#dự án ODA
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn về các nội dung liên quan đến dự án ODA. Ảnh: Nam An

Hài hòa thủ tục trong nước và nước ngoài để đẩy nhanh tiến độ dự án ODA

(BĐT) - Trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 6/11 về các nội dung liên quan đến dự án ODA, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cần nghiên cứu một cách căn cơ hơn nữa để hài hòa thủ tục trong nước và nước ngoài, vừa bảo đảm chặt chẽ, vừa rút ngắn được thời gian.
Bình Dương thúc đẩy tiến độ các dự án ODA chuyên ngành nước thải

Bình Dương thúc đẩy tiến độ các dự án ODA chuyên ngành nước thải

(BĐT) - Ban Quản lý dự án chuyên ngành nước thải được UBND tỉnh Bình Dương giao làm chủ đầu tư nhiều dự án. Ban đang thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư 2 dự án gồm: Dự án Thoát nước và xử lý nước thải khu vực thị xã Bến Cát và Dự án Tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án Thoát nước và xử lý nước thải khu vực thị xã Bến Cát.
Năm 2022, Hà Giang giải ngân được 314,522 tỷ đồng vốn ODA, đạt 36% kế hoạch. Ảnh minh họa: Lê Tiên

Hà Giang: Loạt dự án ODA “tắc” giải ngân

(BĐT) - Đặc thù riêng biệt về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, văn hóa... giúp Hà Giang thu hút được nguồn vốn nước ngoài lớn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, hết năm 2022, Hà Giang nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân khá thấp so với mặt bằng chung của cả nước, đặc biệt là nguồn vốn ODA. UBND tỉnh Hà Giang đang đề ra một số giải pháp để cải thiện tình trạng này, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội.
Những quy định về quản lý dự án ODA đã được sửa đổi theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, tinh giản quy trình, thủ tục. Ảnh: Lê Tiên

Luật sửa 9 luật: Kỳ vọng đẩy nhanh tiến độ dự án ODA

(BĐT) - Từ ngày 1/3/2022, nhiều bước trong quy trình thực hiện dự án ODA sẽ được đơn giản hóa, phân cấp, phân quyền mạnh hơn theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật. Những sửa đổi này được kỳ vọng giúp các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thực hiện, giải ngân nhanh hơn trong thời gian tới.
Việc thực hiện một số thủ tục đấu thầu trước khi ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi giúp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA. Ảnh: Lê Tiên

Đẩy nhanh tiến độ đấu thầu tại dự án ODA

(BĐT) - Để thúc đẩy tiến độ, nâng cao hiệu quả dự án sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, một số quy định của Luật Đấu thầu đã được sửa đổi. Các quy định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2022, được đánh giá sẽ tháo “nút thắt” về thủ tục để đẩy nhanh giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM kiến nghị chấm dứt Dự án buýt nhanh BRT số 1 vì nhiều yếu tố liên quan chưa đồng bộ, khó đảm bảo hiệu quả khi khai thác. Ảnh: Lê Tiên

TP.HCM ngổn ngang dự án sử dụng vốn vay

(BĐT) - Làm việc với lãnh đạo TP.HCM, mối quan tâm hàng đầu của Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) Carolyn Turk là tiến độ các dự án mà nhà tài trợ này dành cho Thành phố. Mặc dù đã có nhiều cam kết và nỗ lực, thực tế các dự án sử dụng vốn ODA tại TP.HCM đang trì trệ, chậm tiến độ, thậm chí có dự án tiến thoái lưỡng nan.
Đến ngày 31/8, giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài ước đạt 7,94% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2020 đạt 21,26%). Ảnh: Lê Tiên

Phân cấp, gỡ vướng, đẩy nhanh tiến độ dự án ODA

(BĐT) - Với quan điểm tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, tinh giản quy trình, thủ tục, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã đề xuất sửa đổi một số quy định liên quan đến quy trình quản lý, thực hiện dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài. Việc sửa đổi này nhằm góp phần đẩy nhanh thực hiện và giải ngân dự án, tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản.
Giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài 7 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 7,52% kế hoạch (cùng kỳ năm 2020 đạt 17,15%). Ảnh: Song Lê

Mạnh tay với dự án ODA chậm tiến độ

(BĐT) - 7 tháng đầu năm 2021, các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài giải ngân rất chậm. Những giải pháp mạnh sẽ tiếp tục được thực hiện để thúc đẩy giải ngân nguồn vốn này. Trong chỉ đạo mới đây của lãnh đạo Chính phủ, những dự án chậm trễ phải đề xuất cắt giảm, điều chuyển vốn ngay trong tháng 8 này.
Tỉnh Thanh Hóa có nhu cầu vay lại 2.707 tỷ đồng vốn nước ngoài cho 13 dự án ODA trong giai đoạn 2021 – 2025. Ảnh: Lê Tiên

Đề xuất cơ chế đưa Thanh Hóa thành cực tăng trưởng mới

(BĐT) - Trong giai đoạn tới, tỉnh Thanh Hóa dự kiến đầu tư nhiều dự án lớn để phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, với mục tiêu phát triển Thanh Hóa thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và cả nước. Để có nguồn lực đầu tư, Thanh Hóa cần thêm những chính sách, cơ chế đặc thù.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Hoàn thành công trình xây dựng đường Trần Hoàng Na

(BĐT) - Theo Ban Quản lý Dự án ODA TP Cần Thơ, Gói thầu CT3-PW-2.2 của công trình xây dựng đường Trần Hoàng Na thuộc Dự án Phát triển TP Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị (Dự án 3), vốn vay Ngân hàng Thế giới đã hoàn thiện các hạng mục cuối cùng để đưa vào sử dụng trong dịp 30/4/2021.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng (giữa) và Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Pháp - Việt, bà Céline Charpiot-Zapolsky, chủ trì Tọa đàm Doanh nghiệp Việt - Pháp tại Paris, Pháp

Đối thoại cấp cao kinh tế Việt - Pháp lần thứ 6

(BĐT) - Ngày 4/11, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng và Quốc Vụ khanh Bộ châu Âu và Ngoại giao Pháp - Jean-Baptiste Lemoyne đồng chủ trì Kỳ họp đối thoại cấp cao kinh tế Việt - Pháp lần thứ 6 tại Paris, Cộng hòa Pháp.
Bộ KH&ĐT đã trình Chính phủ ban hành định hướng sử dụng, thu hút vốn ODA trong thời gian tới. Ảnh: Lê Tiên

Sẽ minh bạch, chặt chẽ trong quản lý vốn ODA

(BĐT) - Việc quản lý, giám sát các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời gian tới sẽ công khai, minh bạch hơn. Việc giải quyết thủ tục của các dự án ODA cũng sẽ nhanh hơn để bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn nhưng vẫn phải đáp ứng yêu cầu quản lý chặt chẽ nguồn vốn này.
Ảnh chỉ mang tính minh họa: Internet

Bộ GTVT xin sử dụng nguồn dự phòng đầu tư công trung hạn

(BĐT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, nhu cầu vốn đầu tư của ngành này trong giai đoạn 2016 - 2020 lên tới gần 1 triệu tỷ đồng, song vốn ngân sách nhà nước (NSNN) theo kế hoạch giao trong giai đoạn này chỉ cân đối, bố trí đáp ứng trên 30% nhu cầu. 
TP.HCM dự kiến giảm được 11 đầu mối sau khi sắp xếp lại các ban quản lý. Ảnh: Hoài Đức

Cuộc đại phẫu các ban quản lý tại TP.HCM

(BĐT) - Theo Sở Nội vụ TP.HCM, đơn vị xây dựng Dự thảo Ðề án “Sắp xếp lại các ban quản lý dự án của Thành phố, của quận/huyện, Ban Quản lý đầu tư các khu đô thị, Ban Quản lý đầu tư các dự án ODA”, trong thời gian tới sẽ có hàng loạt ban quản lý dự án, ban quản lý đầu tư bị xóa tên, sáp nhập hoặc phải điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ cho phù hợp.
Tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân giai đoạn 2011 - 2016 đạt khoảng 26,92 tỷ USD. Ảnh: Gia Khoa

Khẩn trương đánh giá hiệu quả các dự án ODA

(BĐT) - Chiều 9/8, tại Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã nghe báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011 - 2016”.