Ảnh minh họa |
Trong đó, Nghị định số 37/2018/NĐ-CP ngày 10/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự. Nghị định được ban hành nhằm góp phần bảo đảm thực thi các quy định có liên quan của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13.
Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Nghị định gồm 4 chương, 33 điều, hướng dẫn về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo và cơ chế sử dụng ngân sách địa phương đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, cụ thể: Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; cơ chế sử dụng ngân sách địa phương đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức tài chính nhà nước của địa phương, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo nhận đầu tư đối với hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Nghị định gồm 8 chương, 61 điều, quy định về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, cụ thể: Đối tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp; những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương; quản lý người tham gia bán hàng đa cấp; hoạt động bán hàng đa cấp;...
Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Nghị định gồm 5 chương, 73 điều, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cụ thể: Quy định chung về: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính; các hình thức xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp khắc phục hậu quả; mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập; hình thức xử phạt và mức xử phạt trong lĩnh vực kế toán đối với hành vi vi phạm về: Công tác kế toán; thi chứng chỉ kế toán viên và cập nhật kiến thức cho kế toán viên hành nghề, người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;...
Nghị định số 42/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ bãi bỏ một số Nghị định của Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng. Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với khoản 1 Điều 12 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực thi, áp dụng pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.
Quyết định số 10/2018/QĐ-TTg ngày 01/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam liên quan đến các quy định về: Điều kiện tạm nhập khẩu miễn thuế xe ô tô, xe gắn máy; điều kiện chuyển nhượng xe ô tô.
Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số gồm 10 điều quy định về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước, cụ thể: Nguyên tắc thực hiện lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; tiêu chí, đối tượng, điều kiện lựa chọn người có uy tín; chế độ, chính sách đối với người có uy tín; thủ tục công nhận và đưa ra khỏi danh sách người có uy tín.