#doanh nghiệp tư nhân
Các chính sách trong thời gian tới cần được hoàn thiện theo hướng không chỉ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp gia nhập thị trường mà còn giúp doanh nghiệp sống sót và tăng trưởng. Ảnh: Lê Tiên

Doanh nghiệp tư nhân lớn và thách thức dẫn dắt tăng trưởng

(BĐT) - Gần 160 doanh nghiệp (DN) tư nhân rời khỏi bảng xếp hạng 500 DN tư nhân lớn nhất Việt Nam sau 2 năm ảnh hưởng dịch Covid-19, trong khi Việt Nam vẫn vắng bóng DN tư nhân lớn, đạt tầm cỡ thế giới. Giới nghiên cứu cho rằng, cần có những chính sách cụ thể hơn để xây dựng lực lượng DN tư nhân lớn, phát triển ổn định, chống chịu được các cú sốc từ bên ngoài và làm tăng hiệu quả của nền kinh tế.
Ảnh Internet

Doanh nghiệp tư nhân đang ở đâu trên hành trình ESG?

(BĐT) - PwC Việt Nam vừa ra mắt bổ sung Báo cáo về thực hành ESG trong doanh nghiệp tư nhân (DNTN) tại Việt Nam, trong đó nhận định, động lực chính thúc đẩy DNTN trong việc thực hành ESG là nhu cầu khách hàng, áp lực cạnh tranh, mong đợi từ nhà đầu tư và thu hút nhân tài. So với các doanh nghiệp niêm yết, DNTN linh hoạt hơn trong việc báo cáo về tác động và hiệu quả thực hành ESG của mình.
Để doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh và lan tỏa

Để doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh và lan tỏa

(BĐT) - Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn của Việt Nam cho thấy, doanh nghiệp tư nhân lớn là một trong những lực lượng quan trọng dẫn dắt sự phát triển kinh tế. Kết quả nghiên cứu 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VPE-TOP500) gợi mở nhiều điểm cần xem xét để có ứng xử chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho nhóm doanh nghiệp tư nhân lớn trưởng thành hơn nữa và có vai trò dẫn dắt.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Phát huy nội lực, nuôi dưỡng “đại bàng” nội

(BĐT) - Theo nhiều chuyên gia, muốn đạt được những mục tiêu phát triển đã đề ra, việc sử dụng, phát huy hiệu quả các nguồn lực, cả ngoại lực và nội lực là rất cần thiết. Vì thế, cần những chính sách song hành, vừa dọn tổ đón “đại bàng” ngoại, nhưng cũng cần nuôi dưỡng, phát huy nội lực, hình thành và phát triển “đại bàng” nội.
Việt Nam đã có tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, song số lượng vẫn còn rất khiêm tốn. Ảnh: Phú An

Để có nhiều “đại bàng” thuộc khu vực kinh tế tư nhân

(BĐT) - Được kỳ vọng trở thành động lực mới trong phát triển kinh tế, nhưng hiện tại đa phần doanh nghiệp tư nhân (DNTN) của Việt Nam chỉ có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Hiện tượng “thiếu DN cỡ vừa” cho thấy, dư địa để hình thành đội ngũ DNTN dẫn đầu, thúc đẩy tăng trưởng của toàn bộ một ngành, một chuỗi giá trị hoặc một cụm DN trong trung hạn là không nhiều.
Khu vực tư nhân đã có những bước phát triển đáng kể, nhưng còn khá khiêm tốn so với tiềm lực, chưa thể trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Để kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững

(BĐT) - Các doanh nghiệp tư nhân đã và đang phát triển rất năng động, đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, để khu vực doanh nghiệp này phát triển nhanh, bền vững và đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế, các chuyên gia cho rằng, cần thay đổi thực chất hơn nữa về môi trường kinh doanh, đồng thời, quyết liệt cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Trong những năm gần đây, một số tập đoàn kinh tế tư nhân lớn đã tham gia đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có tác động mạnh đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ảnh: Lê Tiên

Doanh nghiệp tư nhân tích cực cải thiện vị thế

(BĐT) - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), năm 2019, các nhiệm vụ phát triển kinh tế tư nhân đặt ra tại Nghị quyết số 98/NQ-CP tiếp tục được triển khai tích cực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần làm để nâng cao vị thế, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân đóng góp nhiều hơn nữa và trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.
Khu vực tư nhân Việt Nam hiện có rất nhiều triệu phú, tỷ phú USD. Ảnh: Lê Tiên

Để doanh nghiệp tư nhân không sợ lớn!

(BĐT) - Việt Nam đang hướng tới kết quả tăng trưởng ấn tượng trong năm 2019 trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động. Đóng góp vào thành công đó là lực lượng doanh nghiệp (DN) tiên phong cùng đội ngũ doanh nhân đông đảo.
Tỷ lệ nội địa hóa bình quân của Việt Nam mới đạt 33%, nên mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn thấp. Ảnh: Huấn Anh

Tiến lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu

(BĐT) - Nhắc đến câu chuyện Việt Nam chỉ mới thu “tiền lẻ” khi tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh một lựa chọn không thể khác là doanh nghiệp phải đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ. Đồng thời, theo nhiều ý kiến, doanh nghiệp cũng cần tiếp tục được tháo gỡ khó khăn, mở rộng cơ hội tiếp cận nguồn lực hơn.
Khu vực kinh tế tư nhân trong nước còn quá nhỏ, tăng trưởng với tốc độ chưa đủ để nhanh chóng khẳng định vai trò của mình. Ảnh: Nhã Chi

Hai trở ngại đối với kinh tế tư nhân

(BĐT) - Trong trung và dài hạn, Việt Nam cần tập trung xử lý hai vấn đề cốt lõi đối với phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong nước để khu vực này trở thành động lực, tiến tới là động lực chủ yếu của phát triển kinh tế đất nước. Đó là tình trạng doanh nghiệp tư nhân (DNTN) không muốn “lớn” và nếu muốn lớn thì không lớn được. 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn cộng đồng doanh nghiệp tư nhân đóng góp nhiều hơn cho chất lượng, hiệu quả tăng trưởng, giải quyết việc làm… Ảnh: Hiếu Nguyễn

Doanh nghiệp tư nhân cần chú trọng phát triển nội lực

(BĐT) - Ngày 17/6, tại Trụ sở Chính phủ, gặp mặt đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam và một số doanh nhân tiêu biểu, Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp tư nhân chú trọng hơn nữa phát triển nội lực, năng lực cạnh tranh, trong đó có con người và công nghệ, kể cả việc xây dựng thương hiệu.
Hàng năm, việc lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu sử dụng vốn nhà nước với tổng giá trị hàng trăm nghìn tỷ đồng đã tạo ra thị trường lớn cho doanh nghiệp nội. Ảnh: Quang Tuấn

Tạo sân chơi cạnh tranh cho doanh nghiệp tư nhân

(BĐT) - Pháp luật về đấu thầu đã tạo ra sân chơi cạnh tranh, minh bạch, rộng rãi cho các doanh nghiệp (DN) trong mọi lĩnh vực, thành phần có thể tham gia vào thị trường mua sắm công. Bên cạnh đó, những chính sách ưu tiên hàng hóa sản xuất trong nước trong đấu thầu đã tạo đầu ra cho nhiều hàng hóa Việt, giúp DN Việt có cơ hội lớn lên.
Doanh nghiệp cần tìm hướng đi mới, tham gia để trở thành một “mắt xích” của chuỗi cung ứng. Ảnh: Nhã Chi

Doanh nghiệp tư nhân: Nghĩ khác để thoát khỏi vòng luẩn quẩn

(BĐT) - Doanh nghiệp (DN) tư nhân tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là DN nhỏ và vừa. Không chỉ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, phân tán với kỹ thuật lạc hậu, họ còn gặp không ít khó khăn trong tiếp cận thị trường, vốn, đất đai... Nếu không được chính sách hỗ trợ và có cách nghĩ khác, họ sẽ chỉ mãi trong vòng luẩn quẩn đó, không thể lớn lên được.
Đối thoại Doanh nghiệp tư nhân cùng Chính phủ "bứt phá" diễn ra chiều ngày 15/3/2019. Ảnh: Việt Anh

Tiếp tục cải cách để bứt phá trong tăng trưởng kinh tế

(BĐT) - Việt Nam có cơ sở tốt để bứt phá tăng trưởng kinh tế trong năm 2019 cũng như những năm tiếp theo là nhận định của các chuyên gia kinh tế, CEO khối doanh nghiệp tư nhân (DNTN) tại Đối thoại DNTN cùng Chính phủ “bứt phá” diễn ra chiều ngày 15/3, tại Hà Nội.  Sự bứt phá này sẽ là nền tảng, cú hích quan trọng để khối DN tư nhân vượt qua thách thức, phát triển bứt phá.
Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu trong tương lai, với cải cách thật sự, Việt Nam sẽ thành “con hổ mới”. Ảnh: Lê Tiên

Ngọa hổ tàng long

(BĐT) - Đây là tên một bộ phim nổi tiếng. Nhưng chợt nghĩ nó là cách diễn tả phù hợp nhất đối với Việt Nam, không chỉ ở hiện tại.
Mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ có 1 triệu doanh nghiệp không phải là quá xa vời khi niềm tin đang được củng cố và thôi thúc. Ảnh: Tiên Giang

Rộng đường phát triển kinh tế tư nhân

(BĐT) - Khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, một chuyên gia kinh tế từng ví von, nếu coi nền kinh tế Việt Nam như con tàu cao tốc, thì đường ray chính là kinh tế thị trường, còn đầu máy chính là kinh tế tư nhân - động lực phát triển.
Các dự án xanh thường có tổng mức đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài. Ảnh: Lê Tiên

Tìm vốn đầu tư cho tăng trưởng xanh

(BĐT) - Việt Nam đã hình thành được hệ thống luật pháp, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân (DNTN) tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đầu tư vào tăng trưởng xanh (TTX).