Sản lượng của các nhà máy ở Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong tháng 10 và cuộc khủng hoảng bất động sản vẫn chưa có nhiều dấu hiệu chuyển biến, dù tiêu dùng có dấu hiệu khởi sắc. Sau những số liệu thống kê mới nhất, giới phân tích tiếp tục kêu gọi Bắc Kinh tăng cường các biện pháp kích thích để vực dậy nền kinh tế...
(BĐT) - Các nền kinh tế lớn trên thế giới đang chứng tỏ sức chống chịu tốt hơn dự báo trong môi trường lãi suất cao khi công bố số liệu tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, mục tiêu lạm phát chưa đạt được, trong khi câu hỏi về thời điểm hạ lãi suất vẫn chưa có lời đáp.
(BĐT) - Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của China Market Research Group Shaun Rein cho rằng, định giá cổ phiếu Trung Quốc đang "quá thấp", song các nhà đầu tư nên thận trọng khi tái gia nhập nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
(BĐT) - Theo các nhà kinh tế, sự gia tăng giá tiêu dùng của Trung Quốc sẽ chỉ là tạm thời, khi hiệu ứng tích cực từ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài bị che phủ bởi các dấu hiệu về nhu cầu nội địa chậm chạp.
(BĐT) - Vài ngày sau khi Trung Quốc công bố dữ liệu giá tiêu dùng cho thấy nước này đang trải qua chuỗi giảm phát dài nhất kể từ năm 2009, giới chuyên gia tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho rằng, kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng ở mức vừa phải trong năm nay.
(BĐT) - Theo Bloomberg, giá tiêu dùng giảm với tốc độ nhanh nhất trong 3 năm trong khi chi phí sản xuất thậm chí còn giảm sâu hơn đã nhấn mạnh những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt trong quá trình phục hồi kinh tế.
(BĐT) - Hoạt động sản xuất tại các nhà máy của Trung Quốc lần đầu tiên mở rộng sau 6 tháng. Một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bắt đầu thoát đáy.
(BĐT) - Theo Reuters, số liệu kinh tế được công bố mới đây của Trung Quốc cho thấy áp lực giảm phát đã phần nào hạ nhiệt, trong bối cảnh nền kinh tế nước này có dấu hiệu ổn định. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, cần có thêm những hỗ trợ về chính sách để củng cố nhu cầu tiêu dùng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khi quá trình phục hồi thị trường lao động đang chậm lại và kỳ vọng về thu nhập hộ gia đình không chắc chắn.
(BĐT) - Tờ Bloomberg nhận định, Trung Quốc khó có khả năng sớm vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo đó, phải đến giữa thập kỷ 2040, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc mới có thể cao hơn Mỹ, nhưng điều này sẽ chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn trước khi bị "tụt lại phía sau". Trước đại dịch Covid-19, Bloomberg từng dự đoán, Trung Quốc sẽ vươn lên và giữ vững vị trí dẫn đầu ngay từ đầu thập kỷ 2030.
(BĐT) - Theo tờ Financial Times, các ngân hàng Phố Wall đã hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc xuống dưới mức mục tiêu 5% khi cho rằng "chính sách nới lỏng của chính phủ nước này là không đủ".
(BĐT) - Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc thúc đẩy nền kinh tế bằng cách đầu tư vào các nhà máy, tòa nhà chọc trời và đường sá. Mô hình này đã "châm ngòi" cho một giai đoạn tăng trưởng phi thường giúp Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo và trở thành một "gã khổng lồ" toàn cầu với năng lực xuất khẩu rộng khắp thế giới.
(BĐT) - Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc vừa công bố dữ liệu kinh tế tháng 7 thấp hơn kỳ vọng của giới phân tích. Báo cáo của cơ quan này cũng không bao gồm con số thất nghiệp của thanh niên, vốn đã tăng cao kỷ lục trong những tháng gần đây.
(BĐT) - Theo tờ The Economist, lạm phát giá tiêu dùng tại Trung Quốc đã giảm xuống mức 0 trong tháng 6/2023. Trong khi đó, Chỉ số giảm phát GDP - một thước đo rộng rãi về giá cả hàng hóa và dịch vụ - giảm 1,4% trong quý II/2023 so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ năm 2009.
(BĐT) - Theo CNBC, trong tuần qua, các nhà chức trách Trung Quốc đã công bố một loạt chính sách nhắm vào các lĩnh vực cụ thể hoặc nhằm trấn an các nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư nước ngoài về một môi trường đầu tư thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo nước này cũng đã phát tín hiệu trong những tuần gần đây rằng họ sẽ thận trọng và đặt ra các mục tiêu rõ ràng trong việc ban hành các chính sách hỗ trợ.
(BĐT) - Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), GDP quý II/2023 của nước này tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2022, thấp hơn so với dự báo trung bình là 7,1% của các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát. Trong khi đó, giới phân tích được Reuters thăm dò dự đoán mức tăng 7,3% trong GDP quý II.
(BĐT) - 2023 được coi là năm mà nền kinh tế Trung Quốc thoát khỏi sự kiểm soát chặt chẽ do đại dịch Covid-19 và bùng nổ trở lại để giúp thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Nhưng thay vào đó, nước này đang đối mặt với loạt vấn đề: chi tiêu của người tiêu dùng trì trệ, thị trường bất động sản chao đảo, xuất khẩu sụt giảm trong bối cảnh Mỹ nỗ lực "giảm thiểu rủi ro", tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao kỷ lục và nợ chính quyền địa phương ngất ngưởng.
(BĐT) - Năm tháng sau khi Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế, những dữ liệu mới đây cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chưa thể trở lại trạng thái bình thường.
(BĐT) - Theo CNBC, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 5/2023 của Trung Quốc giảm mạnh hơn dự báo, làm dấy lên lo ngại tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể đang chững lại.