#Luật Đất đai
Việc sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 cần chuẩn hóa các chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đảm bảo tuân thủ Hiến pháp và phù hợp với điều kiện thực tiễn. Ảnh: Huyền Trang

Miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất công: Cần luật hóa chính sách, thống nhất cách làm

(BĐT) - Trước thực tế có sự chênh lệch về các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Luật Đất đai năm 2013 và các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước, bài viết đề xuất việc sửa đổi Luật lần này cần chuẩn hóa các chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đảm bảo tuân thủ Hiến pháp và phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Hoàn thiện thể chế, tạo sự đồng bộ, thống nhất được Chính phủ xác định là nhiệm vụ trọng tâm để tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản nói riêng, dự án đầu tư, xây dựng nói chung. Ảnh: Lê Tiên

Cơ hội gỡ vướng nhiều thủ tục đầu tư xây dựng

(BĐT) - Nhiều quy định liên quan đến đầu tư, xây dựng dự án khu đô thị, nhà ở thương mại, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, còn chồng chéo, xung đột hoặc thiếu hướng dẫn cụ thể, khiến doanh nghiệp nhiều khi như vướng vào ma trận thủ tục. Việc nhiều luật điều chỉnh hoạt động đầu tư, xây dựng nói chung, bất động sản nói riêng đang cùng được sửa đổi, tạo cơ hội để thống nhất về pháp luật, giảm khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện.
Rất nhiều quỹ đất “đắp chiếu” trong thời gian dài sau khi được giao cho nhà đầu tư. Ảnh: Nhã Chi

Ràng buộc nhà đầu tư đấu giá đất dự án để tránh lãng phí

(BĐT) - Sửa đổi pháp luật đất đai và pháp luật về đấu giá tài sản (ĐGTS) là cơ hội để hiện đại hóa và đồng bộ nền tảng pháp lý, tránh những bất cập trong thực thi. Liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất (ĐGQSDĐ), một số ý kiến đề xuất quy định cụ thể mốc thời gian nhà đầu tư trúng đấu giá phải hoàn thành dự án, hạn chế tình trạng dự án “đắp chiếu”, gây lãng phí nguồn lực.
Tiêu chí về quy mô diện tích đối với trường hợp đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã loại bỏ rất nhiều trường hợp đang tổ chức đấu thầu theo quy định hiện hành. Ảnh: Lê Tiên

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): “Lọt” đấu thầu, nhiều dự án sử dụng đất chơi vơi

(BĐT) - Việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất đã được nêu rõ tại Nghị quyết 18-NQ/TW. Tuy nhiên, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang đưa ra lấy ý kiến vẫn duy trì một số tiêu chí được nhận định là sẽ thu hẹp đáng kể các trường hợp áp dụng đấu thầu, dẫn đến khả năng rất nhiều khu đất sẽ không biết giao qua cơ chế nào để bảo đảm minh bạch, cạnh tranh.
Những bất cập trong công tác định giá đất đã gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng. Ảnh: Lê Tiên

Sửa Luật Đất đai: “Đau đầu” với định giá đất

(BĐT) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi. Trong đó, định giá đất là nội dung có nhiều quan điểm khác nhau bởi phải phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm ở mức hợp lý để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng. Mặt khác, vai trò của Nhà nước trong định giá đất cũng là điều cần cân nhắc thấu đáo.
Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ hơn các điều kiện, tiêu chí đối với dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng để tách biệt với dự án vì lợi ích kinh tế thuần túy, để áp dụng cơ chế thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phù hợp. Ảnh: Lê Tiên

Quốc hội thảo luận Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Nóng vấn đề thu hồi đất hay tự thỏa thuận

(BĐT) - Một trong những vấn đề nóng, nhận được nhiều sự quan tâm của đại biểu Quốc hội và còn nhiều ý kiến khác nhau tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) khi đưa ra lấy ý kiến Quốc hội là các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Phiên thảo luận tại hội trường ngày 14/11 về Dự thảo Luật tiếp tục có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đô thị, nhà ở thương mại có quy mô từ 50 ha trở lên tại khu vực nông thôn và 20 ha trở lên tại khu vực đô thị. Ảnh: Tường Lâm

Lựa chọn nhà đầu tư tại Luật Đất đai (sửa đổi): Băn khoăn tiêu chí đấu thầu, đấu giá

(BĐT) - Một trong những nội dung mà cơ quan thẩm tra của Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần cân nhắc, tiếp tục nghiên cứu kỹ, lấy ý kiến là về tiêu chí đối với các trường hợp đấu thầu dự án có sử dụng đất (DASDĐ) để lựa chọn nhà đầu tư. Đây cũng là vấn đề nhận được nhiều góp ý khi Dự thảo Luật được đưa ra lấy ý kiến.
Nhiều doanh nghiệp phản ánh, đầu tư nhà ở xã hội phải chịu thủ tục phức tạp, nhiêu khê hơn cả đầu tư dự án nhà ở thương mại, với nhiều chi phí “không tên”. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Tăng sức hút của dự án nhà ở xã hội

(BĐT) - Phát triển nhà ở xã hội là nhu cầu bức thiết, là chính sách được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Vì thế, cần đa dạng các hình thức, phương thức, có cơ chế ưu đãi phù hợp để tăng hiệu quả thu hút đầu tư các nguồn lực xã hội cho phát triển loại dự án này.
Nhiều dự án đội chi phí vì giải phóng mặt bằng chậm, khiến vốn nhà nước chậm phát huy hiệu quả, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Lê Tiên

Cơ hội gỡ điểm nghẽn giải phóng mặt bằng

(BĐT) - Giải phóng mặt bằng (GPMB) luôn là một trong những vướng mắc chính làm cản trở tiến độ giải ngân đầu tư công. Trong đó, ngoài nguyên nhân chủ quan về tổ chức thực hiện, vướng mắc còn đến từ quy định pháp lý liên quan đến công tác GPMB. Hiện Luật Đất đai (sửa đổi) đang được xây dựng, nhiều luật có liên quan đến đầu tư cũng được đề xuất sửa đổi tổng thể… sẽ là cơ hội để có những đổi mới mang tính bước ngoặt trong công tác này.
Thu hồi đất vùng phụ cận các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những điểm mới tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: Lê Tiên

Hài hòa lợi ích trong quy định về thu hồi đất

(BĐT) - Việc thu hồi đất luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột do được thực hiện bằng các mệnh lệnh hành chính nhằm thu hồi quyền sử dụng đất của chủ thể này giao cho một chủ thể khác. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, trong chính sách đất đai, thu hồi đất là chế định cần được đặt ra yêu cầu cao để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên và công bằng xã hội.
Một số quy định về vốn chủ sở hữu của người tham gia đấu giá, khả năng huy động vốn, phương án đầu tư kinh doanh trên khu đất trúng đấu giá chưa chặt chẽ, chưa khả thi. Ảnh minh họa: Nhã Chi

Đấu giá quyền sử dụng đất: Tồn tại, hạn chế lớn ở quy định đất đai

(BĐT) - Theo Bộ Tư pháp, việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) chưa phát hiện vấn đề vướng mắc lớn về trình tự, thủ tục đấu giá gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả đấu giá. Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động đấu giá đất thực chất nằm ở nhiều khâu khác thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, bộ, ngành khác. Trước mắt, cần sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về đất đai để nâng cao hơn nữa hiệu quả của đấu giá đất.
Cần có thêm thời gian để nghiên cứu, thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, hoàn thiện Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: Tiên Giang

Đề nghị lùi thời hạn trình Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sang Kỳ họp thứ 4

(BĐT) - Ngày 24/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Lùi thời điểm sửa Luật Đất đai sang kỳ họp thứ 4

Lùi thời điểm sửa Luật Đất đai sang kỳ họp thứ 4

(BĐT) - Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được lùi thời hạn trình Quốc hội cho ý kiến từ kỳ họp thứ 3 sang kỳ họp thứ 4 và xem xét, thông qua theo quy trình tại 3 kỳ họp Quốc hội (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thứ 5, thông qua tại kỳ họp thứ 6).
Việc bổ sung những chế tài mạnh, đủ sức răn đe là rất cần thiết nhằm hạn chế hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đấu giá đất. Ảnh: Lê Tiên

Bít lỗ hổng trong đấu giá đất: Cần sàng lọc kỹ năng lực nhà đầu tư

(BĐT) - Vụ đấu giá đất đổ bể tại Thủ Thiêm xảy ra gần đây đã cho thấy nhiều bất cập, lỗ hổng trong các quy định pháp luật về việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ). Nhằm khắc phục những bất cập này, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
Giá đất đền bù luôn luôn thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường là một trong những nguyên nhân khiến công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn. Ảnh: Lê Tiên

Gỡ tắc giải phóng mặt bằng: Kỳ vọng vào sửa Luật Đất đai

(BĐT) - Nhiều dự án đầu tư, dù là của Nhà nước hay tư nhân đều gặp một vướng mắc lớn là giải phóng mặt bằng (GPMB). Không ít giải pháp đã và đang được thực hiện, nhưng theo nhiều chuyên gia, muốn gỡ tắc GPMB, cần gỡ từ gốc là Luật Đất đai.