(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là Quảng Ninh hỗ trợ trục vớt tàu chìm do bão Yagi; Bình Dương trao quyết định đầu tư cho 8 dự án với 1,8 tỷ USD; Lào Cai tiếp tục sạt lở, 60.000 m3 đất chia cắt tỉnh lộ nối 2 huyện; Bến Tre sẽ lấn biển 50.000 ha phát triển kinh tế…
(BĐT) - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo kịp thời để thời gian tới, các cấp, các ngành tập trung các giải pháp quyết liệt để giải quyết những điểm nghẽn trong thu hút ĐTNN. Theo đó, sẽ có những tác động tích cực đến kết quả thu hút ĐTNN 6 tháng cuối năm 2024, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, đạt mức tương đương hoặc cao hơn so với năm 2023.
(BĐT) - Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh Bắc Ninh cấp mới 244 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký 1,102 tỷ USD. Con số này tăng gấp 2 lần về số dự án và tăng 1,9 lần về số vốn so với cùng kỳ năm 2023.
(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là huy động đơn vị làm cao tốc khắc phục hầm đường sắt Chí Thạnh; thành phố Đà Lạt được mở rộng sau năm 2026; 5 tháng đầu năm 2024, Bà Rịa - Vũng Tàu dẫn đầu cả nước trong thu hút FDI; 9 đoàn tàu Metro số 1 chạy 200 chuyến mỗi ngày khi vận hành thương mại…
(BĐT) - Trong xu hướng đầu tư vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao như chip, bán dẫn, công nghệ cao, công nghệ lõi…, một số ý kiến cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế, nếu tận dụng tốt có thể mở ra làn sóng đầu tư lần thứ 4 vào những lĩnh vực ưu tiên theo định hướng phát triển, tạo nhiều cơ hội mới cho đất nước và doanh nghiệp Việt.
(BĐT) - Tại Hội nghị gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2024 vừa diễn ra, các nhà đầu tư nước ngoài chung nhận định, Việt Nam đang và vẫn sẽ là điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu. Tuy nhiên, để củng cố vị thế trong cuộc đua toàn cầu, Việt Nam cần liên tục đánh giá và duy trì, làm mới lợi thế cạnh tranh của mình.
(BĐT) - Theo thông tin vừa được Cục Thống kê TP. Hà Nội cập nhật, năm 2023, Thành phố thu hút được 2,943 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 70,5% so với năm trước, là một trong 5 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI.
(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là đề xuất thu phí 1.900 đồng mỗi km vành đai 4 Hà Nội; Quảng Bình đấu giá 28 lô đất lần 2 hơn 60 tỷ đồng nhưng bất thành; Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị thi tốt nghiệp 2025 với hai môn bắt buộc; Hà Nội nằm trong nhóm 3 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước về thu hút FDI…
(BĐT) - Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng là thông tin tích cực trong bối cảnh sắp đến thời điểm các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu bắt đầu được áp dụng từ năm 2024. Tuy nhiên, trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu suy giảm và có nhiều điều chỉnh, cuộc đua thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng gay gắt, đòi hỏi Việt Nam phải không ngừng củng cố hơn nữa lợi thế cạnh tranh.
(BĐT) - Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, 9 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 15,9 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018 - 2023.
(BĐT) - Tại Báo cáo "ASEAN Perspectives - Dòng vốn FDI: Bền bỉ đối mặt với thách thức", HSBC cho biết, trong khi triển vọng thương mại toàn cầu ảm đạm thì vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vẫn đang đổ vào ASEAN. Tỷ trọng FDI toàn cầu của khu vực đã tăng vọt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và tăng tốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gần đây. Năm 2022, ASEAN thu hút mức cao kỷ lục gần 17% vốn FDI toàn cầu, gần gấp đôi so với 4 năm trước.
(BĐT) - Trong khó khăn, Việt Nam vẫn giữ được sức hút đối với giới đầu tư quốc tế. Nhiều tập đoàn đa quốc gia mong muốn xây dựng Việt Nam thành cứ điểm sản xuất toàn cầu, đồng hành cùng Việt Nam thực hiện những giấc mơ lớn… Hội tụ nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới, Việt Nam ngày càng tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, đem lại lợi ích nhiều hơn cho đất nước và nhà đầu tư trong một cuộc chơi “win - win”.
(BĐT) - Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/8/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 13,1 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2022.
(BĐT) - Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/6/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký ước đạt 13,43 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ. Mặc dù vốn đăng ký vẫn giảm nhưng mức giảm đã thấp hơn so với các tháng trước và đặc biệt là 5 tháng (7,3%).
(BĐT) - Tại buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) nhằm nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, thu hút và quản lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn TP. Hà Nội, ngày 8/6, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, Thành phố sẽ thành lập thêm các khu, cụm công nghiệp để tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài; tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, kết hợp tăng tốc độ hoàn thiện hệ thống hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại.
(BĐT) - Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ đầu năm đến ngày 20/4, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt gần 8,88 tỷ USD, bằng 82,1% so với cùng kỳ. Vốn thực hiện của dự án ĐTNN ước đạt khoảng 5,85 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2022.
(BĐT) - Trong trong bối cảnh khó khăn gia tăng, tình hình kinh tế - xã hội quý I của Việt Nam vẫn giữ được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế sụt giảm, doanh nghiệp khó khăn làm tăng áp lực điều hành kinh tế vĩ mô, đòi hỏi cần kịp thời tháo gỡ, có thêm giải pháp để phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023 và kế hoạch trung hạn 2021 - 2025.
(BĐT) - Số liệu thu hút vốn đầu tư nước ngoài 3 tháng đầu năm 2023 cho thấy, Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, khi lượng vốn đăng ký mới giảm sút. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất lớn, đặc biệt là những lĩnh vực mới được ưu tiên, định hướng thu hút đầu tư.
(BĐT) - Người tiêu dùng các quốc gia phát triển ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm xanh, thân thiện môi trường, phát thải carbon thấp. Nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định rót tiền cũng phải cân nhắc liệu sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam có đủ sức cạnh tranh, không chỉ về giá cả, mà cả về tiêu chí thân thiện môi trường, cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất.