(BĐT) - Trong đấu thầu rộng rãi, việc đưa các yêu cầu mang tính cục bộ, địa phương vào hồ sơ mời thầu (HSMT) rất dễ gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu nhất định. Tuy nhiên, theo ghi nhận của Báo Đấu thầu, chỉ trong thời gian ngắn trở lại đây, nhiều gói thầu tư vấn trên địa bàn tỉnh Kon Tum thường xuyên bị phản ánh “địa phương hóa” HSMT, gây hạn chế cạnh tranh.
(BĐT) - Đưa tiêu chí địa phương (“địa phương hóa”) vào hồ sơ mời thầu (HSMT) là một trong những chiêu thức được nhiều chủ đầu tư, bên mời thầu áp dụng như “chốt chặn” trong đấu thầu. Mặc dù pháp luật đấu thầu hiện hành đã có quy định nhằm hạn chế hành vi này, song việc tuân thủ là chưa triệt để tại một số chủ đầu tư, bên mời thầu. Câu chuyện tương tự được ghi nhận tại 2 gói thầu tư vấn lập quy hoạch đang được Phòng Quản lý đô thị TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum) mời thầu.
(BĐT) - Dù đã được quy định là một trong những hành vi mang tính hạn chế cạnh tranh, song tình trạng “địa phương hóa” tiêu chí mời thầu vẫn còn khá phổ biến. Bên cạnh đó, một số gói thầu bị phản ánh yêu cầu các dạng chứng chỉ, chứng nhận của nhân sự làm khó nhà thầu.
(BĐT) - Hợp đồng tương tự để chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu là nội dung quan trọng nhằm tìm kiếm nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu (HSMT) đủ năng lực triển khai gói thầu. Trong nhiều năm qua, theo phản ánh của nhà thầu, đây cũng là nội dung dễ bị bên mời thầu lạm dụng, tự ý thay đổi các mẫu hướng dẫn để cài cắm tiêu chí gây hạn chế sự tham dự của nhà thầu.
(BĐT) - Đưa tiêu chí địa phương (“địa phương hóa”) vào hồ sơ mời thầu (HSMT) từ lâu đã trở thành một trong những chiêu thức được nhiều chủ đầu tư (CĐT), bên mời thầu (BMT) sử dụng như “chốt chặn” cạnh tranh trong đấu thầu. Khảo sát sơ bộ cho thấy tình trạng này đang trở nên phổ biến, đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BRVT) trong khoảng một năm trở lại đây, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đấu thầu tại địa phương này.
(BĐT) - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Gia Lai vừa phê duyệt quyết định hủy thầu (lần 2) đối với Gói thầu Cung cấp, lắp đặt bàn ghế học sinh năm 2022. Nguyên nhân hủy thầu được viện dẫn theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Luật Đấu thầu, do hồ sơ mời thầu (HSMT) không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(BĐT) - Tình trạng “địa phương hóa” hồ sơ mời thầu (HSMT) trước đây thường xuất hiện tại những gói thầu xây lắp, đang dần trở nên phổ biến hơn tại các gói thầu mua sắm, đặc biệt là mua sắm hàng hóa nhỏ lẻ. Đây cũng chính là căn nguyên phát sinh kiến nghị từ phía nhà thầu, làm giảm hiệu quả cạnh tranh tại không ít cuộc thầu.
(BĐT) - Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Lâm Đồng về tình hình thực hiện công tác đấu thầu trên địa bàn Tỉnh, năm 2021 có 1 gói thầu được Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu của Sở đề xuất UBND Tỉnh hủy thầu vì không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu (HSMT) và HSMT có tiêu chí gây hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Báo Đấu thầu, tình trạng này xảy ra khá phổ biến tại Lâm Đồng.
(BĐT) - UBND xã Cư Yên (huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) đang lựa chọn nhà thầu thực hiện Gói thầu số 01 Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án Trụ sở làm việc UBND xã Cư Yên. Trong quá trình mời thầu, một nhà thầu đã phản ánh về yêu cầu mang tính “địa phương hóa” tại hồ sơ mời thầu (HSMT) và một số tiêu chí được cho rằng định hướng sự tham gia của nhà thầu. Gói thầu được mở thầu vào ngày 24/10 với một nhà thầu tham dự.
(BĐT) - Tại 5 gói thầu thi công xây dựng, cung cấp thiết bị trường học do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và công trình công cộng huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng làm chủ đầu tư, trực tiếp mời thầu, hồ sơ mời thầu (HSMT) yêu cầu nhà thầu (cung cấp thiết bị) phải có trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện tại Lâm Đồng. Nhà thầu cho rằng, tiêu chí này không phù hợp và đã kiến nghị sửa HSMT, nhưng Chủ đầu tư vẫn bảo lưu ý kiến.
(BĐT) - Ngày 26/5/2021, Báo Đấu thầu có bài viết “Kém cạnh tranh vì “địa phương hóa” tiêu chí chọn nhà thầu”, phản ánh tình trạng hồ sơ mời thầu (HSMT) đưa ra một số tiêu chí gây khó khăn cho các nhà thầu đến từ địa phương khác. Đến nay, các gói thầu đã công bố kết quả. Liệu kết cục của các gói thầu này có đúng như dự đoán của đông đảo nhà thầu?