(BĐT) - Tại báo cáo triển vọng kinh tế thế giới mới nhất, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, áp lực giá cả trên toàn cầu đã giảm đáng kể và lạm phát ở hầu hết các quốc gia đang dần quay về mức mục tiêu mà các ngân hàng trung ương đặt ra. Đây được xem là một thành tựu lớn khi nền kinh tế thế giới đã thành công trong việc hạ nhiệt lạm phát mà không gây ra một cuộc suy thoái toàn cầu.
(BĐT) - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, nợ công toàn cầu dự kiến vượt mốc 100 nghìn tỷ USD trong năm nay và có thể tăng nhanh hơn dự báo do xu hướng chính trị đang ủng hộ chi tiêu cao hơn, trong khi tăng trưởng kinh tế chậm lại làm gia tăng nhu cầu vay và chi phí.
(BĐT) - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo lạm phát dai dẳng có thể giữ lãi suất cao hơn dự kiến trong thời gian dài hơn, làm tăng rủi ro tài chính trên toàn cầu.
(BĐT) - Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang khiến các thành viên thị trường lo ngại rằng Fed có thể chưa hạ lãi suất trong năm 2024 khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, tiến trình giảm lạm phát về mục tiêu 2% đang “thiếu bước tiến”. Tác động từ động thái giữ lãi suất ở mức cao của Fed lan tỏa ra thị trường toàn cầu, khiến các ngân hàng trung ương trên thế giới phải vật lộn để “đối phó”.
10 nền kinh tế mới nổi trong G20 là Argentina, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ, đã tăng hơn gấp đôi tỷ trọng trong GDP toàn cầu kể từ năm 2000.
(BĐT) - Theo Blommberg, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đang cho gần 100 quốc gia vay với số tiền hơn 150 tỷ USD, bằng chứng cho thấy vai trò ngày càng tăng của tổ chức này như một điểm tựa chống lại những nguy cơ tài chính và chính trị của thế giới hậu đại dịch.
(BĐT) - Theo CNBC, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng các hoạt động tín dụng vẫn chưa suy yếu đủ để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) "xoay trục" chu kỳ tăng lãi suất.
(BĐT) - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, Anh sẽ tránh được một cuộc suy thoái và vẫn ghi nhận tăng trưởng dương trong năm 2023. Theo cơ quan này, nhu cầu đã phục hồi trong bối cảnh giá nhiên liệu giảm, qua đó giúp triển vọng kinh tế Anh bớt ảm đạm hơn.
(BĐT) - Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các ngân hàng trung ương của châu Âu nên cảnh giác với những nguy cơ tiềm ẩn từ căng thẳng tài chính gia tăng cho đến chênh lệch lợi suất trái phiếu khi tiếp tục tăng lãi suất.
(BĐT) - Giám đốc Bộ phận châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Alfred Kammer cho biết, châu Âu sẽ chứng kiến tăng trưởng kinh tế sụt giảm mạnh trong năm nay, nhưng hầu hết các quốc gia sẽ tránh được suy thoái.
(BĐT) - Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Mỹ, Trung Quốc và những nền kinh tế lớn khác cần hành động nhiều hơn nữa để giải quyết nợ toàn cầu sắp lên mức cao kỷ lục trong 5 năm tới. Khối nợ này sẽ hạn chế khả năng ứng phó của các quốc gia trước những khủng hoảng trong tương lai.
(BĐT) - Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho rằng rủi ro đối với sự ổn định tài chính đã tăng lên. Bà kêu gọi các quốc gia tiếp tục cảnh giác mặc dù hành động của các nền kinh tế lớn đã làm dịu bớt phần nào căng thẳng.
(BĐT) - Mặc dù Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, lạm phát toàn cầu đã đạt đỉnh vào cuối năm 2022 (8,8%), song tỷ lệ lạm phát năm 2023 tại nhiều nền kinh tế dự kiến vẫn duy trì ở mức cao. Theo báo cáo cập nhật mới nhất vào tháng 1/2023, IMF dự báo, lạm phát toàn cầu năm 2023 là 6,6% và năm 2024 là 4,3%.
(BĐT) - Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ đóng góp 25% vào tăng trưởng toàn cầu trong năm 2023, dù vẫn còn đó những bất ổn liên quan đến dịch Covid-19 và lĩnh vực bất động sản có thể kìm hãm động lực này.
(BĐT) - Theo một quan chức cấp cao của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các ngân hàng trung ương toàn cầu không nên ngừng tăng lãi suất cho đến khi hoàn toàn rõ ràng rằng lạm phát đang giảm dần.
(BĐT) - Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết, năm 2023 sẽ là một năm khó khăn đối với phần lớn nền kinh tế toàn cầu, khi các động lực chính của tăng trưởng toàn cầu là Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đều trải qua hoạt động kinh tế suy yếu.
(BĐT) - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, tỷ trọng nợ trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu đã giảm mạnh nhất trong 7 thập kỷ vào năm 2021. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách vẫn phải đối mặt với những thách thức vì nợ vẫn ở trên mức trước đại dịch Covid-19.
(BĐT) - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, 69 quốc gia nghèo nhất thế giới cần thêm 436 tỷ USD trong 5 năm để giải quyết hậu quả của đại dịch Covid-19, xây dựng lại các vùng đệm bên ngoài và tăng thêm nguồn thu.