(BĐT) - Dù chịu nhiều áp lực từ biến động trên thị trường quốc tế và trong nước, lạm phát đã được kiểm soát tốt trong 4 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, áp lực lạm phát đang lớn dần, đòi hỏi các giải pháp kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ, phối hợp hiệu quả giữa điều hành lãi suất và tỷ giá cùng các chính sách giảm thuế, phí để giữ vững giá trị tiền đồng, góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
(BĐT) - Duy trì ổn định và phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng trong thời gian tới. Tuy nhiên, mục tiêu này đòi hỏi nỗ lực lớn trong bối cảnh xu hướng tăng lãi suất vẫn còn diễn ra ở nhiều nước trên thế giới và áp lực lạm phát cao gây khó khăn cho công tác điều hành chính sách tiền tệ.
(BĐT) - Khi áp lực lạm phát hạ nhiệt, diễn biến tỷ giá USD/VND bớt căng thẳng, có ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên cân nhắc nới hạn mức (room) tín dụng cho các ngân hàng thương mại để cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế. Trong khi đó, một số quan điểm cho rằng không nên chạy theo nhu cầu thị trường bởi có thể gây rủi ro với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và tính nhất quán trong điều hành chính sách tiền tệ.
(BĐT) - Vào đầu mùa báo cáo tài chính này, CEO Goldman Sachs David Solomon đưa ra quan điểm rằng, lạm phát đã “ăn sâu” vào nền kinh tế Mỹ và tác động đến điều kiện kinh doanh trên nhiều phương diện. Kể từ đó, các nhà điều hành doanh nghiệp khác đều đưa ra những đánh giá tương tự.
(BĐT) - Cập nhật về dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022, nhiều tổ chức tài chính và cơ quan nghiên cứu đều đưa ra nhận định khá lạc quan với các con số tích cực trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức. Để đạt được kết quả này, một số ý kiến cho rằng phải đẩy mạnh cải cách ngay cả trong bối cảnh thực hiện phục hồi kinh tế nhằm giảm bớt áp lực lạm phát và tạo không gian tăng trưởng mới cho doanh nghiệp (DN).
(BĐT) - Để ứng phó với lạm phát tăng cao, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng lãi suất. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vẫn duy trì lãi suất điều hành. Cơ quan này cho biết, thời gian tới sẽ chú trọng theo dõi để linh hoạt trong công tác điều hành lãi suất, phù hợp với diễn biến cân đối vĩ mô, đồng thời, khuyến khích tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
(BĐT) - Động thái tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nhằm kiềm chế lạm phát, xu hướng tăng giá hàng hóa trên thế giới do các bất ổn địa chính trị dai dẳng cho thấy lạm phát tại Việt Nam đối diện với áp lực mới. Do đó, cần những giải pháp kịp thời và linh hoạt để kiểm soát lạm phát, đồng thời hỗ trợ tích cực để doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh.
(BĐT) - Lãi suất huy động của một số ngân hàng và lãi suất liên ngân hàng có xu hướng tăng nhẹ, phản ánh nhu cầu huy động vốn của một số tổ chức tín dụng gia tăng. Trong thời gian tới, mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất là khó đạt được dưới sức ép từ xu hướng lạm phát tăng, song cần nỗ lực kìm hãm đà tăng của lãi suất để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn.
(BĐT) - Lạm phát về cơ bản vẫn được kiểm soát song lực đẩy tăng giá hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tới là rất lớn, có thể gây khó khăn cho nỗ lực phục hồi sản xuất kinh doanh. Do đó, cần chú trọng các giải pháp kiểm soát đà tăng giá hàng hóa, đồng thời giảm tác động bất lợi với người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.
(BĐT) - Giá cả hàng hóa tăng cao, các chương trình hỗ trợ kinh tế lớn là rủi ro với lạm phát của các nước trên thế giới và Việt Nam trong năm 2022. Do đó, cần cân nhắc thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ phù hợp để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát, ổn định kinh tế vĩ mô.
(BĐT) - Sau nửa năm tăng thấp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng cuối năm chịu áp lực tăng do giá nguyên vật liệu đầu vào trên thế giới và giá sản xuất trong nước vẫn trong xu thế tăng. Theo một số chuyên gia, dù chưa trở thành mối đe dọa vĩ mô trước mắt, nhưng rủi ro lạm phát đang tích lũy và cần tính toán các biện pháp để lạm phát không trở thành mối lo của năm sau.