#doanh nghiệp nhỏ và vừa
Cuộc họp lần thứ nhất Ủy ban Hợp tác về doanh nghiệp nhỏ và vừa và khởi nghiệp giữa Bộ KH&ĐT và Bộ Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Khởi nghiệp Hàn Quốc tổ chức ngày 28/8. Ảnh: Trung Hiếu

Thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - Hàn Quốc

(BĐT) - Ngày 28/8, Cuộc họp lần thứ nhất Ủy ban Hợp tác về doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và khởi nghiệp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và Bộ DNNVV và Khởi nghiệp Hàn Quốc được tổ chức nhằm triển khai các cam kết trong Biên bản ghi nhớ giữa 2 Bộ ký kết vào tháng 7/2024, từ đó, hiện thực hoá cơ hội hợp tác kinh doanh giữa DNNVV của 2 nước.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông và các đại biểu tham quan gian hàng tại Triển lãm các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hỗ trợ DNNVN tăng cường nội sinh, hướng tới phát triển bền vững

(BĐT) - Phát biểu tại Lễ tổng kết Dự án kỹ thuật “Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) phát triển ngành công nghiệp” tổ chức ngày 12/12, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông kỳ vọng những kết quả đạt được ban đầu của Dự án sẽ là nền tảng để các chuyên gia, tư vấn nỗ lực hơn nữa trong hỗ trợ DNNVV lớn mạnh và chủ động nâng cao năng lực nội sinh, đổi mới sáng tạo, nắm bắt cơ hội vì một nền kinh tế độc lập, tự chủ.
“Cửa hẹp” với nhà thầu độc lập là doanh nghiệp nhỏ và vừa

“Cửa hẹp” với nhà thầu độc lập là doanh nghiệp nhỏ và vừa

(BĐT) - Thời gian qua, chúng tôi có tham gia lựa chọn nhà thầu một số gói thầu có sử dụng vốn nhà nước. Trong quá trình tham gia đấu thầu, tôi nhận thấy một số bất cập trong việc lập hồ sơ mời thầu (HSMT), gây khó khăn cho sự tham gia của các nhà thầu độc lập là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc. Ảnh: Trương Gia

Hợp tác Việt - Hàn, tạo sức mạnh cộng hưởng hỗ trợ DN nhỏ và vừa

(BĐT) - Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam và Hiệp hội DNNVV Hàn Quốc đã được tổ chức chiều ngày 22/9, tại Hà Nội, dưới sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cùng đoàn đại diện các đơn vị quản lý và hiệp hội DNNVV hai nước.
DNNVV Việt Nam chiếm hơn 97% doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng sự phát triển của khối doanh nghiệp này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa tham gia được vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu (Ảnh minh họa: Internet)

Xây dựng bộ công cụ đánh giá DNNVV tiềm năng tham gia chuỗi giá trị

(BĐT) - Dự thảo Quyết định ban hành Bộ công cụ đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tiềm năng tham gia chuỗi giá trị đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện với mục đích ban hành bộ công cụ hỗ trợ các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV và các tổ chức liên quan có căn cứ áp dụng lựa chọn hỗ trợ.
Năm 2023 sẽ là một năm khó khăn với đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ảnh: Nhã Chi

Tăng “sức đề kháng” cho DNNVV, cách nào?

(BĐT) - Dự báo nền kinh tế năm 2023 phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) nhấn mạnh, các bộ ngành, địa phương cần tập trung triển khai các giải pháp để hỗ trợ, tăng “sức đề kháng” cho cộng đồng doanh nghiệp, nhất là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) - chủ thể chiếm 98% tổng số DN Việt Nam.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

SMEDF giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

(BĐT) - Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản gửi các đơn vị cũng như hiệp hội doanh nghiệp thông tin về việc hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) với mức lãi suất ưu đãi.
Để chuyển đổi số, doanh nghiệp cần chi phí đầu tư lớn cho công nghệ, tư vấn và đào tạo lại nhân sự. Ảnh: Nhã Chi

Hai trụ cột hỗ trợ DNNVV phục hồi, phát triển

(BĐT) - Doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang đứng trước những khó khăn, thách thức rất lớn trong quá trình hồi phục sau đại dịch Covid-19 cũng như tham gia chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế. Tại Hội thảo Thúc đẩy hỗ trợ chuyển đổi số (CĐS) và tiếp cận tài chính cho DNNVV tổ chức ngày 26/7, nhiều ý kiến cho rằng, đây chính là 2 trụ cột hỗ trợ DNNVV vượt qua thách thức và tăng tốc phục hồi, phát triển.
Theo Dự thảo Thông tư, mỗi doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ kinh phí thuê giải pháp chuyển đổi số trong thời gian không quá 5 năm. Ảnh: Lê Tiên

Tăng khả năng tiếp cận hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(BĐT) - Đặt mục tiêu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận chính sách hỗ trợ, Dự thảo Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tích cực hoàn thiện, dự kiến ban hành trong tháng 12/2021.
Doanh nghiệp mong được hỗ trợ về bảo hiểm xã hội cho người lao động. Ảnh minh họa: Internet

Gần 4.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa kêu cứu với Thủ tướng

(BĐT) - Gần 4.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu phía Nam, vừa ký đơn kiến nghị khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cần sớm ban hành các quyết sách hỗ trợ giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh và ổn định cuộc sống cho người lao động.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong dịch Covid-19, cần được tiếp cận vốn với lãi suất ưu đãi. Ảnh: Lê Tiên

Cần gói hỗ trợ tín dụng riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(BĐT) - Chính phủ đang thực thi một số giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch Covid-19. Trao đổi với Báo Đấu thầu, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, những giải pháp đó là phù hợp với điều kiện kinh tế và ngân sách hiện nay nhưng chưa đủ, cần nghiên cứu thêm gói hỗ trợ tín dụng dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số lĩnh vực chịu tác động mạnh bởi dịch Covid-19 và có tiềm năng hồi phục tích cực sau dịch.
Trong tháng 7/2021, cả nước có 8.740 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký gần 122,8 nghìn tỷ đồng, giảm lần lượt 22,8% và 25,3% so với tháng trước. Ảnh: Song Lê

Đẩy lùi dịch bệnh, DN mới sẽ tăng trở lại

(BĐT) - Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống, trong đó có hoạt động gia nhập thị trường của doanh nghiệp (DN). Song với những giải pháp quyết liệt, đồng bộ của Chính phủ trong chống “giặc” Covid-19, nhiều chuyên gia kinh tế bày tỏ tin tưởng, dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát, đẩy lùi, lượng DN thành lập mới sẽ tăng trở lại.
Việt Nam có khoảng 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chiếm 97%, đóng góp 45% GDP, 31% tổng thu ngân sách. Ảnh: Nhã Chi

Đề nghị EU hỗ trợ DNNVV Việt Nam tối đa lợi ích từ EVFTA

(BĐT) - Tại Hội nghị bàn tròn: “Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)” diễn ra cuối tuần qua tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Duy Đông đề nghị Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tích cực nghiên cứu, phối hợp với Chính phủ Việt Nam nhằm hỗ trợ DN Việt Nam tối đa hóa lợi ích từ Hiệp định.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông nhấn mạnh yêu cầu cần thiết phải tăng cường sức chống chịu của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ảnh: Trương Gia

Sẵn sàng hợp tác tạo điều kiện cho DNNVV vượt qua thách thức

(BĐT) - Tại Hội nghị Bộ trưởng Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) APEC lần thứ 26 diễn ra theo hình thức trực tuyến vừa qua, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông nhấn mạnh yêu cầu cần thiết phải tăng cường sức chống chịu của DNNVV nhằm vượt qua thách thức, biến nguy thành cơ.
Sự xuất hiện các ngành nghề kinh doanh mới dựa trên kinh tế số đang mang lại cơ hội thị trường mới cho doanh nghiệp Việt. Ảnh: Tường Lâm

Sôi động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

(BĐT) - Việt Nam đang được coi là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn ngoại khi có nhiều doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp sáng tạo giàu tiềm năng. Thực tế cho thấy, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) đã phát triển ngày càng mạnh mẽ, thổi bùng “ngọn lửa” đam mê kinh doanh của người Việt.
Đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa

7 xu hướng thúc đẩy chuyển đổi số

(BĐT) - Covid-19 đến nhanh như một cơn lũ, càn quét qua các nền kinh tế và để lại những hậu quả khủng khiếp với nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp. Ở khía cạnh tích cực, thì trong thách thức, Covid-19 giúp cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn nếu doanh nghiệp thực sự biết tận dụng cơ hội này.
Những năm gần đây đã xuất hiện những tập đoàn kinh tế lớn trong khu vực tư nhân (ảnh minh họa: Internet)

Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp tư nhân nhằm giảm tác động của Covid-19

(BĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về tình hình thực hiện Nghị quyết số 98/NQ-CP, trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tái cơ cấu khu vực tư nhân nhằm hạn chế tác động tiêu cực từ những bất ổn, đặc biệt đối với doanh nghiệp (DN) thuộc các ngành, lĩnh vực chịu tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19.