#Quy hoạch Điện VIII
Nhiều dự án nguồn và lưới điện trọng điểm thuộc Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh chậm tiến độ phải chuyển tiếp sang Quy hoạch điện VIII. Ảnh: Phan Thanh

Luật hóa chế tài xử lý dự án điện chậm tiến độ

(BĐT) - Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) dự kiến được Chính phủ trình Quốc hội trong tháng 8/2024. Một trong những điểm mới tại Dự thảo Luật là chế tài xử lý đối với dự án điện chậm tiến độ. Đề xuất này nhằm gắn trách nhiệm của chủ đầu tư với tiến độ dự án, thúc đẩy việc đầu tư xây dựng công trình điện lực theo đúng quy hoạch.
Nhiều dự án điện tái tạo bị đình trệ, bế tắc sau khi kết luận thanh tra được ban hành đang chờ hướng tháo gỡ Ảnh: Hồng Liên

Mở lối thoát cho dự án điện tái tạo bị “treo”

(BĐT) - Các dự án điện mặt trời (ĐMT), điện gió không có sai phạm, hoặc đã và đang khắc phục những vi phạm, sai phạm, nếu đáp ứng quy định pháp luật, tiêu chí an toàn hệ thống, hiệu quả kinh tế - xã hội sẽ có cơ hội được tháo gỡ và đưa vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chỉ đạo như vậy và nếu các dự án được rà soát, tháo gỡ theo chỉ đạo này thì đây chính là tin vui đối với các nhà đầu tư năng lượng tái tạo.
Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 MW. Ảnh: Quốc Tuấn

Thách thức phát triển điện gió ngoài khơi

(BĐT) - Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi (ĐGNK) phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 MW; quy mô có thể tăng thêm trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Định hướng đến năm 2050 đạt 70.000 - 91.500 MW. Tuy nhiên, mục tiêu này đang đứng trước nhiều thách thức.
Hơn 100 GW công suất năng lượng tái tạo dự kiến được đấu thầu trên toàn cầu trong năm 2024, trong đó có hơn 60 GW điện gió ngoài khơi. Ảnh: Văn Thịnh

Lựa chọn nhà đầu tư dự án năng lượng tái tạo: Hiệu quả kép từ đấu thầu

(BĐT) - Hơn 80 quốc gia trên thế giới đang sử dụng hình thức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư các dự án năng lượng tái tạo (NLTT). Phương thức này tạo ra cơ hội, môi trường cạnh tranh, minh bạch cho các doanh nghiệp, nhà thầu có tiềm lực, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy tính hiệu quả của các dự án năng lượng và tăng giá trị chuỗi cung ứng nội địa.
Quy hoạch điện VIII sẽ thúc đẩy chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh và bền vững, từ đó tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Ảnh: Bùi Văn Thịnh

Hiện thực hóa cơ hội phát triển năng lượng bền vững

(BĐT) - Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) có sự cân đối, hài hòa về cơ cấu nguồn và lưới giữa các vùng miền. Đây cũng là bản quy hoạch mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam, thúc đẩy chuyển dịch theo hướng xanh và bền vững, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà thầu cho biết, họ đã và đang chủ động tìm kiếm giải pháp để không bỏ lỡ cơ hội từ Quy hoạch.
Nguồn cung điện đủ, ổn định và đáp ứng yêu cầu xanh hóa là yếu tố quan trọng để thu hút dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Ảnh: Tuấn Anh

Giải bài toán điện cho công nghiệp công nghệ cao

(BĐT) - Trong bối cảnh địa chính trị thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều tập đoàn công nghiệp công nghệ cao tiếp tục tìm cách đa dạng hóa, chuyển dịch chuỗi liên kết, cung ứng, sản xuất, trong đó, Việt Nam được đánh giá là một điểm đến của dòng vốn đầu tư toàn cầu. Tuy nhiên, để thu hút đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao, việc bảo đảm nguồn cung điện gắn với chuyển dịch năng lượng xanh cần được Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp (DN) tập trung thực hiện.
Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, tới năm 2030, tổng công suất điện gió ngoài khơi là 6.000 MW, tổng công suất điện gió trên bờ (điện gió trên đất liền và gần bờ) là 21.880 MW. Ảnh: Thanh Cường

Mở không gian phát triển ngành năng lượng Việt Nam

(BĐT) - Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) cũng như Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam theo hướng bền vững, công bằng, phù hợp với xu thế chuyển dịch năng lượng toàn cầu. Không chỉ vậy, theo ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Quy hoạch điện VIII còn mở ra dư địa lớn để phát triển kinh tế - xã hội cho từng địa phương, cho đất nước.
Hàng loạt dự án điện đang được đẩy nhanh tiến độ để bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Thái Bá

Hạ tầng điện “đi trước một bước” đón sóng đầu tư

(BĐT) - Nhiều tổ chức tài chính cũng như các nhà đầu tư quốc tế đánh giá, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trong các lĩnh vực mới là công nghệ cao và kinh tế xanh. Để không bỏ lỡ cơ hội “ngàn năm có một”, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, ngành điện đang nỗ lực hoàn thiện hạ tầng điện, xương sống của nền kinh tế để đón sóng đầu tư.
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII là cơ sở pháp lý quan trọng để nhà đầu tư triển khai các dự án điện. Ảnh: Lê Tiên

Tăng tốc triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

(BĐT) - Sau gần 1 năm ngóng đợi, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 1/4/2024. Nhiều nhà đầu tư bày tỏ vui mừng trước bước tiến này và mong muốn các cơ quan hữu trách sớm vào cuộc triển khai thực hiện Kế hoạch, góp phần hóa giải nỗi lo thiếu điện trong phát triển đất nước.
Ảnh minh họa: Internet

Nông nghiệp Việt Nam: Chỉ dấu tăng trưởng

(BĐT) - Do tác động của những bất lợi kinh tế, năm 2023 là một năm đầy thách thức đối với thương mại toàn cầu. Việt Nam cũng bị cuốn vào vòng xoáy đó với hệ quả là sản lượng xuất khẩu sụt giảm đáng kể. Quý I/2024 tiếp tục chứng kiến suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng, bất ổn địa chính trị và gián đoạn thương mại. Nhưng bất chấp những thách thức này, có một lĩnh vực rõ ràng vẫn luôn nổi trội hơn tất thảy - đó chính là nông nghiệp.
Bản tin thời sự sáng 2/3

Bản tin thời sự sáng 2/3

(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là hai dự án cao tốc Bắc Nam sẽ thông xe cuối tháng 4; Chính phủ giục Bộ Công Thương trình kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII; TP.HCM "tồn" 59.000 căn hộ chưa cấp sổ hồng; Đồng Nai chuyển đổi rừng sản xuất để xây Khu tái định cư Long Phước…
Đến năm 2030, Việt Nam sẽ xây mới 13 nhà máy điện khí LNG. Ảnh minh họa: An Hạ

Gỡ rào cản để phát triển điện khí

(BĐT) - Theo Quy hoạch điện VIII, cơ cấu nguồn nhiệt điện khí (tự nhiên và LNG) đến năm 2030 sẽ đạt 37.330 MW, tương ứng 24,8% tổng công suất nguồn điện, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện. Đây cũng coi là nguồn điện sạch, góp phần thúc đẩy chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh... Tuy nhiên, việc phát triển điện khí ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều rào cản cần sớm được tháo gỡ.
Năng lượng xanh cho phát triển bền vững

Năng lượng xanh cho phát triển bền vững

(BĐT) - Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) đã thể hiện rõ định hướng ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Với tỷ lệ năng lượng tái tạo đến năm 2050 đạt hơn 70%, đây thực sự được coi là bản quy hoạch "xanh" của ngành năng lượng hướng tới mục tiêu đến 2050, Việt Nam đạt phát thải ròng bằng 0.
Tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi của Việt Nam xếp số 1 Đông Nam Á và thuộc top đầu châu Á. Ảnh: Bùi Thịnh

Phát triển điện gió ngoài khơi: “Cơ hội tuyệt vời” xanh hóa ngành năng lượng

(BĐT) - Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, Việt Nam sẽ có 6 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) vào năm 2030 và quy mô công suất có thể tăng lên 70 GW - 91,5 GW vào năm 2050. Đây là nguồn năng lượng sạch, góp phần quan trọng vào chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. Tuy vậy, việc hiện thực hóa mục tiêu này đang gặp những khó khăn, thách thức cần sớm được tháo gỡ.
Việt Nam đang ở tình trạng thâm dụng năng lượng so với nhiều nền kinh tế khác, có thể ảnh hưởng về hiệu quả tăng trưởng trong dài hạn. Ảnh: Tiên Giang

Đột phá chính sách, khơi nguồn năng lượng xanh

(BĐT) - Nhiều chỉ đạo, định hướng của Đảng, Nhà nước thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế sang sử dụng năng lượng xanh nhằm thực hiện mục tiêu đến 2050, Việt Nam đạt phát thải ròng bằng 0 như cam kết với quốc tế. Tuy nhiên, lộ trình hiện thực hóa mục tiêu chiến lược đang đặt ra nhiều bài toán thách thức, đòi hỏi cơ chế chính sách đột phá để thành công.
Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, tổng công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt 6.000 MW

Tăng tốc hiện thực hóa khát vọng năng lượng xanh

(BĐT) - Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của con người. Hóa giải thách thức này, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) đã ưu tiên phát triển mạnh nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) trong giai đoạn tới, góp phần giúp Việt Nam đạt được “mục tiêu kép”, vừa đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển, vừa thúc đẩy chuyển dịch ngành năng lượng theo hướng bền vững.
Ảnh minh họa: Internet

“Chương mới” trong phát triển năng lượng tái tạo

(BĐT) - Sau giai đoạn bùng nổ về số lượng nhà máy và công suất, ngành năng lượng tái tạo (NLTT) rơi vào hoàn cảnh éo le, hàng chục tỷ USD đầu tư vào các dự án “mốc meo” sương gió nhiều năm. Nguồn lực đầu tư bị lãng phí, trong khi điện vẫn thiếu và ngày càng thiếu trầm trọng hơn.