#Xã hội hóa
Nhiều nhà đầu tư bày tỏ sự quan tâm tới các dự án trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường… Ảnh minh họa: Ngọc Minh

Lựa chọn nhà đầu tư dự án chuyên ngành, xã hội hóa: Dự án xếp hàng chờ hướng dẫn

(BĐT) - Hiện nay, nhiều địa phương đang đẩy mạnh thu hút, khuyến khích nhà đầu tư thực hiện các dự án trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường… nhằm bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế. Danh mục dự án cần kêu gọi đầu tư của nhiều địa phương, cũng như của nhà đầu tư đề xuất rất nhiều, nhưng phần lớn dự án chưa thể lựa chọn nhà đầu tư do thiếu hướng dẫn của các bộ quản lý ngành.
Năm 2022, tổng số dự án theo quy định của pháp luật chuyên ngành và pháp luật về xã hội hóa phải tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu là 34 dự án với tổng vốn đầu tư 26.394 tỷ đồng. Ảnh: Minh Lương

Đấu thầu dự án chuyên ngành, xã hội hóa: Địa phương chờ hướng dẫn, nhiều dự án ách tắc

(BĐT) - Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Thanh Hóa, Gia Lai, Lào Cai, Ninh Bình, Sơn La… đang trông chờ các bộ, ngành sớm ban hành hướng dẫn đối với dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật xã hội hóa. Các địa phương cho biết, có nhiều nhà đầu tư quan tâm, nhưng việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư qua đấu thầu hiện chưa đủ hướng dẫn chuyên ngành, gây khó khăn cho địa phương và giảm tính hấp dẫn của những dự án này.
Thu hút nguồn lực xã hội để đầu tư vào lĩnh vực KCB

Thu hút nguồn lực xã hội để đầu tư vào lĩnh vực KCB

(BĐT) -  Bộ Y tế đang xây dựng Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh (KCB). Trong đó, một trong những nội dung nhận được sự quan tâm là các hình thức thu hút nguồn lực xã hội để đầu tư vào lĩnh vực KCB.
Lô đất thương mại dịch vụ đang được đấu giá là khu đất Dự án Công viên cây xanh kết hợp một số dịch vụ văn hóa thể thao đa năng do Công ty CP Tiến Hưng tự nguyện trả lại đất. Ảnh internet

Quảng Ngãi đấu giá dự án “xã hội hóa” nhà đầu tư trả lại

(BĐT) -  Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Quảng Ngãi và Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi đang phối hợp tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất đối với lô đất thương mại dịch vụ và 9 hạng mục tài sản gắn liền với đất thuộc thửa đất số 83, tờ bản đồ địa chính số 8, phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi).
Dựa trên thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế, các cơ sở y tế tự quyết định về xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở mình. Ảnh: Lê Tiên

Xã hội hóa hoạt động y tế: Cần khung pháp lý rõ ràng

(BĐT) - Cung cấp dịch vụ y tế theo yêu cầu, hay triển khai mô hình liên doanh, liên kết (LDLK) trong lĩnh vực y tế là những hoạt động đã được các cơ sở y tế (CSYT) thực hiện trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, do hành lang pháp lý chưa đầy đủ nên đã gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc cho các CSYT trong quá trình triển khai, thậm chí dẫn đến một số sai phạm. Để xã hội hóa dịch vụ y tế, đồng thời tổ chức tốt hoạt động đấu thầu trong lĩnh vực này, điều cần nhất là phải có một khung pháp lý rõ ràng.
Ảnh chỉ mang tính minh họa

Kỳ họp bất thường lần 2 Quốc hội khóa XV: Xem xét, thông qua Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

(BĐT) - Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) là một nội dung nằm trong chương trình dự kiến của Kỳ họp bất thường lần thứ 2 Quốc hội khóa XV diễn ra từ ngày 5 - 9/1/2023. Ông Nguyễn Hoàng Mai - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, Dự thảo Luật chỉ nên đưa ra nguyên tắc cơ bản nhất, và giao Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn chi tiết để tăng tính chủ động, có thể thay đổi kịp thời, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Do không có cơ chế quản lý nên khó kiểm soát phương án tài chính, khai thác máy cũng như chất lượng các dịch vụ kỹ thuật thực hiện trên các máy đặt, mượn tại các cơ sở y tế. Ảnh: Trần Sơn

Vì sao TP.HCM rà soát hợp đồng liên doanh, liên kết thiết bị y tế?

(BĐT) - Việc Công an TP.HCM thu thập tài liệu về các hợp đồng liên doanh, liên kết (LDLK), đặt máy, mượn máy, thuê máy là trang thiết bị y tế tại tất cả các bệnh viện công lập trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2007 - 2020 sẽ giúp có cái nhìn toàn cảnh về việc triển khai mô hình này. Câu chuyện LDLK có thực sự đem lại nguồn lợi cho bệnh viện, người bệnh và bảo đảm công khai, minh bạch sẽ được soi rọi.
Hình thức xã hội hóa đầu tư lĩnh vực y tế nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Ảnh: Trần Sơn

Lấp lỗ hổng trong xã hội hóa đầu tư trang thiết bị y tế

(BĐT) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai để điều tra một số hành vi có dấu hiệu tội phạm trong việc thực hiện đề án lắp đặt máy, thiết bị y tế theo hình thức xã hội hóa (XHH). Vụ án làm bộc lộ “lỗ hổng” trong quản lý nhà nước đối với hình thức đầu tư này.
Khác với hình thức xã hội hóa, PPP phù hợp với các dự án quy mô lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Ảnh: Lê Tiên

Phân định rõ PPP và xã hội hóa

(BĐT) - Cùng với các chính sách xã hội hóa, hiện nay tồn tại hình thức đầu tư PPP có cùng mục đích. Để hoàn thiện các quy định về thu hút đầu tư trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, thể thao, văn hoá và môi trường, cần làm rõ về đặc tính của hai hình thức đầu tư này, từ đó có sự lựa chọn áp dụng phù hợp, hiệu quả.
Hủy thầu dự án xã hội hóa bãi đỗ xe tại Long Biên

Hủy thầu dự án xã hội hóa bãi đỗ xe tại Long Biên

(BĐT) - Do thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư, Ban Quản lý dự án quận Long Biên, Hà Nội (bên mời thầu) vừa quyết định hủy mời thầu 2 dự án xã hội hóa đầu tư, khai thác bãi đỗ xe tại các ô quy hoạch DX-03, DX-04, DX-08, DX-09, DX-10 tại phường Đức Giang và Việt Hưng và ô quy hoạch G.6/P2 tại phường Thạch Bàn. 
Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xác định rõ phạm vi và định hướng quy định về lựa chọn nhà đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa. Ảnh: Nhã Chi

Thiếu quy định về đầu tư xã hội hóa

(BĐT) - Việc thiếu vắng những quy định liên quan đến quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư/đối tác tư nhân trong các dự án xã hội hóa (XHH) dẫn đến chưa tạo dựng được một thị trường cạnh tranh, minh bạch và còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy. 
Nhu cầu trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng đang ngày càng tăng. Ảnh: Đinh Tuấn

TP.HCM thúc đẩy xã hội hóa giám định tư pháp

(BĐT) - Báo cáo mới nhất của Sở Tư pháp TP.HCM cho thấy, có một thực trạng là giám định viên tư pháp trong các lĩnh vực như giao thông vận tải, xây dựng, đất đai… hiện vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Trong khi đó, nhu cầu trưng cầu giám định phục vụ tố tụng đối với sự cố công trình đang ngày càng tăng.
Ảnh Internet

Gỡ khó xã hội hóa đơn vị sự nghiệp công lập

(BĐT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa hoàn thiện Dự thảo Quyết định về tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đổi chủ sở hữu đơn vị sự nghiệp công lập nhằm đẩy mạnh việc xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập, huy động các nguồn lực xã hội, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công chất lượng cao.