#công tác đấu thầu
Năm 2023, cả nước có 408.772 gói thầu được tổ chức thực hiện theo Luật Đấu thầu với tổng giá gói thầu là 982.149,06 tỷ đồng. Ảnh: Tiên Giang

Những chuyển động tích cực trong công tác đấu thầu

(BĐT) - Cơ chế, chính sách, pháp luật về đấu thầu tiếp tục được hoàn thiện; tỷ lệ tiết kiệm của một số hình thức lựa chọn nhà thầu, loại gói thầu ngày càng tăng; đấu thầu qua mạng vượt chỉ tiêu theo lộ trình… Đây là những chuyển động tích cực, cần tiếp tục được phát huy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu thời gian tới.
Các nhà thầu thi công 6 gói thầu thuộc Dự án thành phần Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội Khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (Đồng Nai) đã bị chấm dứt hợp đồng. Ảnh minh họa: SL

Siết chặt công tác đấu thầu, không để lọt nhà thầu yếu

(BĐT) - Lãnh đạo hàng loạt địa phương đang quyết liệt chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu năm 2023, siết năng lực đội ngũ nhà thầu để đảm bảo tiến độ các dự án đầu tư công. Đây được xem là biện pháp căn cơ bởi để xảy ra tình trạng nhà thầu thi công bê bối, chậm tiến độ, bị cảnh cáo, phạt hợp đồng, thậm chí thay thế giữa chừng đồng nghĩa với việc các dự án bị chậm trễ kéo dài, giảm hiệu quả đầu tư.
Cần cơ chế bảo vệ người làm công tác đấu thầu trong lĩnh vực y tế

Cần cơ chế bảo vệ người làm công tác đấu thầu trong lĩnh vực y tế

(BĐT) - Chính phủ vừa ban hành 2 văn bản gỡ vướng cho ngành y tế trong công tác đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, gồm có Nghị định số 07/2023/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định số 98/2021/NĐ-CP) và Nghị quyết số 30/NQ-CP. Những giải pháp này là rất cần thiết, song đây mới chỉ là giải pháp tình thế, chưa giải quyết được triệt để những vấn đề bất cập hiện nay.
Ảnh minh họa: Internet

Bộ GTVT tiết kiệm hơn 3.524 tỷ đồng qua đấu thầu năm 2022

(BĐT) - Năm 2022, thông qua lựa chọn nhà thầu cho 1.358 gói thầu với tổng giá gói thầu là 82.648,8 tỷ đồng, tổng giá trúng thầu là 79.124,2 tỷ đồng, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã tiết kiệm được 3.524,6 tỷ đồng (tương đương 4,3% tổng giá gói thầu). 
Nhiều gói thầu xây lắp quy mô lớn, có tính chất phức tạp, nhưng các tiêu chí của hồ sơ mời thầu để đánh giá được xây dựng thông thoáng, rõ ràng. Ảnh: Song Lê

“Siêu ban” và những bộ hồ sơ mời thầu chuẩn mực

(BĐT) - Theo dõi công tác đấu thầu, đặc biệt là khâu xây dựng hồ sơ mời thầu tại các ban quản lý dự án (QLDA) chuyên nghiệp thời gian qua cho thấy tín hiệu đáng mừng khi các ban này đang làm tốt vai trò đi đầu, gương mẫu thực thi pháp luật về đấu thầu. Việc tuân thủ nghiêm túc cũng như cập nhật liên tục các quy định hiện hành khi xây dựng hồ sơ mời thầu tại các bên mời thầu (BMT) này khiến mỗi gói thầu là cơ hội rộng rãi cho đông đảo nhà thầu.
Sau 3 tháng đưa Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia mới vào hoạt động, đã có khoảng 35.000 gói thầu được đấu thầu qua mạng với tổng giá trị 216.438 tỷ đồng. Ảnh: Lê Tiên

Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu

(BĐT) - Năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành khối lượng lớn công việc liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đấu thầu trên nhiều bình diện và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Phóng viên Báo Đấu thầu đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Hào Hùng, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (QLĐT) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) về những việc đã làm được năm 2022 và định hướng trong năm 2023 để hoàn thiện, làm tốt hơn nữa công tác quản lý đấu thầu ở Trung ương.
Hiện, Dự án đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi chưa triển khai thi công gói thầu nào ngoài hiện trường. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Dự án đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi: Trắc trở và dang dở trăm bề

(BĐT) - Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1 đoạn Yên Viên - Ngọc Hồi được phê duyệt đầu tư năm 2008 với tổng mức đầu tư 19.460 tỷ đồng. Quá trình triển khai Dự án bị ảnh hưởng lớn bởi vụ việc tư vấn JTC của Nhật Bản đưa hối lộ và đến nay vẫn dừng ở bước giải phóng mặt bằng. Dự án khởi động bởi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, rồi được trả về Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và mới đây Bộ GTVT làm thủ tục bàn giao lại cho UBND TP. Hà Nội.
Chủ trương đầu tư Dự án Cải tạo, mở rộng Quốc lộ 13 theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT đã được phê duyệt với tổng mức đầu tư dự kiến là 1.367 tỷ đồng. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Đầu tư cải tạo tuyến Quốc lộ 13: Đẩy nhanh công tác đấu thầu

(BĐT) - Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 bị kéo dài nhiều năm đã khiến cả TP.HCM lẫn Bình Dương đều sốt ruột bởi đây là tuyến đường huyết mạch, kết nối các khu vực phát triển năng động nhất của 2 địa phương. Năm 2022, hai địa phương quyết tâm đầu tư dự án đường bộ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM và Bình Dương.
Có nhiều dự án lớn do Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh triển khai như Dự án Đầu tư xây dựng nâng cấp hệ thống đê biển Trà Vinh (giai đoạn II) với 12 gói thầu. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Nhiều chủ đầu tư coi nhẹ báo cáo công tác đấu thầu

(BĐT) - Khảo sát báo cáo hoạt động đấu thầu năm 2020 của các địa phương nổi lên tình trạng có nhiều đơn vị không gửi báo cáo. Điều đáng nói, tại một số tỉnh, có tới hàng chục đơn vị không gửi báo cáo hoạt động đấu thầu. Tình trạng này dẫn tới nhiều hệ lụy, kỷ cương đấu thầu bị coi nhẹ, khiến khoảng trống thông tin về đấu thầu gia tăng.
Có ý kiến đề xuất không giao chủ đầu tư cho các đơn vị nhiều lần không thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về công tác đấu thầu theo quy định. Ảnh minh họa: Tiên Giang

Kiến nghị xử lý nghiêm các chủ đầu tư tắc trách

(BĐT) - Nhiều báo cáo về hoạt động đấu thầu năm 2020 của các địa phương ghi nhận tình trạng chất lượng báo cáo công tác đấu thầu của các chủ đầu tư không đạt yêu cầu: thiếu và sai sót về số liệu, không theo biểu mẫu quy định, thuyết minh sơ sài, gửi báo cáo chậm so với quy định...
Chỉ thị số 03 của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT yêu cầu kịp thời khắc phục, đẩy lùi tiêu cực, tăng cường hiệu quả, hiệu lực thực thi pháp luật về đấu thầu. Ảnh: Lê Tiên

Tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật về đấu thầu

(BĐT) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-BKHĐT về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu, tăng cường hiệu lực, hiệu quả và đẩy lùi tình trạng tiêu cực, vi phạm trong đấu thầu (gọi tắt là Chỉ thị số 03). Chỉ thị này cũng yêu cầu thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Mục đích của việc kiểm tra là để hỗ trợ, chấn chỉnh các chủ đầu tư, bên mời thầu không mắc lại những lỗi, vi phạm ở những gói thầu/dự án triển khai tiếp theo. Ảnh: Ngô Ngọc Anh

Quản chặt thực hiện kết luận kiểm tra

(BĐT) - Việc thực hiện các kết luận thanh, kiểm tra, trong đó có kết luận thanh, kiểm tra liên quan đến công tác đấu thầu, dường như vẫn chưa nghiêm, hiệu quả thực hiện các kết luận này thời gian qua chưa được như kỳ vọng.
Phải nâng chất lượng thì hàng nội mới cạnh tranh được với hàng ngoại trong các gói thầu sử dụng vốn nhà nước. Ảnh: Lê Tiên

Quyết liệt đưa hàng Việt vào đấu thầu

(BĐT) - Mặc dù kết quả thực hiện Chỉ thị 494/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước đã có nhiều điểm tích cực, nhưng thực tế triển khai chỉ thị này vẫn gặp khó khăn, vướng mắc.