(BĐT) - Đến cuối tháng 10/2024, tăng trưởng tín dụng mới đi được 2/3 chặng đường mục tiêu của cả năm. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm nay được nhận định là có thể đạt được, song vẫn còn một số thách thức từ tình trạng nợ xấu dâng cao và khả năng tiếp cận tín dụng còn khó khăn.
(BĐT) - Đến hết quý III/2024, nhiều ngân hàng có số nợ xấu tăng mạnh hàng nghìn tỷ đồng, thậm chí hàng chục nghìn tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, LPBank ghi nhận nợ xấu tăng đến 70% và nợ có khả năng mất vốn tăng đến 132,4%; VIB ghi nhận nợ xấu tăng 37% và nợ có khả năng mất vốn tăng đến 173,4%. Nhiều ý kiến kỳ vọng nợ xấu sẽ được xử lý thực chất trong thời gian tới nhờ kinh tế có dấu hiệu khởi sắc, thị trường bất động sản ấm lên và tiến độ xử lý các ngân hàng yếu kém được đẩy mạnh.
(BĐT) - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2024 với thu nhập lãi thuần đạt 243 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái; lãi từ hoạt động dịch vụ đạt gần 8 tỷ đồng, giảm 13% và lãi từ hoạt động khác đạt hơn 44 tỷ đồng, gấp gần 5 lần cùng kỳ 2023.
(BĐT) - Đến cuối tháng 9, tăng trưởng tín dụng đã đạt 9% so với cuối năm 2023, vẫn còn khoảng cách khá xa so với mục tiêu định hướng 15% của cả năm nay. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố hỗ trợ việc tăng tốc giải ngân vốn tín dụng trong quý cuối năm 2024, đặc biệt là sự khởi sắc của các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, áp lực tỷ giá hạ nhiệt, các chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn. Trong khi đó, lực cản đáng ngại nhất là xu hướng nợ xấu tăng cao.
(BĐT) - 23 ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước có kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2024 với quy mô vốn dự kiến tăng thêm hơn 160 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng hơn 21%. Việc tăng vốn là chặng đường dài của các nhà băng Việt Nam trong nỗ lực đạt các tiêu chuẩn về năng lực tài chính theo chủ trương tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD). Mặt khác, trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng, việc tăng vốn góp phần gia cố bộ đệm dự phòng để ứng phó với các rủi ro.
(BĐT) - Nợ xấu tiếp tục xu hướng tăng do hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Ở khía cạnh khác, nợ xấu khó giảm bởi quá trình tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém còn chậm, việc xử lý nợ xấu bằng quyền thu giữ tài sản bảo đảm của các ngân hàng bị hạn chế, việc thẩm định và đánh giá khoản vay chưa chặt chẽ, đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể mới xoay ngược được xu hướng nợ xấu còn tăng.
(BĐT) - Theo số liệu được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ngày 23/7, đến nay, nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng là 5%, tổng nợ xấu gộp (nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng) lên mức 6,9%.
(BĐT) - Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, các khoản phải thu khó đòi sẽ tiếp tục là trở ngại đối với hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong thời gian tới. Báo cáo tài chính kiểm toán mới đây ghi nhận các khoản nợ xấu lên tới hàng trăm tỷ đồng, đã và đang tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh và dòng tiền của doanh nghiệp.
(BĐT) - Dư nợ tín dụng toàn hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) được kỳ vọng tăng bình quân 3,8% trong quý II/2024 và tăng 13,6% trong năm 2024, điều chỉnh giảm 0,6 điểm phần trăm so với mức dự báo 14,2% tại kỳ điều tra trước.
(BĐT) - Nợ xấu tại nhiều nhà băng như Ngân hàng Bảo Việt, Ngân hàng Bản Việt, Ngân hàng Hàng hải Việt Nam ghi nhận mức tăng mạnh, dù quy định về cơ cấu lại thời hạn nợ, giữ nguyên nhóm nợ vẫn còn hiệu lực. Để giảm nợ xấu tích cực, các chuyên gia cho rằng, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản cần được triển khai quyết liệt và liên tục hơn.
(BĐT) - Một số ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh năm 2023 với nhiều số liệu khả quan, đặc biệt, nợ xấu được kiểm soát ở mức khá thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu có thể tăng trở lại khi quy định về gia hạn nợ và chưa chuyển nhóm nợ sẽ hết hiệu lực vào giữa năm nay, đồng thời, công tác xử lý tài sản đảm bảo gặp khó khăn do quy định về thu giữ tài sản đảm bảo tại Nghị quyết 42/2017/QH14 hết hiệu lực.
(BĐT) - Nợ xấu toàn hệ thống đã vọt lên mức trên 5% vào cuối tháng 8. Nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, MBBank, Techcombank… tuy có tỷ lệ nợ xấu dưới ngưỡng 3%, nhưng đang tăng tốc từ quý này sang quý khác. Nợ xấu tăng có thể gây căng thẳng thanh khoản và rủi ro tiềm ẩn với hệ thống ngân hàng, nên cần các giải pháp rốt ráo hơn để xử lý nợ xấu, trong đó chú trọng tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém.
(BĐT) - Một số ngân hàng thương mại công bố báo cáo tài chính quý III/2023 với tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. Trong khi đó, số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của cả hệ thống đang tăng khá mạnh. Một số ý kiến lo ngại nỗ lực giảm nợ xấu đang và sẽ gặp nhiều thách thức do các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với môi trường kinh doanh bất lợi, nhiều rủi ro đến từ biến động địa chính trị thế giới.
(BĐT) - Tài sản bảo đảm của các khoản nợ như nhà đất, ô tô, máy móc, thiết bị đều rất khó bán ở thời điểm hiện nay. Trong đó, nhiều tài sản đã được mời đấu giá đến lần thứ 12 mà vẫn chưa tìm được người mua. Điều này khiến nỗ lực xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng càng thêm áp lực.
(BĐT) - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa thông báo bán đấu giá khoản nợ xấu của Công ty TNHH Suối Cát tại Chi nhánh tỉnh Bình Thuận.
(BĐT) - Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến tháng 7/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 3,56%, cao hơn mức 2% cuối năm 2022 và mức 1,69% cuối năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn của hệ thống các TCTD ở mức 6,16% so với tổng dư nợ.
(BĐT) - Tác động của các đợt giảm lãi suất điều hành cùng với việc dư thừa nguồn vốn tín dụng là những lực đẩy khiến lãi suất cho vay giảm mạnh gần đây. Với việc Thông tư 06/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ 1/9/2023, các doanh nghiệp và người vay vốn có cơ hội vay khoản mới với lãi suất thấp để trả nợ khoản cũ với lãi suất cao, từ đó giảm gánh nặng chi phí vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cuối năm.
(BĐT) - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú chia sẻ, chưa bao giờ điều hành chính sách tiền tệ khó khăn như hiện nay. Nếu không tạo điều kiện cho tín dụng thì sẽ khó có tăng trưởng. Song, nếu “tháo” điều kiện tín dụng thì nợ xấu lại tăng. Các ngân hàng “đứng giữa 2 dòng nước”, vừa phải bảo đảm an toàn nợ xấu, vừa phải chia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó. Giải bài toán thực tiễn như thế nào đang là câu hỏi hóc búa với toàn ngành ngân hàng…
(BĐT) - Công ty TNHH Mua bán Nợ Việt Nam (DATC) cho biết, năm 2022, DATC đã ký hợp đồng mua và xử lý khoảng 5.023 tỷ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp. Doanh thu từ hoạt động mua bán xử lý nợ và tài sản là 1.743 tỷ đồng, đạt 116% kế hoạch.
(BĐT) - Tại Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2023 vừa công bố, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu một số vấn đề cần quan tâm, trong đó có tình trạng lãi vay cao và nợ xấu gia tăng.