tư công

(BĐT) - Tăng đầu tư công vào những dự án hạ tầng có sức lan tỏa lớn là giải pháp quan trọng để vừa kích cầu trong ngắn hạn, vừa tạo nền tảng cho phát triển dài hạn. Một nguồn lực lớn cùng với nhiều chính sách để đẩy nhanh giải ngân, bảo đảm hiệu quả đầu tư công đã được Chính phủ đề xuất tại Kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa XV, khai mạc ngày 4/1/2021.
Bản tin thời sự sáng 25/11

Bản tin thời sự sáng 25/11

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là Bộ Xây dựng thanh tra quỹ đất nhà ở xã hội tại 11 địa phương; ngày 25/11, giá xăng có thể giảm mạnh sau 5 lần tăng giá liên tiếp; Kiên Giang đề xuất cơ chế đặc thù cho Phú Quốc; 4 địa phương thống nhất kiến nghị Trung ương hỗ trợ 83.000 tỷ đồng làm Vành đai 3 TP.HCM; Hội kiến trúc sư chưa đồng thuận nâng Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt…
UBND TP. Hà Nội xin cơ chế đặc thù để thực hiện Dự án kịp tiến độ phục vụ Hội nghị Cấp cao ASEAN và SEA Games 31 vào năm 2020. Ảnh: Đỗ Linh

Cải tạo đoạn đường Âu Cơ: Hà Nội lại xin cơ chế đặc thù

(BĐT) - UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Bộ Tài chính đề xuất bổ sung chủ trương tiếp tục thực hiện đầu tư Dự án Xây dựng cầu vượt tại nút An Dương - đường Thanh Niên theo cơ chế đặc thù.
Trong 18 nội dung của cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM, có 12 nội dung cần được thông qua HĐND Thành phố. Ảnh: Lý Kiệt

Giải quyết bức xúc về hạ tầng cho TP.HCM

(BĐT) - Với cơ chế đặc thù vừa được Quốc hội thông qua, TP.HCM sẽ có điều kiện phát triển bền vững, đột phá nhằm mục tiêu xây dựng Thành phố sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của khu vực.