#gói thầu mua sắm hàng hóa
Hiện nay tình trạng cài cắm tiêu chí gây hạn chế cạnh tranh vẫn tiếp diễn tại một số gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Đấu thầu mua sắm hàng hóa: Chưa dứt “căn bệnh” cài tiêu chí hạn chế cạnh tranh

(BĐT) - Công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa thông dụng đã được chuẩn hóa, hướng dẫn chi tiết theo Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mời thầu cũng như tăng cơ hội dự thầu cho các nhà thầu. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, hiện nay tình trạng cài cắm tiêu chí gây hạn chế cạnh tranh vẫn tiếp diễn tại một số gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, gây bức xúc từ phía nhà thầu.
Quy định rõ hơn trong việc xác định hàng hóa tương tự sẽ tạo thuận lợi để đánh giá hợp đồng tương tự và tăng tính cạnh tranh cho gói thầu mua sắm hàng hóa. Ảnh: Tiên Giang

Gói thầu mua sắm hàng hóa: Đổi mới trong đánh giá năng lực, kinh nghiệm

(BĐT) - Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực ngày 1/8/2022 sẽ phân tách rõ tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm (NLKN) trong gói thầu mua sắm hàng hóa đối với 2 đối tượng nhà thầu là nhà thầu thương mại, đại lý phân phối và nhà thầu là nhà sản xuất. Cùng với đó, sẽ dùng mã phân loại hàng hóa của hải quan để xác định tính chất tương tự.
Nhà thầu nỗ lực tìm đơn hàng sau thời gian dài ngưng trệ do dịch khiến các gói thầu hàng hóa đấu thầu qua mạng cạnh tranh mạnh hơn. Ảnh St

Mua sắm hàng hóa qua mạng thu hút nhà thầu

(BĐT) - Số liệu báo cáo kết quả đấu thầu qua mạng tháng 2/2022 của Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia cũng như khảo sát của phóng viên Báo Đấu thầu cho thấy tín hiệu tích cực, rõ nét nhất là lĩnh vực mua sắm hàng hóa. Sau thời gian dài bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, tỷ lệ nhà thầu tham gia các gói thầu qua mạng đã tăng lên đáng kể, tạo nên sức cạnh tranh cho các gói thầu.
Một số bên mời thầu vẫn yêu cầu giấy phép bán hàng đối với máy tính, máy tính bảng, máy in…, những sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa và sẵn có trên thị trường. Ảnh: Tiên Giang

Lạm dụng yêu cầu giấy phép bán hàng với hàng thông dụng

(BĐT) - Quy định về việc không được yêu cầu giấy phép bán hàng, giấy xác nhận đối tác hoặc các tài liệu tương tự khi mời thầu các gói thầu hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường đã được đưa vào hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu từ lâu. Tuy nhiên, tình trạng tùy tiện đưa yêu cầu giấy phép bán hàng vào hồ sơ mời thầu (HSMT) vẫn tái diễn, thậm chí có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.
Nhiều tiêu chí mang tính địa phương hóa được nhiều bên mời thầu đưa ra để chốt chặn nhà thầu đến từ địa phương khác. Ảnh: Nhã Chi

“Đọc vị” các chiêu bài cài cắm địa phương

(BĐT) - Nhiều gói thầu gần đây bị tiêu chí địa phương, cục bộ tác động đến tính minh bạch, hiệu quả. Dù Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thực thi, trong đó có Chỉ thị số 47 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 03 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nghiêm cấm nhưng các hành vi này trong xây dựng hồ sơ mời thầu (HSMT) vẫn tồn tại.
Gói thầu “Cung cấp và lắp đặt nội thất đồ gỗ cho trụ sở mới Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” áp dụng phương thức 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ. Ảnh minh họa

Gói thầu do Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư: Nhà thầu có quyền kiện ra Tòa

(BĐT) - Câu chuyện có hay không túi riêng biệt đựng tất cả các hồ sơ đề xuất tài chính (HSĐXTC) đã được niêm phong và ký xác nhận trong quá trình đấu thầu Gói thầu “Cung cấp và lắp đặt nội thất đồ gỗ cho trụ sở mới Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” đến nay vẫn còn tranh cãi giữa bên mời thầu và nhà thầu. Cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu và chuyên gia nói gì về trường hợp này?
Áp dụng phương thức đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ cho gói thầu mua sắm hàng hóa

Áp dụng phương thức đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ cho gói thầu mua sắm hàng hóa

(BĐT) - Chỉ những gói thầu mua sắm hàng hóa có quy mô nhỏ mới được phép áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ; khi tổ chức đấu thầu gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu trên 10 tỷ đồng (không phải là gói thầu quy mô nhỏ) phải áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ theo quy định tại Điều 29 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.
Một số mặt hàng thuốc, vật tư y tế không có nhà thầu tham dự

Một số mặt hàng thuốc, vật tư y tế không có nhà thầu tham dự

(BĐT) - Bộ Y tế cho biết, năm 2015, Bộ Y tế và các đơn vị trực thuộc đã phê duyệt 932 gói thầu mua sắm sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên theo quy định tại Điểm d, đ, e và g Khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu 2013, trong đó tập trung chủ yếu là các gói thầu mua sắm hàng hóa (790 gói thầu với tổng giá trị kế hoạch được phê duyệt là 12.854.005 triệu đồng).