#Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Ngày 21/6, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường tiếp tục thảo luận về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Thảo luận Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đề nghị quy định rõ ràng để minh bạch thu hồi đất

(BĐT) - Tiếp tục Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 21/6, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đánh giá, Dự thảo Luật lần này đã làm rõ nhiều khía cạnh để đảm báo tính khả thi của pháp luật. Tuy vậy, liên quan đến vấn đề thu hồi đất, nhiều ý kiến tiếp tục đề nghị Ban soạn thảo cần hoàn thiện với việc quy định rõ ràng hơn về thu hồi đất để tránh gây vướng mắc trong thực thi khi Luật được ban hành.
Cần nhận diện rõ từng chủ thể trong hoạt động định giá đất, thẩm định giá đất, quyết định giá đất để có biện pháp “bảo đảm tính độc lập”. Ảnh: Bảo Tín

Định giá đất: Cần phải được “luật hóa” chính xác

(BĐT) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định việc định giá đất “theo nguyên tắc thị trường” đã thay thế cho kiểu “tư duy định tính” trước đây, nhưng Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, cần phải được “luật hóa” chính xác.
Theo HoREA, việc quy định ban hành bảng giá đất định kỳ 2-3 năm một lần là phù hợp với thực tiễn. Ảnh: Ngô Ngãi

HoREA kiến nghị ban hành “bảng giá đất định kỳ 2 - 3 năm một lần”

(BĐT) - Để xây dựng hoàn thiện chính sách tài chính về đất đai, giá đất tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã kiến nghị lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên không ban hành bảng giá đất hàng năm mà chỉ ban hành bảng giá đất định kỳ 2 - 3 năm một lần.
Mục đích đưa ra kiến nghị trên là để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)

Kiến nghị miễn tiền sử dụng đất đối với các dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

(BĐT) - Tiếp tục góp ý cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho “miễn tiền sử dụng đất” đối với các dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá học sinh, sinh viên, nhà ở cho lực lượng vũ trang, nhà ở công vụ, nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước, xây dựng lại nhà chung cư.
Cơ chế thu hồi đất phải giải quyết được những vướng mắc, điểm nghẽn trong giải phóng mặt bằng và triển khai dự án, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Ảnh: Tiên Giang

Rành mạch cơ chế thu hồi đất để giảm khiếu kiện

(BĐT) - Thu hồi đất, trưng dụng đất là 1 trong 8 nhóm vấn đề Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhận được ý kiến đóng góp của đông đảo Nhân dân, với gần 1 triệu ý kiến. Nhiều đại biểu Quốc hội chuyên trách nêu quan điểm xây dựng Luật với mong muốn, cơ chế thu hồi đất phải được quy định cụ thể, rành mạch để tránh phát sinh khiếu kiện về đất đai. Theo thống kê, tình trạng khiếu kiện về đất đai thời gian qua chiếm tới 70% các khiếu kiện của người dân gửi đến Ban Dân nguyện của Quốc hội.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành trình bày Tờ trình về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trước Quốc hội sáng 1/11/2022 (ảnh: QH)

Nhiều điểm mới trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

(BĐT) - Tiếp tục Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng nay (1/11), thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành trình bày Tờ trình về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trước Quốc hội và cho biết có nhiều điểm mới trong dự thảo Luật lần này.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đưa ra tiêu chí, khu đất được lựa chọn để đấu thầu dự án sử dụng đất phải bảo đảm điều kiện đã có quy hoạch chi tiết 1/500. Ảnh: Tiên Giang

Lựa chọn quỹ đất để đấu thầu dự án: Tiêu chí nào bảo đảm khả thi?

(BĐT) - Theo nhiều địa phương, đấu thầu dự án sử dụng đất (DASDĐ) là phương thức dễ thực thi, công khai, minh bạch khi thực hiện giao đất, cho thuê đất, huy động nguồn lực của nhà đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng. Góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), một số ý kiến cho rằng, quy định pháp luật về đất đai nên đẩy mạnh cơ chế đấu thầu DASDĐ thông qua việc đưa ra các tiêu chí lựa chọn quỹ đất mang tính khả thi cao, kế thừa các quy định tốt hiện hành.