#sản xuất công nghiệp
Ảnh Internet

2 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 5,7%

(BĐT) - Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 2/2024 ước tính giảm 18% so với tháng 1/2024 và giảm 6,8% so với tháng 2/2023. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước; ngành chế biến, chế tạo giảm 6,5%; sản xuất và phân phối điện giảm 3,6%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,1%.
Bộ Công Thương cũng đặt mục tiêu đưa chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 7 - 8%. Ảnh: Lê Tiên

Đưa công nghiệp trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao

(BĐT) - Hoạt động sản xuất công nghiệp kỳ vọng sẽ đạt kết quả tích cực trong năm 2024 khi Bộ Công Thương đặt mục tiêu đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 7 - 8% so với năm 2023. Giải pháp để thúc đẩy sản xuất công nghiệp là tập trung giải quyết những “điểm nghẽn” tồn tại bấy lâu.
Sản xuất công nghiệp tháng 11 tiếp tục xu hướng tích cực

Sản xuất công nghiệp tháng 11 tiếp tục xu hướng tích cực

(BĐT) - Theo Tổng cục Thống kê, các doanh nghiệp sản xuất nỗ lực tìm kiếm đơn hàng để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm cũng như chuẩn bị hàng hóa phục vụ tiêu dùng dịp cuối năm nên sản xuất công nghiệp tháng 11/2023 tiếp tục xu hướng tích cực, ước tính Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 3% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. 
Ảnh minh họa: Internet

Sản xuất công nghiệp tháng 7 khởi sắc

(BĐT) - Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, ước tính Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7/2023 tăng 3,9% so với tháng 6/2023 và tăng 3,7% so với tháng 7/2022. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước; ngành khai khoáng tăng 4%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,1%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,3%.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, sản xuất công nghiệp đã phục hồi 98,8% so với cùng kỳ năm 2022. Ảnh: Tiên Giang

Tiếp sức cho sản xuất công nghiệp phục hồi

(BĐT) - Qua nửa chặng đường của năm 2023, sản xuất công nghiệp - một trong những động lực tăng trưởng - đang dần hồi phục. Chặng đường còn lại được dự báo đầy rủi ro, thách thức, đòi hỏi toàn ngành không được lơ là, chủ quan, sẵn sàng các phương án ứng phó kịp thời, phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2023 tăng khoảng 8 - 9% như mục tiêu đặt ra.
Ảnh minh họa: Internet

6 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn

(BĐT) - Tổng cục Thống kê cho biết, sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 đối mặt với nhiều khó khăn khi đơn hàng giảm, sức cầu yếu, chi phí đầu vào tăng cao. Tốc độ tăng giá trị tăng thêm của sản xuất công nghiệp trong quý II/2023 ước tính đạt 1,56% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 0,44% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,37%.
5 tháng đầu năm, Chỉ số IIP vẫn giảm so với cùng kỳ

5 tháng đầu năm, Chỉ số IIP vẫn giảm so với cùng kỳ

(BĐT) - Mặc dù có những dấu hiệu khởi sắc hơn so với tháng 4/2023 nhưng do nhiều khó khăn, đơn hàng xuất khẩu giảm nên Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tính chung 5 tháng đầu năm nay vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước.
Sản xuất công nghiệp tháng 4 của Hà Nội tiếp tục tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp tháng 4 của Hà Nội tiếp tục tăng trưởng

(BĐT) - Theo Sở Công Thương Hà Nội, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 4/2023 trên địa bàn Hà Nội ước tính tăng 3,3% so với tháng trước và tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,1% và tăng 3,3%; sản xuất và phân phối điện tăng 6,6% và tăng 3,6%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 2% và tăng 12,1%; khai khoáng giảm 11,7% và giảm 7,7%.
Trong quý I/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Tiên Giang

Sức cầu yếu, sản xuất công nghiệp tụt dốc

(BĐT) - Bối cảnh khó khăn và tình trạng thiếu đơn hàng đã tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong quý I/2023, đặc biệt là DN lĩnh vực công nghiệp. Khi sản xuất công nghiệp - một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế - gặp khó, sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng năm 2023.
Ảnh minh họa: Internet

33 địa phương có chỉ số IIP tăng trong tháng 1/2023

(BĐT) - Tổng cục Thống kê cho biết, Tết Nguyên đán Quý Mão diễn ra trong tháng 1/2023, nên số ngày làm việc trong tháng ít hơn 8 - 10 ngày so với tháng 12/2022 và cùng kỳ năm trước, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất trong tháng trước để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết, số lượng đơn đặt hàng và quy mô đơn hàng giảm đã ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp tháng 1/2023. 
Năm 2022, sản xuất công nghiệp của Vĩnh Phúc có nhiều khởi sắc. Ảnh: Lê Tiên

Vĩnh Phúc vào top 10 địa phương tăng trưởng cao nhất cả nước

(BĐT) - Sự khởi sắc của nhiều ngành kinh tế như: sản xuất công nghiệp, du lịch... đã tạo lực kéo đưa tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Vĩnh Phúc năm 2022 ước tăng 9,54% so với năm 2021. Theo lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, đây là mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2014 đến nay, đưa Vĩnh Phúc vào top 10 địa phương có mức tăng trưởng cao nhất cả nước.
Trong tháng 8 vừa qua, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Tiến Tân

Triển vọng sáng với sản xuất công nghiệp

(BĐT) - Hoạt động sản xuất công nghiệp nước ta trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2022 tiếp tục đà phục hồi, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là đầu kéo tăng trưởng toàn ngành. Dự báo về triển vọng những tháng cuối năm cũng như thời gian tới cho thấy nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt là làn sóng đầu tư mới vào những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao.
Nhiều dự án sản xuất, chế tạo sản phẩm điện tử, công nghệ được tăng vốn với quy mô lớn trong 7 tháng đầu năm 2022. Ảnh: Tiến Tân

Cơ hội đón sóng dịch chuyển đầu tư vào công nghiệp

(BĐT) - Nối tiếp đà phục hồi của nền kinh tế, 7 tháng đầu năm 2022, sản xuất công nghiệp nước ta tiếp tục khởi sắc. Đặc biệt, theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh làn sóng dịch chuyển đầu tư để tái cơ cấu chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư lĩnh vực công nghiệp.
Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp trong quý II/2022 ước tính tăng 9,87% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Tiên Giang

Sản xuất công nghiệp: Lớn dần nỗi lo hàng tồn kho

(BĐT) - Trong quý II, sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà phục hồi ấn tượng kéo chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong 6 tháng cuối năm, bên cạnh cơ hội, dự báo có nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp (DN) công nghiệp, trong đó có hàng tồn kho gia tăng.
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2022 tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Lê Tiên

Sản xuất công nghiệp lan rộng gam màu sáng

(BĐT) - Những yếu tố thuận lợi như dịch Covid-19 dần được kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp (DN) dần phục hồi... tiếp tục mang đến sự khởi sắc cho sản xuất công nghiệp trong nước. Tuy vậy, trong thời gian tới, chi phí nguyên, nhiên liệu tăng cao cũng đặt ra nhiều thách thức cho lĩnh vực này.
Trong tháng 4, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tiếp tục duy trì xu thế tăng so với tháng trước và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2021. Ảnh: Lê Tiên

Sản xuất công nghiệp tiếp đà khởi sắc

(BĐT) - Với hàng loạt cơ chế, chính sách được ban hành kịp thời, 4 tháng đầu năm 2022, hầu hết các ngành, lĩnh vực đều trong xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại. Trong đó, sản xuất công nghiệp khởi sắc, doanh nghiệp (DN) ký được nhiều đơn hàng mới…
Ảnh Internet

Quý I, sản xuất công nghiệp khôi phục ở hầu hết các ngành

(BĐT) - Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại quý I/2022 diễn ra chiều 30/3, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, sản xuất công nghiệp nước ta đã được khôi phục ở hầu hết các ngành.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Sản xuất công nghiệp của nhiều địa phương phục hồi nhanh chóng

(BĐT) - Theo Bộ Công Thương, trong tháng 11/2021, tình hình sản xuất công nghiệp tại nhiều địa phương đã có sự phục hồi nhanh so với tháng trước đó. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11 của Quảng Ninh ước tăng 19,17%; Thanh Hóa tăng 15,1%; Quảng Ngãi tăng 16,11%; Thừa Thiên Huế tăng 9,12%; Cần Thơ tăng 6,77%; Đồng Nai tăng 6,9%... đã góp phần vào sự phục hồi sản xuất công nghiệp của cả nước.