#Luật Quy hoạch
Định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch đề xuất quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn thuộc danh mục quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành. Ảnh: Lê Tất Tiên

Kiến tạo động lực mới từ đề xuất sửa đổi Luật Quy hoạch

(BĐT) - Sau 5 năm thực hiện Luật Quy hoạch với điểm nhấn là bãi bỏ các quy hoạch sản phẩm, tạo đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tiếp tục đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật để quy hoạch thực sự là công cụ hiệu quả của Nhà nước trong định hướng, dẫn dắt sự phát triển.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 106/111 quy hoạch đã hoàn thành việc lập, trình thẩm định. Ảnh: Lê Tiên

Sớm có quy hoạch để từng ngành, từng địa phương vững tiến

(BĐT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, hiện các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành việc lập, trình thẩm định, thẩm định hoặc phê duyệt đối với 106/111 quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia (chiếm 95,4%), trong đó có 36 quy hoạch đã được phê duyệt. Với tiến độ như hiện nay, số lượng các quy hoạch được phê duyệt sẽ tăng nhanh trong tháng 11 và 12/2023, tạo tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong 12 nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung tại Dự thảo Nghị định, có nguyên tắc tiếp nhận hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động quy hoạch. Ảnh: Lê Tiên

Tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch

(BĐT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa gửi xin ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 7/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch.
Trong tổng số 111 quy hoạch được lập theo quy định của Luật Quy hoạch, có 110 quy hoạch đã được phê duyệt nhiệm vụ. Ảnh: Lê Tiên

Kiến nghị nhiều giải pháp gỡ khó công tác quy hoạch

(BĐT) - Sau khi giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành, Đoàn giám sát của Quốc hội cho rằng, những tồn tại, hạn chế chủ yếu do nguyên nhân chủ quan. Đoàn giám sát và nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Hầu hết các quy hoạch đều mới được phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, lập quy hoạch; đang tiến hành lựa chọn tư vấn. Ảnh minh họa: Nhã Chi

Nghiên cứu tháo gỡ vướng mắc trong công tác quy hoạch

(BĐT) - Ngày 30/3, Đoàn giám sát (ĐGS) của Quốc hội đã có cuộc làm việc với Chính phủ về chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”.
Các địa phương đang tích cực triển khai lập Quy hoạch sử dụng đất 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: Lê Tiên

Khẩn trương hoàn thành quy hoạch thành phố, tỉnh thời kỳ 2021 - 2030

(BĐT) - Ngày 21/3, Đoàn Giám sát của Quốc hội về Chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành” làm việc với thành phố Cần Thơ, các tỉnh Cà Mau, Long An và Sóc Trăng theo hình thức trực tuyến.
Đến nay, trong các quy hoạch cấp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, mới có quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 4/38 quy hoạch ngành quốc gia được phê duyệt. Ảnh: Lê Tiên

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc thực thi Luật Quy hoạch

(BĐT) - Ngày 17/2, tiếp tục Phiên họp thứ 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã xem xét Báo cáo kết quả bước đầu về việc triển khai chuyên đề giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành.”
Từ ngày 1/3, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và khu đô thị quy mô dân số dưới 50.000 người được phân quyền chấp thuận chủ trương đầu tư cho UBND cấp tỉnh. Ảnh chỉ mang tính minh họa: Internet

Đầu tư dự án nhà ở, khu đô thị: Đẩy mạnh phân cấp cho địa phương

(BĐT) - Nhằm giảm gánh nặng về thủ tục cho nhà đầu tư, từ ngày 1/3/2022, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua) có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và khu đô thị quy mô dân số dưới 50.000 người được phân quyền chấp thuận chủ trương đầu tư cho UBND cấp tỉnh.
Năm 2021, dự kiến có 19/38 quy hoạch ngành quốc gia, 1/6 quy hoạch vùng, 26/63 quy hoạch tỉnh hoàn thành công tác lập, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ảnh: Lê Tiên

Sử dụng hiệu quả nguồn lực bắt đầu từ quy hoạch tốt

(BĐT) - Công tác lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 chưa đạt yêu cầu đề ra. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải đầu tư cho công tác quy hoạch. Có được quy hoạch tốt thì mới có các đề án tốt, dự án tốt và từ đó mới có được nhà đầu tư tốt, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công, phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu công tác quy hoạch phải hướng tới mục tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh, từ đó thu hút dân cư và phát triển lĩnh vực bất động sản, phát triển đô thị. Ảnh: Lê Tiên

Quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn, có lớp lang

(BĐT) - Công tác quy hoạch đã đạt một số kết quả nhưng chưa được thực hiện bài bản, “chưa ăn sâu vào tiềm thức của người lãnh đạo”, cả về tư tưởng quy hoạch, không gian quy hoạch, hiệu quả quy hoạch, định hướng quy hoạch. Luật Quy hoạch đã có, Bộ Xây dựng phải tập trung, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế cho công tác quy hoạch. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc làm việc với Bộ Xây dựng ngày 18/5/2021.
3/3 quy hoạch quốc gia đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch, dự kiến hoàn thành trong năm 2021 – 2022. Ảnh: Lê Tiên

Bảo đảm tiến độ triển khai các nhiệm vụ quy hoạch

(BĐT) - Chiều 22/2, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương chủ trì buổi họp về kế hoạch phối hợp và triển khai lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, kế hoạch phối hợp triển khai thẩm định quy hoạch tỉnh.
Khai mở cơ hội phát triển

Khai mở cơ hội phát triển

(BĐT) - Năm 2021, năm khởi đầu một chu kỳ tăng trưởng mới, hàng loạt quy hoạch các cấp có tính định hướng cao sẽ được xây dựng, thể hiện tầm nhìn chiến lược trong phân bổ không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Cơ hội vàng nâng tầm Đồng bằng sông Cửu Long

(BĐT) - Hạ tầng, nguồn nước ngọt, chống sạt lở bờ biển, bờ sông là 3 ưu tiên quan trọng trong quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh tại Hội nghị báo cáo và tham vấn về Quy hoạch vùng Ðồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa diễn ra tại Cần Thơ.

Hoàn thiện Dự thảo Nghị định quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay

Hoàn thiện Dự thảo Nghị định quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay

(BĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ; chủ trì họp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Tư pháp để hoàn thiện Dự thảo Nghị định quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2020.
Bộ Xây dựng hướng dẫn thủ tục giao thầu với các công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, có tính cấp bách, nhưng quy trình thực hiện chưa quy định rõ. Ảnh: Tường Lâm

Luật chồng chéo, cần tiếng nói chung

(BĐT) - Hiện nay, hệ thống chính sách của một số ngành, lĩnh vực còn có quy định chồng chéo, chưa thống nhất với pháp luật về đấu thầu, gây khó khăn trong quá trình thực thi. Vì thế, cần có tiếng nói chung giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong việc ban hành các quy định hài hòa, thống nhất với các quy định của pháp luật về đấu thầu.