#vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chuỗi cung ứng trong nước là một trong những giải pháp quan trọng để duy trì lợi thế trong cuộc đua thu hút đầu tư nước ngoài. Ảnh: Tuấn Anh

Củng cố lợi thế trong cuộc đua thu hút FDI toàn cầu

(BĐT) - Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng là thông tin tích cực trong bối cảnh sắp đến thời điểm các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu bắt đầu được áp dụng từ năm 2024. Tuy nhiên, trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu suy giảm và có nhiều điều chỉnh, cuộc đua thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng gay gắt, đòi hỏi Việt Nam phải không ngừng củng cố hơn nữa lợi thế cạnh tranh.
Tính đến ngày 20/7/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD, bằng 88,9% so với cùng kỳ năm 2020. Ảnh: Lê Tiên

Cạnh tranh lớn dần trong thu hút FDI

(BĐT) - Tác động bởi đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư kéo dài từ cuối tháng 4 đến nay, đặc biệt là diễn biến phức tạp trong tháng 7 vừa qua, đã có những ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Vì thế, cần những giải pháp kịp thời, thích ứng với bối cảnh dịch để Việt Nam không bị lỡ nhịp trong cuộc cạnh tranh thu hút FDI đang ngày càng gay gắt.
Từ đầu năm đến 20/5/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 14 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020. Ảnh: Lê Tiên

Thu hút FDI 5 tháng: Việt Nam duy trì sức hấp dẫn

(BĐT) - Số liệu thu hút, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 5 tháng đầu năm 2021 cho thấy, Việt Nam vẫn là địa điểm đầu tư hấp dẫn, an toàn, một trong những lựa chọn hàng đầu trong làn sóng dịch chuyển FDI. Theo nhiều ý kiến, cơ hội phía trước rất lớn và Việt Nam sẽ cần đi nhanh hơn trong cuộc chiến Covid-19 để bảo toàn những lợi thế có được từ việc kiểm soát tốt dịch bệnh thời gian qua, đồng thời tạo thêm lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua mới.
Kết quả phát triển kinh tế và chống dịch thành công năm 2020 tạo ra lợi thế mới, tăng uy tín, hình ảnh của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: Lê Tiên

Đón dòng vốn chất lượng cao

(BĐT) - Việt Nam đang có những cơ hội, lợi thế để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và năm 2021 có thể coi là năm bản lề chuẩn bị điều kiện tốt nhất “dọn ổ đón đại bàng”, trong một cuộc chơi cùng thắng. Báo Đấu thầu đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Toàn - chuyên gia kinh tế, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, xung quanh câu chuyện này.
Để tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2021 - 2025 trung bình đạt 6,5%, lượng vốn FDI thu hút cần đạt khoảng 6,17% GDP, tương đương hơn 102 tỷ USD. Ảnh: Lê Tiên

Đón vốn dịch chuyển: Cơ hội không dễ dàng

(BĐT) - Theo nhiều chuyên gia, Việt Nam có cơ hội tham gia vào quá trình tái phân bổ các cơ sở sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, cơ hội tham gia của Việt Nam không dễ dàng bởi tác động của số hóa, chủ nghĩa bảo hộ, sự hạn chế về năng lực hấp thụ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng như khả năng liên kết với doanh nghiệp FDI của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước.
Việt Nam đang có nhiều ưu thế trong việc đón nhận dòng vốn đầu tư dịch chuyển trên thế giới

Tín hiệu tích cực từ dòng vốn đầu tư dịch chuyển

(BĐT) - Giới chuyên gia cho rằng, sự giảm sút của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong 8 tháng qua cần được đặt trong bối cảnh dòng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực và thế giới đều suy giảm. Trong khi đó, điểm sáng đáng chú ý là làn sóng dịch chuyển vốn giữa các nước, Việt Nam đang nỗ lực tận dụng cơ hội này.
4 tháng đầu năm 2020, tổng vốn đầu tư trực tiếp đăng ký cấp mới, điều chỉnh và vốn góp mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 12,33 tỷ USD. Ảnh: Lê Tiên

Tín hiệu lạc quan từ sự dịch chuyển kép dòng vốn FDI

(BĐT) - Theo số liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 4 tháng đầu năm 2020 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) công bố, các chỉ số đều giảm so với cùng kỳ năm 2019. Điều này không quá bất ngờ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế toàn cầu. 
Không chỉ thu hút đầu tư có chọn lọc, trong bối cảnh hiện nay cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, toàn diện các dự án đầu tư. Ảnh: Tường Lâm

Tăng cường “bộ lọc” cho dòng vốn FDI

(BĐT) - Với tốc độ tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ trong 5 tháng qua, nhiều chuyên gia dự báo nhiều khả năng năm nay FDI sẽ lập kỷ lục mới. Mừng là vậy, nhưng không ít ý kiến lại bày tỏ băn khoăn về cơ cấu dòng vốn đầu tư, nhất là khi vốn đăng ký mới của Trung Quốc chiếm thế thượng phong, vượt Hàn Quốc, Nhật Bản.
Samsung mang lại kim ngạch xuất khẩu 53,3 tỷ USD năm 2017, chiếm gần 24,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Ảnh: Trần Việt Hưng

FDI - “đầu tàu” kéo xuất khẩu Việt Nam

(BĐT) - 30 năm qua, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) không chỉ tác động đến cơ cấu kinh tế, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, mà còn góp phần lớn vào các thành tích xuất khẩu, dẫn dắt hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Các nhà đầu tư Singapore với các khu công nghiệp VSIP giúp Việt Nam tạo dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho phát triển công nghiệp. Ảnh: Quang Tuấn

FDI - chất xúc tác thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

(BĐT) - Trong 30 năm qua, cùng với việc giải ngân các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một số ngành, sản phẩm mới đã được hình thành, tạo ra sự đa dạng của nền kinh tế, từ đó góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ảnh Internet

DN FDI đóng góp ít nhất cho ngân sách

(BĐT) - Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố một số đánh giá chủ yếu về mức độ phát triển doanh nghiệp (DN) tại các địa phương năm 2017 và giai đoạn 2010 - 2016. 
Lũy kế đến tháng 10/2017, các nhà đầu tư Mỹ đã “rót” vào Việt Nam khoảng 9,4 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp. Ảnh: Tường Lâm

Kỳ vọng tăng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam

(BĐT) - Được đánh giá là quốc gia có lợi thế trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) so với các nước trong khu vực, nhưng hiện nay dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn thiếu vắng những “ông lớn” đến từ Mỹ, châu Âu.
Ảnh Internet

Thu hút FDI tại Đồng Nai đạt 72,6% kế hoạch năm

(BĐT) - Theo Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Nai, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới và tăng thêm trong 7 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn Tỉnh là 726,2 triệu USD, đạt 72,6% kế hoạch năm. 
Ảnh Internet

Hơn 1 tỷ USD vốn FDI vào Hà Nội trong 6 tháng

(BĐT) - Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm, Thành phố đã thu hút được 269 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký 1.053 triệu USD, tương đương 23.166 tỷ đồng (bằng 55,2% so với cùng kỳ năm 2016). Số vốn thực hiện ước đạt 550 triệu USD.
Quý I/2017, Cục Thuế TP.HCM đã hoàn thành 15 hồ sơ thanh tra với tổng số thuế truy thu, truy hoàn và phạt gần 25,3 tỷ đồng. Ảnh: Nhã Chi

Bịt lỗ hổng chuyển giá ở doanh nghiệp FDI

(BĐT) - Chỉ tính 3 năm trở lại đây, tỷ lệ doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại TP.HCM kê khai lỗ chiếm khoảng 31,4%. Ngạc nhiên là các DN này vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Doanh nghiệp Việt gặp khó trong việc tham gia chuỗi cung ứng linh kiện cho các tập đoàn lớn. Ảnh: Nhã Chi

Liên kết DN nội để tham gia chuỗi cung ứng

(BĐT) - Nếu các doanh nghiệp (DN) nội địa chỉ mải mê “săn mồi” một mình mà thiếu đi tính liên kết lại để mạnh hơn thì chuyện hàng Việt khó “chen chân” vào chuỗi cung ứng của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ còn kéo dài.
Ảnh minh họa.

Hiệu ứng lan tỏa của các dự án FDI

(BĐT) - Năm 2016 lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục đạt được kết quả ấn tượng với hơn 24 tỷ USD vốn đăng ký; vốn thực hiện đạt gần 16 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015, đạt mức giải ngân cao nhất từ trước tới nay.