(BĐT) - Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65/2022/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; Ngân hàng Nhà nước rà soát, có biện pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn về tín dụng bất động sản.
(BĐT) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nêu rõ chủ trương tiếp tục giám sát chặt chẽ tín dụng bất động sản (BĐS), đặc biệt, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động cấp tín dụng. Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng, cần chọn lọc và phân loại thị trường BĐS theo từng phân khúc, từng nhà đầu tư để có chính sách tín dụng phù hợp, tránh tình trạng bóp nghẹt nguồn vốn ngân hàng, gây khó cho lĩnh vực này.
(BĐT) - Tính đến cuối tháng 4/2022, tín dụng bất động sản (BĐS) đạt 2.288.278 tỷ đồng, chiếm hơn 20% tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Khoảng 94% dư nợ tín dụng BĐS là cho vay trung và dài hạn trong khi nguồn huy động chủ yếu của ngân hàng là vốn ngắn hạn. Đây là những yếu tố tiềm ẩn rủi ro với tín dụng BĐS trong thời gian tới, cần kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn này để bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng và ổn định kinh tế vĩ mô.
(BĐT) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nêu rõ chủ trương tiếp tục kiểm soát chặt tín dụng bất động sản trong thời gian tới. Các ngân hàng thương mại cũng có các giải pháp để giới hạn dòng vốn vào lĩnh vực này. Nhiều ý kiến cho rằng, cảnh báo của cơ quan chức năng là cần thiết và việc điều tiết dòng vốn của các nhà băng là hợp lý khi thị trường có dấu hiệu rủi ro, đồng thời, giúp nắn dòng vốn vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
(BĐT) - Trước thực trạng sốt đất, giá đất nhảy múa tại nhiều địa phương trong thời gian ngắn, ngoài việc siết định giá, thẩm định giá bất động sản để giải ngân, nhiều ngân hàng đang hạn chế tín dụng vào bất động sản. Nhiều người lo ngại, việc hạn chế cho vay bất động sản có thể tạo ra cơn sóng xả hàng, cắt lỗ của các nhà đầu tư, làm thị trường địa ốc nguội lạnh.
(BĐT) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, một số ngân hàng đã có động thái ngừng giải ngân các khoản vay mua bất động sản. Tuy nhiên, với xu hướng tăng nóng vừa qua tại một số phân khúc trên thị trường bất động sản, nhiều ý kiến cho rằng, cần giám sát chặt mục đích sử dụng vốn vay để hạn chế tình trạng “lách” quy định giải ngân lĩnh vực này.
(BĐT) - Trong nửa cuối năm, các tổ chức tín dụng dự kiến ưu tiên “nới lỏng” đối với nhóm khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa với hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên, trong khi vẫn thắt chặt với lĩnh vực “đầu tư kinh doanh chứng khoán”, “đầu tư kinh doanh bất động sản”, “kinh doanh tài chính, ngân hàng và bảo hiểm” và “đầu tư, kinh doanh du lịch”.
(BĐT) - Ước tính đến cuối tháng 6, tăng trưởng tín dụng lĩnh vực bất động sản đạt 5,5%, dư nợ tín dụng chứng khoán chiếm 0,48% tổng dư nợ của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước khẳng định đang kiểm soát tốt tín dụng chảy vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và tiếp tục yêu cầu các tổ chức tín dụng đánh giá thận trọng các dòng vốn này.
(BĐT) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nhiều lần công bố luôn kiểm soát chặt tín dụng vào lĩnh vực bất động sản. Dù vậy, vẫn cần thận trọng trong việc vừa kiểm soát chặt chẽ và hạn chế tín dụng vào bất động sản vừa giảm thiểu rủi ro trước mắt do Covid-19 gây ra đối với ngành này.
(BĐT) - Tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản cao; đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nhằm mục đích xây dựng, kinh doanh bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng đầu tư TPDN; một số ngân hàng thương mại có số dư đầu tư TPDN tăng lớn so với năm 2019, trong đó, mức tăng thêm tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản.
(BĐT) - Thống kê từ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến ngày 31/3/2021, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt trên 9,46 triệu tỷ đồng, tăng 2,93% so với cuối năm 2020 (cao hơn nhiều mức tăng 1,3% của cùng kỳ 2020).
(BĐT) - Tính đến ngày 15/3, dư nợ cho vay bất động sản của ngành ngân hàng tăng 2,13%, tăng nhanh hơn so với tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế nói chung.
(BĐT) - Tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản (BĐS) tại các ngân hàng vẫn tăng trong bối cảnh dịch Covid-19, lãi suất cho vay mua nhà đang ở mức thấp là những yếu tố có thể gây rủi ro với dòng vốn này. Dù vậy, việc kiểm soát chặt chẽ từ cả cơ quan chức năng và các nhà băng sẽ giúp giảm rủi ro.
(BĐT) - Tính đến hết quý III/2020, nguồn vốn tín dụng chảy vào thị trường bất động sản (BĐS) tăng khoảng 16% so với cuối năm 2019. Dư nợ tín dụng BĐS tăng cao hơn mức tăng trưởng dư nợ tín dụng chung đặt ra lo ngại tiềm ẩn rủi ro, tín dụng không đi đúng hướng.
(BĐT) - Còn nhiều ý kiến khác nhau về việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn và nâng hệ số rủi ro với khoản vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống có dư nợ gốc từ 3 tỷ đồng, đặc biệt là tác động với thị trường bất động sản.
(BĐT) - Bất động sản là một trong những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro nhưng không có nghĩa là hạn chế cho vay hoàn toàn. Đề xuất về lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là hợp lý trong điều kiện phát triển của kinh tế Việt Nam. Đó là thông điệp về chính sách tín dụng được Ngân hàng Nhà nước nêu rõ tại cuộc họp báo ngày 13/6/2019.
(BĐT) - Các “van” tín dụng với bất động sản đã siết ở mức chặt nhất từ trước đến nay, song trên thực tế, nguồn tiền đổ vào loại hàng hóa này chưa hẳn đã khó khăn.
(BĐT) - Doanh nghiệp bất động sản kiến nghị “hoãn” siết tín dụng bất động sản, trong khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có những động thái về việc sẽ giám sát chặt chẽ dòng tiền vào lĩnh vực này.
(BĐT) - Năm 2019 sẽ rơi vào đúng chu kỳ 10 năm khủng hoảng của thị trường bất động sản (BĐS), tuy nhiên lịch sử rất khó lặp lại. Trong khi đó, thời điểm bản lề đang tạo ra cơ hội lớn cho các nhà phát triển BĐS, nhà đầu tư và cả người có nhu cầu thực sự.
(BĐT) - Trong thời gian qua, tình trạng biến động giá bất động sản (BĐS), nhất là đất nền đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Bài học về nợ xấu từ những cơn sốt nhà đất trong quá khứ vẫn còn nguyên giá trị. Việc ngân hàng chặt chẽ hơn trong cho vay vào lĩnh vực này là điều tất yếu nhằm bảo đảm chất lượng tín dụng và ổn định cho nền kinh tế.